Tại sao vàng là kênh trú ẩn an toàn nhất trong các cuộc khủng hoảng?
So với đầu tư vào chứng khoán, nơi mà ngay cả các công ty lớn có vốn hóa thị trường trên toàn thế giới cũng có thể thất bại, một khoản đầu tư vào vàng thường ít rủi ro hơn.
Đại dịch Covid-19 đang biến một cuộc khủng hoảng sức khỏe thành vấn đề kinh tế toàn cầu khiến các nhà đầu tư trở nên sợ hãi. Và chưa có gì chắc chắn, sau khủng hoảng, khi nào thế giới sẽ phục hồi.
Chính trong những thời điểm như vậy, vàng được chào mời như một nơi trú ẩn an toàn cho những người tìm kiếm giải pháp khác ngoài đầu tư truyền thống có nhiều biến động như chứng khoán.
“So với đầu tư vào chứng khoán, nơi mà ngay cả các công ty lớn có vốn hóa thị trường trên toàn thế giới cũng có thể thất bại, một khoản đầu tư vào vàng thường ít rủi ro hơn”, Adam Vettese, nhà phân tích thị trường nền tảng đầu tư eToro cho biết.
Giải pháp an toàn trong khủng hoảng
Vàng là hình thức tiền tệ sớm nhất trên thế giới, từ lâu đã được coi là một tài sản đáng tin cậy. Giá vàng, thường bằng đồng USD, biến động ngược với giá đồng tiền này. Nguyên nhân là khi giá trị đồng USD tăng thì số đôla cần để mua một ounce vàng ít đi.
Đây là lý do tại sao giá vàng khủng hoảng vào tháng trước, Vettese giải thích, vì đồng USD tăng giá. Kết quả là, giá vàng giao ngay lần đầu tiên giảm xuống dưới 1.500 USD mỗi ounce vào năm 2020.
Giá vàng thường biến động ngược với giá đồng bạc xanh. Ảnh: Getty Images
Khi Covid-19 ngày càng diễn biến phức tạp vào tháng 3, Vettese nói rằng, các nhà đầu tư không thích rủi ro ban đầu đổ xô vào tiền mặt.
Video đang HOT
Tháng trước, giá vàng giảm được cho là do các nhà đầu tư buộc phải bán kim loại quý để thu lợi nhuận bù lỗ ở nơi khác, còn được gọi là lệnh gọi ký quỹ. Tuy nhiên, khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cắt giảm lãi suất về 0 vào cuối tháng, có ít động lực hơn để giữ USD.
Cắt giảm lãi suất có nghĩa là lợi nhuận đã thấp, nhưng các nhà đầu tư nhận được từ các khoản nợ, hoặc trái phiếu bị giảm xuống thậm chí thấp hơn.
Do đó, vàng đã tăng trở lại mức cao nhất trong gần 7 năm vào tuần trước, ở mức 1.769 USD mỗi ounce.
Nguồn cung kim loại quý ít hơn cũng góp phần thúc đẩy giá tăng cao, Sheridan Admans, Giám đốc đầu tư Công ty môi giới chứng khoán The Share Center U.K. nhận định, vì dịch bệnh đã buộc các mỏ phải đóng cửa.
Vàng cũng được coi là một biện pháp tốt chống lại rủi ro lạm phát vì chi phí hàng hóa và dịch vụ tăng cao có xu hướng làm xói mòn giá trị của đồng USD.
Trưởng phòng phân bổ tài sản toàn cầu Tập đoàn đầu tư Invesco, Paul Jackson cho biết, khi các ngân hàng trung ương in thêm tiền như một phần trong nỗ lực kích thích nền kinh tế, một số người có thể sợ điều này có thể dẫn đến lạm phát.
Nếu trường hợp này có thể ảnh hưởng đến giá trị của các tài sản khác. Trong khi đó, “vàng trong một thời gian dài có xu hướng giữ giá trị thực của nó” nên có thể được coi là giải pháp an toàn trước rủi ro này.
Cách đầu tư
Tuy nhiên, Jackson cũng cho rằng, lý do chính để đầu tư vào vàng là để bảo vệ tài sản vì nó không trả cổ tức hay tiền lãi. Nhưng cũng có thể mất tiền nếu điều bạn lo sợ không xảy ra.
Ông nói thêm rằng giá vàng trong lịch sử cũng biến động như thị trường chứng khoán và đôi khi khá kịch tính.
Jackson cũng chỉ ra rằng giá vàng khá cao trong lịch sử, vì giá trung bình dài hạn là khoảng 600 USD đến 700 USD.
Lý do chính để đầu tư vào vàng là để bảo vệ tài sản. Ảnh: Getty Images.
Mọi người có thể đầu tư vào vàng vật chất. Dự báo khả năng sẽ có bước tiến lớn về giá của tiền vàng, vàng thỏi hoặc vàng trang sức, theo lời ông Admans.
Tìm cách lưu trữ nó một cách an toàn, cũng như tìm một thị trường để giao dịch, cũng có thể tốn kém, ông nói thêm.
Mua cổ phiếu của các công ty khai thác vàng là một cách khác để đầu tư. Jackson cho biết, điều này có thể đóng vai trò là một trò chơi đòn bẩy trên nền tảng vàng, vì nếu giá của nó tăng lên, lợi nhuận của các công ty khai thác thậm chí tăng cao hơn.
Các mặt hàng giao dịch trao đổi (ETCs) thường được coi là điều tốt nhất tiếp theo để sở hữu vàng vật chất, theo lời ông Admans. ETCs là một phương tiện đầu tư giao dịch bằng cổ phiếu trên một sàn giao dịch, theo dõi chỉ số giá cơ bản của hàng hóa đó.
Trong khi đó, các quỹ có thể kết hợp các loại giao dịch vàng khác nhau, biến nó trở thành một giải pháp đa dạng, Jackson nói.
Mỹ Anh
Thị trường dầu mỏ thế giới chưa thể sớm qua cơn bĩ cực
Dầu thô ngọt nhẹ Tây Texas (WTI) đã tăng giá ổn định trở lại sau hai ngày giao dịch "điên loạn". Nhưng thị trường dầu vật chất vẫn đang ở trạng thái sụp đổ.
Giá xăng dầu được niêm yết tại trạm xăng ở Plano, Texas, Mỹ ngày 20/4/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Các cổ phiếu ngành năng lượng đã tăng giá mạnh ngày 23/4, khi dầu WTI tăng gần 30%, lên mức 17 USD/thùng. Cú tăng tốc trở lại của dầu đã làm dịu đi cuộc khủng hoảng tức thời sau khi dầu WTI có phiên giao dịch thảm họa, với mức giá âm 37,63 USD/thùng hôm 21/4.
Thế nhưng thực tế khó khăn chồng chất vẫn đang bủa vây ngành dầu mỏ toàn cầu. Các sản phẩm lọc dầu đang ở trạng thái dư cung lớn, còn các nhà máy lọc dầu đang ráo riết tìm kiếm các hãng vận hành tàu chở dầu công suất lớn để cất trữ xăng và xăng máy bay. Trong khi đó các tàu chở dầu hầu như đang đầy kín hợp đồng, năng lực tiếp nhận không còn nhiều. Khi không có nơi để lưu thành phẩm, các nhà máy lọc dầu buộc phải cắt giảm sản lượng, đối mặt với nguy cơ đóng cửa. Nghịch lý nằm ở chỗ càng nhiều nhà máy lọc dầu đóng cửa, giá dầu lại càng giảm sâu.
Công ty tư nhân làm dịch vụ cất trữ dầu lớn nhất thế giới Royal Vopak NV có trụ sở tại Rotterdam hiện gần hết năng lực lưu kho. Trao đổi với hãng tin Bloomberg, Giám đốc tài chính tập đoàn, ông Gerald Paulides, cho biết các kho chứa dầu trên thế giới không nằm trong diện bảo dưỡng hiện đều chất đầy dầu và trường hợp của Royal Vopak không phải là cá biệt.
Số lượng các giềng dầu bị đóng cửa đã nhiều hơn các dự đoán trước được đưa ra một, hai tuần trước đây. Nhưng khi mà đại dịch COVID-19 còn lâu mới qua đi, lực cầu ảm đạm sẽ còn kéo dài, không chỉ là một vài tháng. "Khi các lệnh hạn chế di chuyển trên toàn cầu phần lớn còn được duy trì trong tháng 5/2020, nhu cầu xăng sẽ suy giảm mạnh. Tất cả những nhân tố nằm trong chuỗi cung đều chịu hệ quả tiêu cực, trong đó các nhà máy lọc dầu và giới lái buôn trong lĩnh vực xăng sẽ chịu tổn thất lớn nhất", chuyên gia Artyom Tchen thuộc hãng tư vấn Rystad Energy nhận định.
Theo hãng này, tính trung bình các nhà máy lọc dầu ở Mỹ sẽ thua lỗ 3 USD trên mỗi thùng xăng tinh chế trong tháng 3 và tháng 4. Ông Tchen nhận định, khi thị cầu xăng suy giảm, các nhà máy lọc dầu đối mặt với vấn đề ùn ứ xăng thành phẩm. Nếu các nhà máy lọc dầu tiếp tục chạy với công suất như trong tháng 3, các kho chứa xăng sẽ được chất đầy vào giữa tháng 5. Vì thế, nhiều nhà máy lọc dầu đã phải giảm hoạt động để tránh dư thừa.
Tổn thất tài chính đối với các nhà sản xuất dầu mỏ là rất lớn. Hơn 50% các công ty dầu của Mỹ sẽ phải tìm cách có được dòng tiền cứu ứng. Các nhà máy dầu đã phiến phần lớn đã không còn lợi nhuận. Nhưng nếu tình trạng này sẽ còn tệ hơn khi nguồn cung dầu trên thị trường toàn cầu sẽ còn tiếp diễn trong nhiều tháng tới. Trong bối cảnh đó, không dễ để các hãng dầu mỏ tiếp cận được nguồn tài chính từ ngân hàng, bởi không ai dám bỏ vốn vào một khu vực chưa có triển vọng thu lợi nhuận trong trung hạn. Hôm 23/4, hãng Equinor của Na Uy là công ty dầu mỏ lớn đầu tiên cắt giảm 2/3 cổ tức, xuống còn 0,09 USD/cổ phiếu. Exxon Mobil, Chervon chưa công bố báo cáo tài chính, nhưng triển vọng cổ đông nhận được cổ tức là không nhiều trong bối cảnh các tập đoàn này thiếu hụt dòng tiền.
Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) Fatih Birol nêu quan điểm nhóm OPEC cần phải cắt giảm sản lượng nhiều hơn nữa. "Điều quan trọng là họ phải cắt giảm càng sớm càng tốt và mức giảm phải sâu hơn nữa", ông Birol trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình Bloomberg. Biện pháp tới đây của OPEC còn chưa rõ ràng, khi chính các thành viên trong nhóm quyết định bước đi đầu tiên cần thực hiện là cắt giảm tự nguyện. Sẽ không sớm có việc giảm sản lượng trên quy mô toàn cầu. Trong bối cảnh đó, việc giá dầu giảm sâu và nhanh chỉ là vấn đề thời gian.
Hoài Thanh
Cuộc khủng hoảng thiếu thịt đe dọa toàn cầu sau đại dịch Covid-19 Việc đóng cửa các nhà máy khiến Mỹ rơi vào tình trạng thiếu thịt trầm trọng và đang lan mạnh hơn tới các nhà cung cấp trên khắp châu Mỹ. Gần 1/3 sản lượng thịt lợn của Mỹ đã bị cắt giảm. Các nhà máy chế biến gia cầm lớn cũng đã bị đóng cửa và các chuyên gia cảnh báo rằng nước...