Tại sao xuất binh mà không thấy tinh trùng?
Gần đây, mỗi lần yêu vợ xong, dù vẫn thấy khoái cảm nhưng tôi không thấy tinh trùng chảy ra. Tôi đi khám thì bác sĩ bảo là do xuất tinh ngược dòng. Xin cho biết nguyên nhân gây ra hiện trượng trên?Liệu có phải do cắt u tiền liệt tuyến không?
(Ngô Mạnh Hoan – Hưng Yên)
Trả lời
Xuất tinh ngược dòng là tình trạng một phần hay toàn bộ tinh trùng và tinh dịch không được phóng ra ngoài mà đi ngược qua cổ bàng quang để vào bàng quang.
Bệnh được chia làm hai loại: Xuất tinh ngược dòng hoàn toàn (toàn bộ tinh trùng và tinh dịch đi ngược vào bàng quang) và xuất tinh ngược dòng một phần (một phần tinh trùng và tinh dịch đi vào bàng quang còn một phần chảy ra ngoài). Trong đó, xuất tinh ngược dòng hoàn toàn chiếm đa số, còn xuất tinh ngược dòng một phần rất hiếm và cần phải phân biệt với sự xuất tiết của các tuyến hành niệu.
Nguyên nhân gây xuất tinh ngược dòng là do tổn thương các sợi thần kinh giao cảm trung gian vùng cổ bàng quang và cơ thắt tuyến tiền liệt, thường gặp trong một số bệnh lý dưới đây.
Video đang HOT
Bệnh đái tháo đường: Do tổn thương các nhánh thần kinh giao cảm tới cổ bàng quang nên có thể dẫn tới không xuất tinh, giảm xuất tinh hay xuất tinh ngược dòng.
Sau các phẫu thuật cắt bỏ u xơ tiền liệt tuyến, cắt bỏ đại tràng… và một số biến chứng từ bệnh lý cột sống như thoái hóa, gai đôi, dị dạng; Các phẫu thuật vào vùng tiểu khung gây tắc nghẽn dẫn truyền giao cảm cũng gây nên các rối loạn trên.
Do thuốc: Một số thuốc hủy giao cảm cũng có thể gây xuất tinh ngược dòng do cổ bàng quang không được khép kín trong lúc xuất tinh. Thường gặp nhất là các nhóm thuốc chặn alpha giao cảm sau đó là các thuốc chống tăng huyết áp, thuốc chống loạn thần, thuốc chống trầm cảm.
Các nguyên nhân khác: Sau mổ nội soi vùng bàng quang, các bệnh gây xơ cứng cổ bàng quang, các rối loạn co thắt cơ vùng niệu đạo… hoặc các nguyên nhân nội tiết trong bệnh khối u tuyến yên làm tăng prolactin máu.
Ngoài ra, người ta cũng thấy cả việc bị bệnh do nguyên nhân tâm lý. Vì vậy, tốt nhất ông nên đi khám chuyên khoa tiết niệu tại các bệnh viện hoặc các trung tâm nam học để xác định tìm nguyên nhân và điều trị theo nguyên nhân.
TheoKhoa học & Đời sống
Ngứa vùng kín không gây vô sinh
Vợ chồng em lấy nhau gần 1 năm nhưng vẫn chưa có con, liệu bị như vậy có ảnh hưởng gì đến khả năng vô sinh không?
Lúc trước khi chưa lấy vợ, em bị ngứa ở vùng kín gãi nhiếu lắm sau đó đi bệnh viện da liễu khám người ta nói bị cái gì đó em quên rồi sau đó người ta cho thuốc uống nhưng vẫn không khỏi, sau 1 thời gian nó đỡ hơn, giờ lâu lâu nó vẫn bị ngứa, nhiều lúc ngồi chỗ đông người em cứ phải đưa tay xuống gãi, em mắc cỡ lắm.
Xin bác sỹ cho biết như vậy em bị bệnh gì và cách điều trị như thế nào ạ? Vợ chồng em lấy nhau gần 1 năm nhưng vẫn chưa có con, liệu bị như vậy có ảnh hưởng gì đến khả năng vô sinh không? Rất mong nhận được câu trả lời của tiến sĩ!
Nguyễn Văn Minh (30 tuổi xã Liên Hợp, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An)
Bạn bị ngứa lâu ngày ở bộ phận sinh dục. Thương tổn ở bìu có khi điều trị rất đơn giản. Nếu vùng thương tổn bị tróc da, khô, không lớn, bạn có thể dùng Flucina bôi 1-2 lần trong 1-2 ngày là khỏi. Nếu bị lâu ngày, thương tổn rộng, sâu, bạn cần lấy bệnh phẩm vùng đó nuôi cấy tìm nguyên nhân gây bệnh để có phương pháp điều trị cụ thể. Thương tổn như bạn mô tả thường không liên quan đến chuyện vô sinh. Vì vậy bạn nên loại bỏ yếu tố vô sinh đối với hiện tượng ngứa này. Bởi thông thường một cặp vợ chồng được coi là hiếm muộn, vô sinh khi cả hai đã cùng chung sống và cố gắng mang thai (không dùng bất cứ biện pháp tránh thai nào) trong vòng 1 năm liền nhưng vẫn không có bất cứ kết quả gì.
Tắc vòi trứng; Không rụng trứng hoặc trứng rụng không đều là nguyên nhân gây vô sinh ở nữ
Vợ chồng bạn chưa có em bé, nếu quan hệ tình dục bình thường, không dùng biện tránh thai nào thì vợ chồng bạn bị liệt vào danh sách hiếm muộn. Trước hết phải khẳng định một điều chắc chắn rằng, hiếm muộn có thể do nguyên nhân từ bất cứ người chồng hoặc vợ (chứ không chỉ do người vợ - như quan niệm nhiều người vẫn nghĩ). Theo thống kê của các nhà nghiên cứu, khoảng 30% trường hợp nguyên nhân hiếm muộn là hoàn toàn do chồng, 30% nguyên nhân do vợ và phần còn lại là do nguyên nhân từ cả hai vợ chồng. Do đó, việc đi khám và tìm kiếm nguyên nhân gây vô sinh - hiếm muộn cần phải có mặt cả hai vợ chồng.
Có rất nhiều nguyên nhân gây hiếm muộn - vô sinh ở cả nam và nữ giới. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất:
Ở nam giới: Không có tinh trùng; Tinh trùng yếu; Tinh trùng quá ít; Chứng xuất tinh sớm; Xuất tinh ngược dòng (tinh dịch không được phóng ra ngoài, mà chảy ngược vào bàng quang, sau đó được đi tiểu ra ngoài).
Ở phụ nữ: Tắc vòi trứng; Không rụng trứng hoặc trứng rụng không đều; Bệnh lạc nội mạc tử cung; Bệnh u xơ tử cung; Các bệnh khác ở vùng kín.
Bên cạnh đó, có những trường hợp cả hai vợ chồng đều có sức khỏe sinh sản bình thường nhưng tinh trùng người chồng không thích hợp với chất nhầy ở cổ tử cung người vợ, làm cho tinh trùng bị chết và không đi vào đường sinh dục nữ được. Trường hợp này thường được chẩn đoán bằng xét nghiệm sau giao hợp. Ngoài ra còn rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của cả hai vợ chồng như môi trường ô nhiễm, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, tỷ lệ nạo phá thai nhiều lần hoặc phụ nữ lập gia đình quá muộn...
Để tìm nguyên nhân gây bệnh gây hiếm muộn và có phương pháp điều trị cụ thể, mời bạn đến cơ sở chuyên khoa khám vô sinh như: Bệnh viện Nam học hiếm muộn Hà Nội, Bệnh viện Phụ sản Trung ương... để khám và có phương pháp điều trị cụ thể. Chúc bạn may mắn, chóng có em bé.
Theo TS. Lê Vương Văn Vệ (Gia đình & Xã hội)
Vì sao sau "yêu", nước tiểu có bọt? Gần đây sau khi gần vợ, tôi đi vệ sinh thấy nước tiểu có bọt. Đọc trên mạng nói đó là do có tinh dịch trong nước tiểu. V.Hiển (TP.HCM) Đúng là nước tiểu sủi bọt khi có tinh dịch nhưng chỉ lo khi thủ phạm là chứng "xuất tinh ngược dòng", tức dòng tinh thay vì xông ra ngoài lại rẽ ngoặt...