Tái thả đại bàng đầu nâu quý hiếm về tự nhiên
Ngày 19/3, đại diện Vườn quốc gia Cúc Phương cho biết, Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật của Vườn đã thả cá thể đại bàng đầu nâu quý hiếm về môi trường tự nhiên vào chiều 18/3.
Chim đại bàng đầu nâu quý hiếm được tái thả về tự nhiên. (Ảnh: VQG Cúc Phương)
Tham gia tái thả chim đại bàng đầu nâu có các nhà khoa học Vườn quốc gia Cúc Phương, các chuyên gia, bác sĩ trực tiếp cứu hộ cá thể; Hoa hậu hoàn vũ Việt Nam năm 2017 H’Hen Nie, đại sứ của tổ chức cứu trợ hoang dã WildAid; anh Nguyễn văn Quế, là người đã chuyển cá thể đại bàng từ tỉnh Bắc Giang về Vườn quốc gia Cúc Phương .
Chim đại bàng đầu nâu (có tên khoa học là Aquila heliaca) là loại động vật rừng cực kỳ nguy cấp, quý hiếm thuộc nhóm IB danh mục các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ; có tên trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ IUCN.
Trước đó, cá thể chim đại bàng đầu nâu này được anh Nguyễn Văn Quế (trú tỉnh Bắc Giang) giao nộp cho Vườn quốc gia Cúc Phương cứu hộ, chăm sóc.
Sau khi được các bác sĩ, chuyên gia chăm sóc và điều trị, sức khỏe chim đại bàng đầu nâu tiến triển tốt, đủ điều kiện và được tái thả về tự nhiên.
Video đang HOT
Sau khi tiếp nhận, Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật, Vườn quốc gia Cúc Phương đã cùng nhóm các bác sĩ, chuyên gia nước ngoài làm việc cho tổ chức Save Vietnam Wildlife và Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình khám tổng quát lấy mẫu phân, máu để xét nghiệm bệnh và ký sinh trùng, chụp Xquang, siêu âm kiểm tra chuyên sâu.
Kết quả thăm khám cho thấy, cá thể chim đại bàng đã bị bắn trước đó và hiện còn một mảnh đạn vẫn đang găm ở vùng cơ ngực, hệ thống tiêu hóa bị suy yếu.
Sau khi được chăm sóc và điều trị, sức khỏe chim đại bàng tiến triển tốt, đủ điều kiện và được tái thả về tự nhiên.
Ngắm những chú vượn đen quý hiếm tinh nghịch giữa đại ngàn Cúc Phương
Loài vượn đen má hung ước tính chỉ có khoảng 90 đàn còn tồn tại ngoài tự nhiên. Ở Việt Nam, loài này đang bị đe dọa tuyệt chủng do nạn săn bắt và chia cắt môi trường sống.
Vượn đen má hung là loài động vật được phân bố chủ yếu ở Trung Lào và Việt Nam. Ớ Việt Nam, loài này đang bị đe dọa tuyệt chủng do nạn săn bắt và chia cắt môi trường sống.
Số lượng quần thể ngày càng bị suy giảm nên loài này có thể được liệt kê trong danh sách loài có nguy cơ bị tuyệt chủng cao. Ước tính chỉ có khoảng 90 đàn còn tồn tại ngoài tự nhiên.
Vượn đen má hung khi trưởng thành có chiều dài thân khoảng 60 - 80 cm, cân nặng tầm 7 kg.
Con đực thường có màu đen, túm lông 2 bên má màu vàng. Con cái thường có màu vàng tươi hoặc màu cam nhạt, thường có chỏm lông màu đen ở phần đỉnh đầu.
Tại Vườn quốc gia Cúc Phương, sau một thời gian chăm sóc đặc biệt, đến nay 10 cá thể của 2 loài (vượn đen má hung và voọc mông trắng) được sống trong môi trường bán hoang dã.
Ngày và đêm chúng tha hồ đi kiếm ăn trong rừng.
Cứ đều đặn 8h30 hàng ngày, các chuyên gia tại Trung tâm cứu hộ các loài linh trưởng quý hiếm sẽ gọi chúng về cho ăn, đồng thời quan sát tình hình sức khỏe.
Vượn đen má hung sống chủ yếu theo gia đình từ 3 - 5 cá thể bao gồm bố mẹ và các con. Mỗi đàn sống trong một lãnh thổ riêng.
Chúng thường bảo vệ lãnh thổ của mình bằng cách hú to. Mỗi lần hú thường kéo dài khoảng 15 phút.
Thức ăn của vượn má hung thường là lá cây, chồi non, trái cây và côn trùng.
Loài vượn này thường bắt đầu sinh sản vào năm thứ 7, thứ 8. Chúng thường mang thai trong khoảng 7 - 8 tháng. Hai năm vượn đen má hung đẻ một lần, mỗi lần một con.
Loài bồ câu siêu quý hiếm bỗng nhiên xuất hiện trở lại sau 140 năm mất tích Một sinh vật bí ẩn đã biến mất 140 năm nay xuất hiện trở lại. Đó là loài bồ câu đầu đen quý hiếm, 'một loài chim có kích thước lớn, sống trên mặt đất' với 'đuôi rộng và dẹt về hai bên,' chỉ sống trên hòn đảo ngoài khơi bờ biển phía đông của Papua New Guinea. Các chuyên gia nghiên cứu...