Tại sao WHO chưa gọi Covid-19 là đại dịch (pandemic)?
Tổ chức Y tế Thế giới WHO vẫn chưa tuyên bố Covid-19 là đại dịch, nhưng các chuyên gia cho rằng việc này sẽ sớm xảy ra.
Các quan chức y tế vẫn chưa tuyên bố Covid-19 là đại dịch (pandemic), nhưng họ sắp gọi nó như vậy. Tiến sĩ William Schaffner – chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt, cố vấn lâu năm của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết.
“Chúng tôi đang thực sự đứng trước một đại dịch tiềm tàng”, Tiến sĩ Anthony Fauci – Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia tại Viện Sức khỏe Quốc gia, Mỹ nói.
Không có định nghĩa chi tiết thế nào là “pandemic”. Nhưng các đợt bùng phát của Covid-19 có nhiều biểu hiện chung của một đại dịch như lây lan nhanh, truyền nhiễm mạnh, phạm vi ảnh hưởng rộng. Vậy tại sao các nhà dịch tễ chưa gọi đây là đại dịch?
Theo CNN, vì họ chưa thấy bằng chứng rõ ràng về sự lây nhiễm mạnh và liên tục giữa những người không đến Trung Quốc gần đây hoặc có tiếp xúc gần gũi với những người từng đến Trung Quốc trong thời gian vài tháng trở lại đây.
Một đặc điểm quan trọng của đại dịch là sự lây lan mạnh và liên tục từ người sang người, trong thời gian dài. Hiện nay, một số quốc gia nhất định có thể khống chế được các ổ dịch, và nếu họ ngăn chặn được sự bùng phát trước khi chúng tiến triển và lây lan mạnh, họ sẽ tránh được đại dịch.
Đại dịch (pandemic), theo WHO, chỉ bệnh dịch tễ do các tác nhân truyền nhiễm gây nên, có tính lây lan mạnh, nhanh, ảnh hưởng đến nhiều người, trên phạm vi rộng lớn xuyên quốc gia, châu lục thậm chí toàn cầu.
WHO chia pandemic thành 6 giai đoạn, từ khi bùng phát đến khi lây lan thành đại dịch:
Giai đoạn 1 và 2 (Inter-pandemic phase): Tác nhân truyền nhiễm mới chỉ xuất hiện trên động vật với khả năng lây lan sang người là gần như không có hoặc rất thấp.
Giai đoạn 3, 4 và 5 (Pandemic alert pediod): Tác nhân truyền nhiễm đã xuất hiện trên cơ thể người, qua các mức độ khác nhau như sau: mức độ 3 – tác nhân gây bệnh không có hoặc rất ít khả năng lây từ người sang người; mức độ 4 – tác nhân bắt đầu lây nhiễm từ người sang người; mức độ 5 – tốc độ lây lan từ người sang người gia tăng.
Giai đoạn 6 (Pandemic Period): Tác nhân truyền nhiễm lây lan từ người sang người với tốc độ cực nhanh, liên tục, trên một phạm vi rộng lớn, trong khoảng thời gian dài.
Những dịch bệnh được WHO tuyên bố là đại dịch gần đây gồm HIV, Cúm Tây Ban Nha, Dịch cúm 2009 và H1N1.
Huyền Anh (Theo CNN)
Theo ione.net
TQ phát lệnh cấm buôn bán và ăn thịt động vật hoang dã
Trung Quốc cho biết sẽ cấm buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã - ngành công nghiệp trị giá nhiều tỷ USD và có hàng triệu nhân công - trong nỗ lực chống dịch Covid-19.
Dịch Covid-19 đã giết chết hơn 2.500 người ở Trung Quốc được cho là có liên quan tới những động vật hoang dã là vật chủ trung gian cho virus corona và được bày bán trong những chợ bán đồ tươi sống. Các chuyên gia tin rằng virus đã "nhảy" từ một động vật được bán trong chợ sang con người, đột biến, rồi lây tiếp từ người sang người.
CCTV ngày 24/2 đưa tin về quyết định cấm tiêu thụ động vật hoang dã và nỗ lực trấn áp nạn buôn bán trái phép động vật hoang dã để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, và cho biết lệnh cấm có hiệu lực ngay lập tức.
Dịch SARS năm 2002-2003 được cho là lây sang người từ con cầy hương. WHO cho biết 70% mầm bệnh toàn cầu được phát hiện trong vòng 50 năm qua đến từ động vật.
Cày hương là động vật có thịt được người Trung Quốc ưa chuộng. Ảnh: Reuters.
Các hoạt động buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã có giá trị 74 tỷ USD ở Trung Quốc, và sử dụng 14 triệu lao động, theo một báo cáo của chính phủ vào năm 2017. Khoảng 7,6 triệu lao động làm việc trong các ngành làm sản phẩm từ da, lông, còn 6,2 triệu lao động làm trong các trại nuôi và chế biến động vật hoang dã lấy thịt.
Luật bảo vệ động vật hoang dã của Trung Quốc có hiệu lực từ năm 1989, nhưng có nhiều lỗ hổng, và việc tiêu thụ động vật hoang dã và động vật nuôi nhốt được cho phép vì mục đich thương mại, theo South China Morning Post.
"Luật hiện hành chỉ bảo vệ một số giới hạn thú hoang dã, nhưng lệnh cấm sẽ cấm việc tiêu thụ một cách tổng quát, không chỉ động vật sống hoang dã, mà cả động vật trong các trại nuôi", Zhou Haixang, từ Ủy ban Quốc gia về Con người và Sinh quyển, cho biết.
Zhou Ke, giáo sư về luật tài nguyên - môi trường tại Đại học Nhân dân, nói hoạt động kinh doanh liên quan tới động vật hoang dã đã trở thành ngành công nghiệp khổng lồ ở Trung Quốc và đã rất khó kiểm soát ở khâu chế biến.
"Nhưng nếu việc tiêu thụ bị cấm, và nhu cầu giảm xuống, sẽ không ai nuôi, phối giống những loài động vật đó nữa", ông nói.
Tại một số vùng nghèo của Trung Quốc, như Quý Châu hay Quảng Đông, việc nuôi động vật hoang dã là ngành mang lại thu nhập đáng kể, và chính quyền địa phương sẽ phải hỗ trợ họ chuyển sang ngành nghề khác. Các chuyên gia cho rằng chính quyền trung ương nên có biện pháp hỗ trợ, vì con số lao động trong các ngành này là rất lớn.
Phép màu ở tâm dịch Vũ Hán
Đã hơn một tháng kể từ ngày Vũ Hán bị cách ly, đánh dấu cuộc chiến chưa có hồi kết với dịch bệnh do virus corona (Covid-19) gây ra.
Theo news.zing.vn
Virus corona lan rộng làm dấy lên lo ngại về 'đại dịch' Với sự gia tăng đáng báo động số ca nhiễm không có liên hệ rõ ràng với Trung Quốc, các chuyên gia tin rằng căn bệnh giống cúm này có lẽ sẽ sớm đi đến giai đoạn không thể ngăn chặn. Vũ Hán hóa 'thành phố ma' sau một tháng phong tỏa vì virus corona Cho đến nay, COVID-19 đã lây nhiễm hơn...