Tài trợ 250 triệu USD cho nỗ lực chống phân biệt chủng tộc nhằm vào người gốc Á
Các doanh nhân Mỹ gốc Á đã cùng nhau tài trợ một dự án đầy tham vọng nhằm chống lại tình trạng kỳ thị người gốc Á.
Phóng viên TTXVN tại New York dẫn tờ New York Times ngày 3/5 cho biết một nhóm các doanh nhân Mỹ gốc Á có tầm ảnh hưởng nhất đã cùng nhau tài trợ một dự án đầy tham vọng nhằm chống lại tình trạng kỳ thị người gốc Á đang diễn ra hiện nay và chi cho công tác nghiên cứu để có thể viết lại chương trình sách giáo khoa trong nhà trường, phản ánh rõ nét hơn vai trò của người gốc Á trong lịch sử nước Mỹ cũng như thu thập dữ liệu góp phần thay đổi các chính sách liên quan.
Tuần hành phản đối tình trạng bạo lực và gia tăng thù hận chống người gốc Á tại New York, Mỹ ngày 4/4/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo báo trên, các doanh nhân này đã cam kết tài trợ 125 triệu USD cho dự án có tên là Quỹ người Mỹ gốc Á (Asian American Foundation), đồng thời vận động tài trợ thêm được 125 triệu USD nữa từ các doanh nghiệp và tổ chức như Walmart, Ngân hàng Mỹ (Bank of America), Quỹ Ford và Hiệp hội Bóng rổ Quốc gia Mỹ (NBA). Đây là khoản tài trợ lớn nhất từ trước tới nay dành riêng cho nhóm người Mỹ gốc Á, hiện chiếm khoảng 6% dân số Mỹ.
Sáng kiến này được đưa ra trong bối cảnh làn sóng bạo lực chống người gốc Á ở Mỹ đang tăng cao. Trong một năm qua, tội phạm thù hận người gốc Á tăng vọt tới 169%, theo số liệu nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu thù hận do kỳ thị và chủ nghĩa cực đoan tại Đại học bang California. Trung tâm này theo dõi các loại tội phạm phân biệt chủng tộc ở 15 thành phố lớn tại Mỹ. Riêng tại thành phố New York, tội phạm kỳ thị, thù hận người gốc Á thậm chí còn tăng vọt tới 223%.
Trong số các doanh nhân tài trợ dự án này có Joseph Bae, đồng chủ tịch công ty cổ phiếu tư nhân KKR; Sheila Lirio Marcelo, người sáng lập Care.com; Li Lu, Chủ tịch quỹ Himalaya Capital; Joseph Tsai, đồng sáng lập và phó chủ tịch hãng công nghệ khổng lồ của Trung Quốc Alibaba; Jerry Yang, đồng sáng lập Yahoo; và Peng Zhao, giám đốc công ty chứng khoán Citadel Securities. Các doanh nhân cho rằng tình trạng người Mỹ gốc Á bị kỳ thị đã tồn tại từ lâu đã bị chính những người nắm vai trò hoạch định chính sách phớt lờ.
Bà Sonal Shah, Chủ tịch Quỹ Người Mỹ gốc Á cho rằng người Mỹ gốc Á thường được nhìn nhận là giàu có và thành công và chính “những huyền thoại về nhóm người thiểu số được coi là hình mẫu về tính bền bỉ và mạnh mẽ này” đã dẫn tới những sự thiếu hiểu biết nói chung về nhiều bất cập đang tồn tại.
Tại thành phố New York, người Mỹ gốc Á ít khi giành được chỗ trong các trường công danh giá và uy tín. Người Mỹ gốc Á chiếm 12% nhân lực lao động của nước Mỹ nhưng lại chỉ chiếm khoảng 1,5% số người có trong danh sách nhóm Fortune 500. Người Mỹ gốc Á cũng chỉ chiếm 3% ghế nghị viện.
Dự án mới được tài trợ 250 triệu USD này cũng đề ra sứ mệnh phải hướng tới điều chỉnh sự hiểu biết của công chúng về những khó khăn, thách thức mà người Mỹ gốc Á phải đương đầu đầu trong suốt chiều dài lịch sử nước Mỹ. Bà Shah cho rằng người Mỹ gốc Á rõ ràng là một phần lịch sử và văn hóa của nước Mỹ và đã đến lúc câu chuyện về nước Mỹ phải bao gồm cả những người gốc Á.
Người gốc Á ở Mỹ bị tấn công do ghét Trung Quốc?
Theo báo cáo của Stop AAPI Hate, tổ chức theo dõi các vụ kỳ thị nhằm vào người Mỹ gốc Á và người dân đến từ các đảo Thái Bình Dương ở Mỹ, có thể thấy rất rõ thái độ phản đối Trung Quốc là nguyên nhân dẫn đến tình trạng kỳ thị người gốc Á.
Video đang HOT
Người gốc Á ở Mỹ biểu tình chống thù hận - Ảnh: REUTERS
Các cuộc tấn công vào người gốc Á tại 16 thành phố lớn nhất của Mỹ vẫn tăng 164% trong 3 tháng đầu năm 2021, mức tăng được xem là vẫn cao trong chuỗi ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19, theo dữ liệu của cảnh sát Mỹ.
Dữ liệu của cảnh sát, do Trung tâm Nghiên cứu chủ nghĩa hận thù và cực đoan tại Đại học Bang California, ở TP San Bernardino, tổng hợp và cung cấp cho Đài VOA, cho thấy các sở cảnh sát đã điều tra tổng cộng 95 vụ tấn công nhằm vào người Mỹ gốc Á tại 16 trong số các thành phố đông dân nhất ở quốc gia trong quý đầu tiên của năm nay, trong khi cùng kỳ năm 2020 chỉ có 36 vụ.
16 thành phố nằm trong nghiên cứu bao gồm New York và Los Angeles, hai thành phố đông dân nhất của đất nước, chiếm khoảng 8% dân số Mỹ. Trong dữ liệu tội phạm căm thù mới nhất của FBI trên toàn nước Mỹ, 16 thành phố nằm trong nghiên cứu cũng chiếm hơn 21% tổng số tội phạm căm thù vào năm 2019.
Ông Brian Levin, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về sự căm thù và chủ nghĩa cực đoan, nhận định: "Các dữ liệu sơ bộ này cho thấy ở những thành phố lớn có lịch sử thu thập các báo cáo chống người châu Á lâu nhất, có mức độ tội phạm thù hận cao hoặc gia tăng kéo dài đến năm 2021. Chúng tôi ghi nhận nhiều tội ác thù hận hơn trong quý đầu tiên của năm 2021 ở các thành phố này so với tất cả các tội phạm trước đại dịch năm 2019. Và trong một số, hơn tất cả năm 2020".
Biểu tình chống thù hận với người gốc Á ở quảng trường Thời đại danh tiếng của TP New York (Mỹ), ngày 4-4 - Ảnh: REUTERS
"Khi nào thì tụi mầy mới chịu rời đi?"
Báo The Straits Times dẫn lời một người đến từ thành phố Milpitas ở Thung lũng Silicon, nơi có hơn 60% dân số là người gốc Á, kể lại việc bị một người đàn ông lớn tuổi quấy rầy khi đang mua sắm tại một cửa hàng.
Người này, một trong số 3.800 vụ việc được ghi nhận từ tháng 3-2020 đến tháng 2-2021, kể lại: "Tôi hỏi ông ta có chuyện gì và ông ấy trả lời 'Chuyện gì ư? Mày không được mua sắm ở đây!'. Tôi bối rối không biết phải làm sao, và ông ta tiếp lời Tụi tao đã xóa tên công ty của tụi mày ra khỏi danh sách, gửi trả sinh viên của tụi mày về nước... Khi nào thì tụi mày mới chịu rời đi? Tụi tao sẽ tước bỏ quyền công dân của tụi mày!'".
Một trường hợp khác đến từ Boston, bang Massachusetts, kể lại: "Tôi nhận được một email ngẫu nhiên từ một người không quen biết, bảo tôi hãy quay về Trung Quốc, đổ lỗi cho tôi về chính trị Trung Quốc, gọi người Trung Quốc là 'những cỗ máy vô lương tâm' và nói với tôi rằng nước Mỹ không cần tôi đến làm việc".
Tâm lý kỳ thị người gốc Á tăng vọt có liên quan đến cuộc đối đầu Mỹ - Trung và người Mỹ gốc Á lo ngại rằng căng thẳng Mỹ - Trung sẽ tiếp tục thổi bùng ngọn lửa phân biệt chủng tộc và bài ngoại nhằm vào họ.
Những người gốc Á ở Mỹ phải chịu đựng mũi dùi bạo lực này, dễ thấy nhất là vụ xả súng ở Atlanta trong tháng 3 vừa qua khiến 8 người thiệt mạng, 6 người trong số đó là phụ nữ châu Á.
Thế nhưng, hàng loạt vụ tấn công nhằm vào người gốc Á cũng có thể khiến Mỹ gặp khó khăn trong dài hạn, làm hoen ố danh tiếng toàn cầu và ảnh hưởng đến khả năng thu hút nhân tài đến từ châu Á.
Đặc biệt là hiện tượng này có thể gây tổn hại đến khả năng cạnh tranh của Mỹ trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) - những lĩnh vực mà Washington cam kết sẽ cạnh tranh với Bắc Kinh - nếu nó dẫn đến tình trạng chảy máu chất xám sang Trung Quốc như một số nhà lãnh đạo ngành công nghiệp lo ngại.
Phần lớn người Mỹ không có kỹ năng phân biệt những người châu Á có gốc gác hoặc tổ tiên khác nhau, và kết quả là bất cứ khi nào Trung Quốc bị công kích, người Mỹ gốc Á nói chung cũng chịu chung số phận".
Nhà văn người Mỹ gốc Việt Nguyễn Thanh Việt và nhà khoa học chính trị Janelle Wong của Đại học Maryland
Biểu tình chống những hành động thù ghét nhắm vào người gốc Á - Ảnh: REUTERS
Chủ nghĩa bài Trung Quốc gia tăng
Sự kỳ thị người gốc Á đã xuất hiện từ lâu ở Mỹ, ít nhất là từ những năm 1850, khi làn sóng người nhập cư châu Á đầu tiên đến bờ biển nước Mỹ khiến người dân địa phương lo lắng về việc lao động châu Á có mức lương thấp đe dọa sinh kế của họ.
Thế nhưng, tình trạng này đã trở nên trầm trọng hơn trong thời gian gần đây do đại dịch COVID-19 và những tuyên bố bài ngoại vô trách nhiệm của các chính trị gia đang tìm cách chối bỏ trách nhiệm về khả năng xử lý yếu kém cuộc khủng hoảng y tế ở Mỹ.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Health Education and Behaviour vào tháng 9-2020 cho thấy việc sử dụng cụm từ "virus Trung Quốc" và ngôn từ mang tính kỳ thị khác đã làm sâu sắc thêm định kiến về người Mỹ gốc Á, vốn đã giảm dần trong 13 năm trước đó.
Nói cách khác, những người Mỹ gốc Á bình thường nhận thấy mình là nạn nhân của các vụ tấn công, những người ngoài cuộc vô tội bị cuốn vào một cuộc tranh giành địa chính trị ngày càng gay gắt.
Một phân tích của tổ chức Stop AAPI Hate về 1.200 dòng tweet từ các ứng cử viên chính trị khi cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 tới gần cho thấy 84% các dòng tweet đề cập đến Trung Quốc và người Mỹ gốc Á đều tập trung chỉ trích Trung Quốc.
Tại một phiên điều trần trước Hạ viện về nạn kỳ thị người gốc Á vào ngày 18-3, chủ tịch Tổ chức Thúc đẩy công lý cho người Mỹ gốc Á, John Yang, nói: "Rõ ràng là Mỹ có những điểm khác biệt với Đảng Cộng sản Trung Quốc về các vấn đề liên quan đến nhân quyền, quyền tự do báo chí và tính minh bạch.
Tuy nhiên, những khác biệt như vậy không nên dẫn đến cái nhìn phiến diện về người Trung Quốc hoặc những lời miêu tả mà không tách biệt được giữa chính phủ với người dân và nền văn hóa".
Trung tâm nghiên cứu Pew gần đây đã phát hiện ra rằng 55% người Mỹ ủng hộ việc hạn chế sinh viên Trung Quốc đến học tại Mỹ, một quan điểm có nhiều khả năng nhận được sự ủng hộ của Đảng Cộng hòa và người Mỹ lớn tuổi hơn so với Đảng Dân chủ và giới trẻ Mỹ.
Các nhà phân tích cho rằng nguyên nhân của tình trạng trên là do sự suy giảm lòng tin và gia tăng nghi ngờ đối với chương trình tuyển dụng nhân tài nước ngoài của Chính phủ Trung Quốc.
Trong một bài bình luận của tờ Washington Post ngày 20-3-2021, nhà văn người Mỹ gốc Việt Nguyễn Thanh Việt và nhà khoa học chính trị Janelle Wong của Đại học Maryland viết: "Khi các quan chức bày tỏ sự lo ngại đối với Trung Quốc hoặc các nước châu Á khác, người Mỹ ngay lập tức chuyển sang một kịch bản chủng tộc đã lỗi thời, trong đó đặt câu hỏi về lòng trung thành, bổn phận và gốc gác của 20 triệu người Mỹ gốc Á".
Biểu tình chống những hành động thù ghét nhắm vào người gốc Á - Ảnh: REUTERS
Nhà hàng Việt ở Mỹ bị phá hoại Một nhà hàng Việt ở California bị kẻ phá hoại ném vỡ cửa kính, để lại tờ giấy nhắn với nội dung thù ghét. "Cửa kính giờ đã vỡ tan tành", Charlie Tran, chủ nhà hàng Le Bon tại Sunnyvale, California, nói hôm 26/4. Anh phát hiện nhà hàng bị phá hoại, cửa sổ phía trước bị đập vỡ vào chiều hôm trước....