Tái tạo nguồn lợi thủy sản trên lòng hồ thủy điện sông Ba Hạ
Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6) và Tháng hành động vì môi trường năm 2022, ngày 1/6, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên, Công ty Cổ phần thủy điện sông Ba Hạ tổ chức lễ thả 50.000 cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản trên lòng hồ thủy điện sông Ba Hạ, huyện Sơn Hòa.
Nghi lễ thả 50.000 con cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản lòng hồ thủy điện sông Ba Hạ.
Nhà máy thủy điện sông Ba Hạ nằm trên bậc thang cuối cùng của dòng sông Ba với diện tích mặt hồ trên 5.400ha và dung tích của hồ chứa là 350 triệu m3. Hoạt động thả cá giống trên lòng hồ thủy điện sông Ba Hạ góp phần phát triển bền vững nguồn lợi tự nhiên trong hồ chứa; đồng thời, nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ phát triển nguồn lợi thủy sản, ổn định sản xuất, cải thiện đời sống cho người dân sống khu vực lòng hồ thủy điện. Cá giống được thả là các loại cá nước ngọt bản địa có lợi ích kinh tế cao phù hợp với môi trường sinh thái địa phương như: trắm cỏ, trôi, chép, mè, rô phi… với tổng giá trị trên 50 triệu đồng.
Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Phú Yên Đào Quang Minh cho biết, hằng năm, Phú Yên đều thả các loài cá, tôm bản địa để tái tạo nguồn lợi thủy sản. Hoạt động thả cá giống tại lòng hồ thủy điện sông Ba Hạ có nhiều ý nghĩa thiết thực về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái nhằm bảo vệ, phục hồi nguồn lợi thủy sản đang ngày càng bị khai thác cạn kiệt; đồng thời làm sạch nguồn nước, bảo vệ môi trường, giữ cân bằng hệ sinh thái.
Thả cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản vùng hồ Hòa Bình
Ngày 12/8, tại vùng hồ sông Đà thuộc địa phận tỉnh Hòa Bình, Chi cục Thủy sản Hòa Bình phối hợp với các đơn vị tổ chức thả 35.000 con cá giống các loại gồm: cá lăng, cá chiên trắm, cá mè, cá trôi, cá diêu hồng...
Cán bộ Chi cục Thủy sản Hòa Bình thả cá giống xuống lòng hồ sông Đà.
Tại đây, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hòa Bình Hoàng Văn Son nhấn mạnh, việc thả cá giống tại vùng hồ Hòa Bình là một trong những nội dung nằm trong kế hoạch thả cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản vùng hồ sông Đà năm 2021.
Qua đó, tái tạo bảo vệ và phát triển đa dạng nguồn lợi thủy sản, tạo điều kiện cho phát triển nhiều giống loài mới theo quy định; đồng thời, khuyến khích người dân phát triển việc nuôi cá lồng bè tại khu vực vùng hồ Hòa Bình.
Những năm gần đây, hoạt động thả cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản đã được các cơ quan chức năng của tỉnh Hòa Bình tổ chức thường xuyên với quy mô và số lượng ngày càng lớn. Thông qua hoạt động này, các cơ quan chức năng nhanh chóng nắm bắt tình hình thích nghi và đánh giá chất lượng các loại giống thả bổ sung, giảm tỷ lệ hao hụt do những nguyên nhân như: cá chưa quen với môi trường, việc đánh bắt của người dân trong khu vực.
Cùng với đó, đảm bảo đàn các giống sau khi thả khỏe mạnh, đạt tỷ lệ sống cao nhất, có điều kiện để tồn tại, sinh trưởng và phát triển. Từ đó, góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo tồn, tái tạo và phát triển nguồn thủy sản trên vùng hồ sông Đà.
Thả cá giống xuống lòng hồ sông Đà.
Song song đó, hoạt động này tuyên truyền tới các tổ chức, cá nhân, người dân hiểu tầm quan trọng và trách nhiệm bảo vệ nguồn lợi thủy sản; thực hiện nuôi trồng, khai thác thủy sản gắn với bảo vệ môi trường, nghiêm cấm sử dụng chất nổ, chất độc, xung điện để khai thác thủy sản. Đồng thời, bổ sung nguồn lợi thủy sản, quản lý các giống loài thủy sinh; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và người dân cùng quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Hồ sông Đà thuộc địa phận tỉnh Hòa Bình có diện tích mặt nước 8.892 ha, được coi là khó tàng quý báu về các loại thủy sinh của vùng Tây Bắc với nhiều loài cá quý hiếm như: cá chiên, cá bỗng, cá lăng, cá rầm xanh, anh vũ và nhiều loại thủy sản quý khác. Nghề nuôi trồng, khai thác thủy sản đã mở ra cơ hội xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống cho hàng nghìn hộ dân vùng hồ.
Tuy nhiên, việc quản lý khai thác và tái tạo nguồn lợi thủy sản vùng hồ chưa được quan tâm đúng mức. Các hoạt động khai thác thủy sản quá mức; trong đó, có việc dùng các loại ngư cụ, phương tiện bị cấm của người dẫn đã dẫn đến nguồn lợi thủy sản bị suy giảm, một số loại đặc hữu có nguy cơ tuyệt chủng.
Ảnh hưởng từ khai thác thủy sản bằng máy bơm hút cát trên đầm Thị Nại Khai thác thủy sản bằng máy bơm hút cát đã bị nghiêm cấm trong hoạt động khai thác nguồn lợi thủy sản tại Bình Định. Tuy nhiên, gần đây, tình trạng này diễn ra rầm rộ trên đầm Thị Nại, huyện Tuy Phước, làm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên. Một máy bơm hút cát dùng để khai thác phễnh trên đầm...