Tại sao Trung Quốc vừa mua gỗ dán, ván bóc của Việt Nam rồi lại bán sang Việt Nam sản phẩm này?
Việt Nam đang nhập khẩu nhiều nhất gỗ dán, ván bóc từ Trung Quốc. Các mặt hàng gỗ Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc đa dạng hơn các mặt hàng mà Việt Nam xuất khẩu sang quốc gia này.
Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất gỗ dán, ván bóc từ Trung Quốc
Theo Bản tin cập nhật tình hình thương mại gỗ và sản phẩm gỗ giữa Việt Nam và Trung Quốc từ năm 2018 đến hết tháng 9/2021 do nhóm nghiên cứu của các hiệp hội gỗ thực hiện mới đây, các mặt hàng gỗ Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc đa dạng hơn các mặt hàng mà Việt Nam xuất khẩu sang quốc gia này.
Đáng chú ý, 3 mặt hàng có lượng nhập tăng nhanh nhất là gỗ dán, ván bóc/lạng và ván sợi.
Cụ thể, lượng gỗ dán nhập khẩu từ Trung Quốc tăng từ gần 409.000m3 năm 2018 lên tới gần 558.000m3 năm 2020. Lượng nhập 9 tháng năm 2021 cao hơn cả lượng nhập năm 2018 cộng lại.
Đối với mặt hàng ván sợi, lượng nhập khẩu từ Trung Quốc 9 tháng đầu 2021 đạt gần 344.000m3, tăng 4,2 lần so với lượng nhập năm 2018. Lượng ván bóc nhập khẩu năm 2020 đạt gần 220.000m3, tăng 1,6 lần so với lượng nhập năm 2018.
Video đang HOT
Việt Nam nhập khẩu nhiều ván bóc từ Trung Quốc. Trong ảnh: Sản xuất ván bóc ở một doanh nghiệp tại huyện Hạ Hòa (Phú Thọ). Ảnh: P.V
“Các cơ quan quản lý, bao gồm cơ quan hải quan, công thương, nông nghiệp đã và đang có những biện pháp tích cực trong việc giảm thiểu rủi ro nhập khẩu gỗ từ Trung Quốc. Tuy nhiên, các cơ quan quản lý và hiệp hội cần có những hợp tác chặt chẽ hơn trong tương lai”.
Ông Đỗ Xuân Lập
Ông Đỗ Xuân Lập – Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam thông tin thêm, nhập khẩu gỗ dán từ Trung Quốc tăng đột biến 2 năm qua.
“Nhập khẩu là nhu cầu khách quan, bình thường của doanh nghiệp, song nếu để tạo ra nền tảng lẩn tránh xuất xứ sẽ gây tác động rất lớn đến sự phát triển bền vững ngành gỗ Việt trong tương lai” – ông Đỗ Xuân Lập nói.
Nỗ lực hạn chế rủi ro nhập khẩu gỗ từ Trung Quốc
Tại một hội thảo về kiểm soát rủi ro nhap gỗ từ Trung Quốc do Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam tổ chức mới đây, bà Nguyễn Phạm Như Hà – Phó phòng Giám quản 4, Cục Giám sát quản lý (Tổng cục Hải quan) cho biết, cơ quan hải quan đã nhận thức được những rủi ro tiềm ẩn từ gia tăng kim ngạch nhập khẩu gỗ từ Trung Quốc, đồng thời gia tăng xuất khẩu đi Mỹ từ những năm 2018.
Rủi ro hiện hữu, gần đây đã chứng kiến nhiều cuộc điều tra chống bán phá giá với mặt hang gỗ dán. Phía Mỹ và Việt Nam liên tục có những cuộc điều trần. Tình trạng này thể hiện cụ thể trên các mặt hàng gồm nguyên liệu gỗ, trong đó gỗ dán và gỗ ván bóc.
“Có 2 hình thức gian lận chính mà các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Trung Quốc đang lợi dụng để lấy xuất xứ Việt Nam xuất khẩu sang một số thị trường lớn, cụ thể là Mỹ. Thứ nhất là nhập khẩu gỗ ván bóc, ván dán nhưng sau đó lấy xuất xứ Việt Nam để xuất đi. Hình thức thứ hai hay gặp là rất nhiều doanh nghiệp mua nguyên liệu từ nhà cung cấp vẫn là doanh nghiệp có vốn đầu tư Trung Quốc nhưng mỗi doanh nghiệp chỉ mua một vài sản phẩm, sau đó lắp ráp lại”- bà Hà nói.
Bà Hà thông tin thêm, thời gian qua cơ quan hải quan có rất nhiều biện pháp “mạnh tay” như ban hành nhiều kế hoạch thanh tra, kiểm tra. Gỗ là một trong những mặt hàng đưa vào diện kiểm tra theo chuyên đề. Hiện nay, qua quá trình điều tra phát hiện 2 địa phương có việc gian lận xảy ra nhiều là Bình Dương, Đồng Nai.
“Trong quá trình triển khai, cơ quan hải quan làm còn có sự phối hợp chặt chẽ của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Bộ NNPTNT, Bộ Công Thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Với Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, ngay từ năm 2018 khi vấn đề rủi ro gian lận thương mại với sản phẩm gỗ nổi lên, Hiệp hội đã rất tích cực cung cấp các thông tin nghi ngờ liên quan đến gian lận, vi phạm, từ đó chúng tôi có thể đưa ra biện pháp quản lý tương ứng với mặt hàng, doanh nghiệp. Mong rằng trong thời gian tới đây, cơ quan hải quan sẽ tiếp tục nhận được sự phối hợp chặt chẽ của các doanh nghiệp, hiệp hội liên quan”- bà Hà nói.
EU áp thuế chống bán phá giá đối với nhiều sản phẩm của Ấn Độ, Indonesia và Trung Quốc
Ngày 18/11, Ủy ban châu Âu (EC) đã thông báo áp thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm thép không gỉ cán nguội nhập khẩu từ Ấn Độ và Indonesia.
Công nhân kiểm tra ống thép inox chất lượng cao tại nhà máy ở huyện Ganyu, tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, trước đó, EC đã áp thuế tạm thời đối với các sản phẩm này từ hồi tháng 5/2021. Quy định thuế tạm thời chỉ ra rằng những mặt hàng nhập khẩu này đã gây ra thiệt hại cho các công ty của EU.
Thuế chống bán phá giá đối với các mặt hàng nêu trên dao động từ 10,2% đến 20,2% đối với Indonesia và từ 13,9% đến 35,3% đối với Ấn Độ. Theo EC, các mức thuế này sẽ giúp bảo vệ hơn 13.500 việc làm trực tiếp của EU trong lĩnh vực thép cuộn.
Cùng ngày, EC cũng thông báo áp thuế chống bán phá giá đối với một số loại cáp quang nhập khẩu từ Trung Quốc. Cụ thể, quy định này liên quan đến cáp quang đơn mode.
EC đã mở một cuộc điều tra vào tháng 9/2020, sau khi nhận được đơn khiếu nại từ Hiệp hội các nhà sản xuất cáp và dây điện châu Âu (Europacable). Bên khiếu nại cho rằng việc nhập khẩu sản phẩm này từ Trung Quốc đã gây tổn hại cho ngành công nghiệp châu Âu.
Theo EC, việc áp dụng các biện pháp chống bán phá nêu trên được coi là cần thiết để ngăn chặn thiệt hại nghiêm trọng cho công nghiệp châu Âu. Các mức thuế được áp dụng dao động từ 19,7% đến 44%.
Trung Quốc ghi nhận 86 ca mắc COVID-19 mới Ngày 28/7, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) cho biết Trung Quốc ghi nhận 86 ca mắc mới COVID-19 trong ngày 27/7, trong đó có 55 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Nam Kinh, Trung Quốc, ngày 24/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN Theo số liệu của NHC, trong số...