Tại sao việc Saudi Arabia bán dầu bằng nhân dân tệ lại quan trọng?
Không phải lần đầu tiên Trung Quốc tìm cách mua dầu bằng đồng nhân dân tệ thay vì USD và bây giờ họ có thể đã tìm được người bán có thiện chí.
Các bể chứa và cơ sở hạ tầng dầu của Aramco tại nhà máy lọc dầu thô Ras Tanura ở Saudi Arabia. Ảnh: Reuters
Theo tờ Wall Street Journal, quốc gia đó là Saudi Arabia, nước bán 1/4 dầu xuất khẩu sang Trung Quốc và đang xem xét bán mặt hàng này bằng đồng nhân dân tệ.
Các cuộc đàm phán này, vốn đã diễn ra trong nửa thập kỷ qua, không có khả năng sớm thành công. Trước hết là vì Saudi Arabia neo đồng riyal với đồng USD, vì vậy tổn hại vô tình đối với đồng USD sẽ làm tổn hại đến đồng tiền của chính nước này. Vị thế quyền bá chủ địa chính trị của Mỹ dựa đáng kể vào đồng đô la dầu mỏ khi 80% giao dịch dầu mỏ toàn cầu được tính bằng USD. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu đồng nhân dân tệ dầu mỏ trở thành đồng tiền giao dịch của ngành dầu?
Trước hết, cần hiểu về vị thế mạnh mẽ của đồng USD. Đồng tiền này trở thành đồng tiền dự trữ là nhờ rất nhiều vào sức mạnh của nền kinh tế Mỹ. Nhưng vị thế của USD cũng là nhờ tính thanh khoản dồi dào và một phần là do các quốc gia duy trì các quỹ dự trữ USD để mua dầu.
Mối liên kết đó đã được hình thành vào đầu những năm 1970, không lâu sau khi Tổng thống Mỹ Richard Nixon tách đồng USD khỏi vàng. Năm 1974, Mỹ và Saudi Arabia đã đạt được một thỏa thuận mà theo đó Saudi Arabia có thể mua các tín phiếu kho bạc của Mỹ trước khi chúng được bán đấu giá. Đổi lại, Saudi Arabia sẽ bán dầu của mình bằng USD, không chỉ tăng tính thanh khoản của đồng tiền này mà còn sử dụng số USD đó để mua nợ và các sản phẩm của Mỹ.
Video đang HOT
Saudi Arabia đã thuyết phục các quốc gia khác trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) xuất hóa đơn dầu bằng USD thay vì bằng một rổ tiền tệ khác nhau.
Đồng tiền mệnh giá 100 nhân dân tệ tại Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 14/1/2020. Ảnh: AFP/ TTXVN
Nếu đồng nhân dân tệ thay thế đồng USD ở một mức độ vừa đủ trong thương mại dầu toàn cầu trị giá 14.000 tỷ USD hàng năm, các quốc gia sẽ phải duy trì dự trữ bằng đồng nhân dân tệ.
Hiện tại, 2,48% dự trữ của thế giới được giữ bằng đồng nhân dân tệ, so với 55% của đồng USD.
Các nhà sản xuất dầu nhận được đồng nhân dân tệ sẽ phải chi số tiền này thanh toán nợ và hàng nhập khẩu của Trung Quốc, tiếp tục củng cố nền kinh tế Trung Quốc. Nhưng nếu thế giới đặc biệt tràn ngập đồng nhân dân tệ, thì các giao dịch khác có thể bắt đầu được tính bằng đồng nhân dân tệ: như kim loại hoặc đậu nành.
Ảnh hưởng đối với cả Trung Quốc và Mỹ sẽ rất sâu sắc. Để duy trì vai trò mới của đồng nhân dân tệ, Trung Quốc sẽ phải đảm bảo ổn định chính trị và minh bạch tài chính, giống như những gì Mỹ đã cam kết trong thế kỷ 20. Khả năng của Mỹ trong việc phát hành nợ bằng USD và kiếm USD cho xuất khẩu sẽ giảm, do đó nền kinh tế Mỹ sẽ thu hẹp. Trong tình huống này, sự suy yếu của đồng USD có thể gây ra một vòng luẩn quẩn: dòng vốn thoát khỏi đồng USD và hướng tới đồng nhân dân tệ, làm suy yếu đồng USD hơn nữa.
Các chuyên gia cho rằng những sự kiện này khó có thể xảy ra. Tuy nhiên, phân tích những trường hợp này là một lời nhắc nhở hữu ích về thời điểm hiện đại: Sở dĩ các lệnh trừng phạt và tiến triển chuyển đổi sang năng lượng xanh thành công đều là nhờ sức mạnh của đồng đô la Mỹ.
Nhân dân tệ đe dọa vị thế của USD?
Thông tin Saudi Arabia cân nhắc sử dụng đồng Nhân dân tệ (CNY) thay vì đô la Mỹ (USD) trong một số đơn xuất khẩu dầu mỏ với Trung Quốc đang dấy lên nhiều cuộc tranh luận về việc đồng bạc xanh liệu có bị "soán ngôi" trong các giao dịch xuyên biên giới mà nó thống trị.
CNY khó thách thức vị thế của USD.
Từ năm 1974, Saudi Arabia bắt đầu giao dịch dầu thô hoàn toàn bằng USD theo thỏa thuận với chính quyền Tổng thống Mỹ Richard Nixon nhằm đổi lại đảm bảo an ninh từ Washington. Nhưng giữa tuần rồi, tờ Nhật báo Phố Wall đưa tin Riyadh đang tích cực đàm phán với Bắc Kinh để tiếp nhận thanh toán tiền bán dầu bằng CNY. Tin tức này ngay sau đó đã giúp đồng nội tệ của Trung Quốc đảo ngược mức giảm mạnh nhất trong vòng 1 năm so với USD, lên 6,3867CNY/USD.
Sau những thông tin bên lề thì đến nay chưa có gì rõ ràng về khả năng Saudi Arabia chuyển sang dùng CNY hoặc nếu dùng thì sẽ chiếm bao nhiêu phần trăm trong gần 6,2 triệu thùng dầu thô xuất khẩu mỗi ngày. Tuy nhiên, có thể coi tín hiệu từ Riyadh là động lực tâm lý thúc đẩy sử dụng đồng CNY rộng rãi hơn. Trong bối cảnh giao tranh nổ ra ở Ukraine và hàng loạt lệnh trừng phạt mà Mỹ cùng đồng minh áp lên Nga, vai trò của CNY càng được chú ý dựa trên quan hệ giữa Trung Quốc với Nga. Hiện hai nước này đang phối hợp để liên kết các hệ thống tài chính mà trong đó, CNY là phương tiện thanh toán.
Không sớm thành công
Hiện Trung Quốc tiêu thụ hơn 25% lượng dầu xuất khẩu của Saudi Arabia và nếu được thanh toán bằng CNY, đồng nội tệ của Trung Quốc được dự báo tiếp tục tăng mạnh. iều này giúp Bắc Kinh tiến gần hơn đến mục tiêu thách thức sự thống trị của hệ thống Petrodollar - đặc quyền của USD với vị thế là đồng tiền thanh toán 80% giao dịch dầu mỏ trên thế giới.
Được biết, Trung Quốc bắt đầu đưa ra các hợp đồng dầu định giá bằng CNY (Petroyuan) vào năm 2018, một phần trong nỗ lực đưa đồng tiền của mình trở thành tiền tệ được giao dịch trên khắp thế giới. Tuy nhiên, nỗ lực của Bắc Kinh không có tác động nhiều tới vị thế thống trị của đồng USD trên thị trường "vàng đen". Về phần Saudi Arabia, các cuộc đàm phán với cường quốc châu Á xung quanh Petroyuan diễn ra chập chờn suốt mấy năm qua. Gần đây, tiến trình này mới được đẩy nhanh khi Riyadh ngày càng không hài lòng về những cam kết an ninh từ Mỹ cũng như mối quan hệ giao thương đang suy giảm giữa hai nước. Vào đầu những năm 1990, Mỹ từng nhập khẩu 2 triệu thùng dầu thô từ Saudi Arabia mỗi ngày, nhưng tới tháng 12-2021, con số này giảm xuống dưới 500.000 thùng/ngày.
Nhưng không vì điều đó mà hệ thống Petroyuan được hình thành trong tương lai gần, theo Hãng tin Bloomberg. Trước tiên là sự thuận tiện giao dịch nhờ vào tính thanh khoản dồi dào của đồng USD, được hỗ trợ bởi nền kinh tế Mỹ và hệ thống dựa trên pháp quyền. Năm 2019, đồng USD được sử dụng cho 88% giao dịch ngoại hối so với chỉ 4,3% của CNY. Quan trọng hơn, Bloomberg cho biết không có dấu hiệu nào cho thấy CNY đã đạt được vị thế ngang với đồng Franc Thụy Sĩ như một phương tiện trao đổi, chứ chưa nói đến đồng bạc xanh.
Nếu Saudi Arabia chuyển đổi thanh toán hàng triệu thùng dầu xuất khẩu mỗi ngày sang CNY một cách vội vàng, động thái này có thể gây ra những thiệt hại kinh tế khó lường do đồng nội tệ Riyal của họ có liên kết chặt chẽ với USD. Bất kỳ thiệt hại nào đối với đồng bạc xanh cũng làm tổn hại đến đồng tiền của chính họ. Về phần Trung Quốc, nước này buộc phải đảm bảo sự ổn định chính trị và minh bạch tài chính vốn luôn bị phàn nàn, để duy trì vai trò mới của CNY như những gì Mỹ đã cam kết trong thế kỷ 20. Bên cạnh đó, chính sách kiểm soát tài khoản vốn cùng các quy tắc tịch thu tài sản trong luật chống trừng phạt của Trung Quốc khiến nhiều chuyên gia cho rằng CNY chưa thể trở thành nơi an toàn để các quốc gia tích trữ tài sản trong dài hạn.
Ngân hàng Nga tăng lãi suất tối đa cho nhân dân tệ để thay thế USD và euro Khi Nga cắt đứt với cả đồng USD và đồng euro, Ngân hàng VTB thuộc sở hữu nhà nước Nga đã áp dụng lãi suất tối đa 8% cho đồng nhân dân tệ của Trung Quốc để thu hút khách hàng mở tài khoản tiết kiệm bằng đồng tiền này. Theo đài RT, Ngân hàng VTB lớn thứ hai Nga đã bị ảnh...