Tại sao thám hiểm đáy biển nguy hiểm hơn nhiều so với khám phá vũ trụ?

Theo dõi VGT trên

Tàu lặn Titan đang mất tích là một trong các phương tiện giúp con người khám phá độ sâu của đại dương mà phần lớn trong số đó chưa bao giờ được nhìn thấy bằng mắt thường.

Tại sao thám hiểm đáy biển nguy hiểm hơn nhiều so với khám phá vũ trụ? - Hình 1

Tại sao thám hiểm đáy biển nguy hiểm hơn nhiều so với khám phá vũ trụ? - Hình 2

Các cục mangan trên đáy biển. Ảnh: CNN

Theo kênh CNN, số liệu năm 2022 của Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ cho biết mặc dù con người đã khám phá bề mặt đáy đại dương trong hàng chục nghìn năm, nhưng chỉ có khoảng 20% diện tích đáy biển được lập bản đồ.

Các nhà nghiên cứu thường nói rằng du hành vào vũ trụ dễ hơn là lao xuống đáy đại dương. Trong khi 12 phi hành gia đã dành tổng cộng 300 giờ trên bề mặt Mặt Trăng, nhưng mới chỉ có ba người đã dành khoảng ba giờ khám phá Challenger Deep, điểm sâu nhất được biết đến dưới đáy biển của Trái Đất.

Tiến sĩ Gene Feldman, nhà hải dương học danh dự tại Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), cho biết: “Trong thực tế, chúng ta có bản đồ rõ nét hơn về Mặt Trăng và Sao Hỏa so với bản đồ về hành tinh của chúng ta”.

Có một lý do khiến việc khám phá biển sâu của con người bị hạn chế đến vậy. Đó là du hành xuống đáy đại dương đồng nghĩa với việc đi sâu vào một thế giới có mức độ áp suất cực lớn và có rủi ro cao. Môi trường tối tăm hầu như không có tầm nhìn. Nhiệt độ rất lạnh.

Chiếc tàu lặn Titan đang mất tích khi khám phá xác tàu Titanic ở độ sâu khoảng 3.800 mét dưới nước. Những yếu tố khiến đội cứu hộ khó xác định vị trí và kéo con tàu lên cũng là lý do khiến việc khám phá toàn diện đáy đại dương vẫn rất khó khăn.

Tiến sĩ Jamie Pringle tại Đại học Keele của Anh cho biết: “Việc tìm kiếm dưới nước khá phức tạp, vì đáy đại dương gồ ghề hơn rất nhiều so với trên đất liền”.

Nếu tàu lặn Titan không nổi lên bề mặt đại dương, các đội tìm kiếm và cứu hộ sẽ cần dựa vào sonar, một kỹ thuật sử dụng sóng âm thanh để dò các tầng nước sâu mờ đục của đại dương, nhằm xác định vị trí của tàu. Theo ông Pringle, quá trình này sẽ cần sử dụng một chùm tia rất hẹp có thể cung cấp tần số đủ cao để đưa ra một bức tranh rõ ràng về vị trí của con tàu.

Lịch sử khám phá đại dương

Tại sao thám hiểm đáy biển nguy hiểm hơn nhiều so với khám phá vũ trụ? - Hình 3

Video đang HOT

Tàu Trieste trồi lên sau khi thực hiện cú lặn kỷ lục thế giới ở độ sâu 3.150 mét vào ngày 3/10/1953. Ảnh: Getty Images

Chiếc tàu ngầm đầu tiên do kỹ sư người Hà Lan Cornelis Drebbel chế tạo vào năm 1620, nhưng nó bị mắc kẹt ở vùng nước nông. Phải mất gần 300 năm – sau thảm họa Titanic – thì mới có công nghệ sonar để giúp các nhà khoa học có một bức tranh rõ ràng hơn về những gì nằm dưới đáy đại dương.

Một bước tiến quan trọng trong hoạt động khám phá của con người diễn ra vào năm 1960 với chuyến lặn lịch sử của tàu Trieste đến Challenger Deep, nằm ở độ sâu 10.916 mét dưới nước.

Chỉ có một số sứ mệnh kể từ đó đã đưa con người trở lại độ sâu như vậy và những chuyến đi này cực kỳ nguy hiểm.

Theo NOAA, cứ 10 mét di chuyển bên dưới bề mặt đại dương, áp suất sẽ tăng thêm một atmotphe. Điều đó có nghĩa là một chuyến đi đến Challenger Deep có thể khiến một con tàu chịu áp lực tương đương với 50 máy bay phản lực khổng lồ. Ông Feldman cho biết thêm là với áp lực đó, một sai sót cấu trúc nhỏ nhất cũng có thể gây ra thảm họa.

Trong chuyến lặn xuống tàu Trieste năm 1960, các hành khách Jacques Piccard và Don Walsh cho biết họ vô cùng sửng sốt khi nhìn thấy những sinh vật sống ở đây.

Những gì bên dưới đáy đại dương

Tại sao thám hiểm đáy biển nguy hiểm hơn nhiều so với khám phá vũ trụ? - Hình 4

Một con sứa phát quang sinh học được chụp trong quá trình khám phá khu vực rãnh Mariana ở Thái Bình Dương năm 2016. Ảnh: AP

Theo Viện Hải dương học Woods Hole (WHOI) ở Massachusetts, trong khi đáy đại dương có độ sâu từ 1.000 mét đến 6.000 mét, thì các rãnh dưới biển sâu có thể sâu tới 11.000 mét. Khu vực này, được gọi là khu vực hadal. Trong vùng hadal, nhiệt độ chỉ cao hơn mức đóng băng và không có ánh sáng mặt trời nào xuyên qua được.

Các nhà khoa học lần đầu tiên có thể chứng minh rằng sự sống tồn tại dưới 6.000m dưới đáy biển vào năm 1948.

Những khám phá tại Challenger Deep rất đáng chú ý, khi con người nhìn thấy các mỏm đá đầy màu sắc rực rỡ có thể là trầm tích hóa học, động vật lưỡng cư siêu khổng lồ giống tôm và loài Holothurian sống ở tầng đáy hay còn gọi là hải sâm.

Ông Feldman cũng nhớ lại lần lặn của mình vào những năm 1990. Khi đó, ông nhìn thấy con mực khổng lồ ẩn nấp ở độ sâu đen như mực của đại dương. Đoạn video đầu tiên về một sinh vật sống, có thể dài tới gần 18 mét, được quay ở vùng biển sâu gần Nhật Bản vào năm 2012.

Một thế giới mới cũng mở ra vào những năm 1970, khi một hệ sinh thái hoàn toàn xa lạ mà nhà địa chất biển Robert Ballard, sau đó là WHOI, phát hiện ra trong vùng biển gần Galápagos Rift. Người ta thấy những con giun khổng lồ, trai khổng lồ, cua khổng lồ và những sinh vật sống khác.

Các nhà nghiên cứu tại WHOI và NASA đã hợp tác để phát triển các phương tiện tự hành dưới nước không cần người lái có thể đi xuống qua địa hình phức tạp của các rãnh và chịu được áp suất lớn hơn 1.000 lần so với áp suất trên bề mặt đại dương. Các phương tiện này có thể tìm hiểu tính đa dạng của sự sống trong các rãnh dưới đáy biển.

Tại sao lập bản đồ đại dương lại khó khăn đến vậy?

Từ góc độ khoa học, các chuyến du hành đến đáy đại dương không giúp ích gì nhiều trong việc nâng cao hiểu biết của chúng ta về những bí ẩn của đại dương.

Ông Feldman nói: “Con người thích những cái nhất. Chúng ta muốn đi tới chỗ cao nhất, thấp nhất, xa nhất”.

Nhưng con người chỉ nhìn thấy bằng mắt thường một tỷ lệ phần trăm rất nhỏ của đại dương sâu thẳm và một diện tích rất nhỏ đáy đại dương đã được lập bản đồ.

Theo ông Feldman, lý do phần lớn là do chi phí. Tàu được trang bị công nghệ sonar có thể tăng chi phí đắt đỏ. Chỉ riêng nhiên liệu có thể lên tới 40.000 USD mỗi ngày.

Theo các nhà khoa học, lập bản đồ đại dương giúp chúng ta hiểu hình dạng của đáy biển ảnh hưởng như thế nào đến các dòng hải lưu và nơi các sinh vật biển xuất hiện. Việc này cũng giúp chúng ta hiểu được các nguy cơ địa chấn. Vì vậy, đây là ngành khoa học cơ bản có tầm quan trọng lớn đối với con người.

Hình ảnh 3D hoàn chỉnh đầu tiên về xác tàu Titanic dưới đáy biển

Một công ty hoạt động trong lĩnh vực lập bản đồ đáy biển sâu đã tạo ra một bản quét kỹ thuật số kích thước đầy đủ đầu tiên của xác tàu Titanic, tiết lộ một cái nhìn hoàn toàn mới về vụ đắm tàu nổi tiếng nhất trong lịch sử ngành hàng hải.

Vụ chìm tàu Titanic năm 1912 đã thu hút sự quan tâm của công chúng trong hơn một thế kỷ. Mặc dù đã có rất nhiều cuộc thám hiểm xác tàu kể từ khi nó được phát hiện vào năm 1985, nhưng kích thước khổng lồ và vị trí xa xôi của nó - khoảng 3,81 km dưới nước và 400 hải lý ngoài khơi bờ biển Newfoundland, Canada - khiến cho bất kỳ ai cũng gần như không thể nhìn thấy toàn cảnh về xác con tàu nổi tiếng này.

Trong suốt một thời gian dài, các nhà thám hiểm và nghệ sĩ đã dành nhiều thập kỷ để cố gắng khắc họa xác tàu Titanic, mặc dù theo những cách công nghệ thấp hơn. Sau khi Robert Ballard - cùng với Jean-Louis Michel của Pháp - phát hiện ra địa điểm tàu Titanic nằm lại vào năm 1985, ông đã kết hợp tất cả các bức ảnh của mình để tạo thành bức ảnh ghép ảnh đầu tiên về xác tàu, cho thấy phần mũi của Titanic. Tuy nhiên, các hình ảnh xác tàu Titanic được chụp lại bởi nhiều đoàn khảo sát những năm sau đó vẫn có chất lượng thấp, và chỉ chụp được một phần nhất định của xác tàu, do Titanic nằm ở địa hình rất sâu, thiếu ánh sáng.

Mãi tới thời điểm gần đây, bằng cách sử dụng công nghệ do Magellan Ltd - công ty hoạt động trong lĩnh vực lập bản đồ đáy biển sâu phát triển, các nhà khoa học cuối cùng đã thành công trong việc lập bản đồ toàn bộ con tàu Titanic, từ phần mũi và đuôi tàu (vỡ ra sau khi chìm), với các mảnh vỡ trải dài trong khu vực rộng 3 x 5 dặm.

Hình ảnh 3D hoàn chỉnh đầu tiên về xác tàu Titanic dưới đáy biển - Hình 1

Tàu Titanic rời bến cảng Southampton (Ảnh) để thực hiện hành trình vượt Đại Tây Dương đến New York, Mỹ, trước khi va chạm với một tảng băng trôi khổng lồ vào ngày 14/4/1912 khiến tàu bị chìm cùng với 1500 hành khách trên tàu. Khi chìm, con tàu đã bị tách làm đôi, theo như dữ liệu 3D thu được. Ảnh: Magella/Atlantic Productions

Được biết, dự án khảo sát xác tàu Titanic đã bắt đầu vào hè năm 2022, với rất nhiều thách thức do thời tiết xấu và những vấn đề kỹ thuật ở giữa Đại Tây Dương. Các nhà khoa học đã dành sáu tuần để khảo sát địa điểm tàu Titanic chìm, sử dụng công nghệ mà Magellan đã phát triển trong suốt 5 năm. Đoàn thám hiểm đã triển khai hai tàu lặn, có tên là Romeo và Juliet, ở độ sâu khoảng 3,7km dưới bề mặt để lập bản đồ từng milimet của vị trí xác tàu. Tuy nhiên, các thiết bị khảo sát của đoàn nghiên cứu đã không vào bên trong con tàu, theo các quy định hiện có.

Cuối cùng, một mô hình phiên bản kĩ thuật số với đồ họa 3D, vốn có thể coi là 'sinh đôi', của xác tàu Titanic đã được tạo ra một cách chính xác và chân thực nhất so với nguyên mẫu ngoài đời. Theo công ty Magellan, đây là dự án khảo sát dưới nước lớn nhất trong lịch sử: Nó tạo ra 16 terabyte dữ liệu chưa từng có và hơn 715.000 hình ảnh tĩnh và cảnh quay video 4k.

" Chúng tôi tin rằng dữ liệu này lớn hơn khoảng 10 lần so với bất kỳ mô hình 3D của các vật thể dưới đáy biển nào từng được khảo sát trước đây", Richard Parkinson, người sáng lập và CEO của Magellan cho biết.

" Những gì chúng tôi đã tạo ra là một mô hình 3D chân thực có độ chính xác cao của xác tàu. Các cảnh quay trước đây chỉ cho phép bạn nhìn thấy một khu vực nhỏ của xác tàu tại một thời điểm. Mô hình này sẽ cho phép mọi người thu nhỏ và nhìn thấy toàn bộ con tàu lần đầu tiên... Đây là con tàu Titanic mà chưa ai từng thấy đã thấy nó trước đây", chuyên gia chụp ảnh 3D Gerhard Seiffert cho biết.

Hình ảnh 3D hoàn chỉnh đầu tiên về xác tàu Titanic dưới đáy biển - Hình 2

Mô hình 3D được tạo ra từ dữ liệu khảo sát biển sâu cho thấy cái nhìn rõ nét nhất, chân thực nhất về xác tàu Titanic dưới đáy đại dương, ở độ sâu 3,8km. Trong ảnh là phần mũi của tàu Titanic. Ảnh: Magella/Atlantic Productions

Hình ảnh 3D hoàn chỉnh đầu tiên về xác tàu Titanic dưới đáy biển - Hình 3

Phần mũi tàu khi nhìn từ trên cao. Trước đây, việc khảo sát và chụp ảnh xác tàu Titanic gặp rất nhiều khó khăn về công nghệ cũng như rào cản về địa hình, khi tàu nằm ở địa hình rất sâu, thiếu ánh sáng. Ảnh: Magella/Atlantic Productions)

Các chuyên gia về lịch sử tàu Titanic và thám hiểm biển sâu ca ngợi mô hình này như một công cụ nghiên cứu vô giá. Họ tin rằng nó có thể giúp các nhà khoa học và nhà sử học giải quyết một số bí ẩn còn sót lại của con tàu — đồng thời tìm hiểu thêm về các địa điểm dưới nước khác.

Ví dụ, dữ liệu và mô hình 3D cho thấy một trong những chiếc thuyền cứu sinh của tàu Titanic đã bị chặn bởi một mảnh kim loại bị kẹt và không thể triển khai được. Các tàu lặn đã chụp được hình ảnh của các đồ tạo tác cá nhân, chẳng hạn như đồng hồ, mũ đội đầu và chai sâm panh chưa mở, nằm rải rác trên đáy biển.

Những dữ liệu được tìm thấy cũng đặt ra nhiều câu hỏi về vụ chìm tàu Titanic. Theo nhà thám hiểm và nhà phân tích vụ chìm tàu Titanic - Parks Stephenson, có lý do để nghi ngờ kết luận đã được chấp nhận từ lâu rằng con tàu đã đâm phải tảng băng dọc theo mạn phải của nó. Ông chỉ ra ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy thân tàu Titanic thực sự đã trườn trên một phần của tảng băng chìm dưới nước trong một thời gian ngắn.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nữ kế toán không nghe lời sếp, làm chậm trễ thanh toán 10 tỷ đồng cho đối tác nhưng lại được công ty khen ngợi: Kỹ năng làm việc quá tốtNữ kế toán không nghe lời sếp, làm chậm trễ thanh toán 10 tỷ đồng cho đối tác nhưng lại được công ty khen ngợi: Kỹ năng làm việc quá tốt
19:34:22 20/02/2025
Nam nhân viên kế toán nhập sai số tài khoản, chuyển nhầm 14 tỷ đồng của công ty nhưng lại được sếp cảm ơn: "Sơ suất nhỏ, nhưng là may mắn"Nam nhân viên kế toán nhập sai số tài khoản, chuyển nhầm 14 tỷ đồng của công ty nhưng lại được sếp cảm ơn: "Sơ suất nhỏ, nhưng là may mắn"
15:55:47 20/02/2025
Cô dâu nặng 200kg được 4 người "hộ tống" vào lễ đường, phản ứng của chú rể "gây choáng"Cô dâu nặng 200kg được 4 người "hộ tống" vào lễ đường, phản ứng của chú rể "gây choáng"
20:34:44 21/02/2025
70 năm trước, yêu cầu tuyển dụng tiếp viên hàng không gây sốc đến mức nhiều cư dân mạng phải sửng sốt: "Tôi không biết mình đang đọc cái gì"70 năm trước, yêu cầu tuyển dụng tiếp viên hàng không gây sốc đến mức nhiều cư dân mạng phải sửng sốt: "Tôi không biết mình đang đọc cái gì"
12:37:01 20/02/2025
Sa mạc 'kì lạ' nhất trên trái đất, có nhiều nước hơn cát, không có cỏ mọc nhưng lại có những ao đầy cá và tômSa mạc 'kì lạ' nhất trên trái đất, có nhiều nước hơn cát, không có cỏ mọc nhưng lại có những ao đầy cá và tôm
09:57:04 21/02/2025
Hình ảnh bàn tay kỳ lạ của người đàn ông chỉ ăn thịtHình ảnh bàn tay kỳ lạ của người đàn ông chỉ ăn thịt
12:35:33 20/02/2025
Ai Cập phát hiện mộ pharaoh đầu tiên sau hơn 100 nămAi Cập phát hiện mộ pharaoh đầu tiên sau hơn 100 năm
22:01:30 20/02/2025
Tại sao bốn nền văn minh tiền sử lớn từng huy hoàng trên Trái đất lại biến mất?Tại sao bốn nền văn minh tiền sử lớn từng huy hoàng trên Trái đất lại biến mất?
11:36:14 21/02/2025

Tin đang nóng

Nhân chứng kể lại giây phút kinh hoàng vụ tai nạn 6 người chết ở Sơn LaNhân chứng kể lại giây phút kinh hoàng vụ tai nạn 6 người chết ở Sơn La
08:44:08 22/02/2025
Nhan sắc thật của Lâm Tâm Như khiến 70 triệu người sốc nặngNhan sắc thật của Lâm Tâm Như khiến 70 triệu người sốc nặng
06:23:47 22/02/2025
Náo loạn khắp Weibo: "Tiểu tam" chối đây đẩy chuyện hẹn hò Hoàng Cảnh Du, "chính thất" lên tiếng dằn mặt!Náo loạn khắp Weibo: "Tiểu tam" chối đây đẩy chuyện hẹn hò Hoàng Cảnh Du, "chính thất" lên tiếng dằn mặt!
06:33:46 22/02/2025
Vì sao "Nữ tu bóng tối" của Song Hye Kyo nhận cà chua thối?Vì sao "Nữ tu bóng tối" của Song Hye Kyo nhận cà chua thối?
06:25:29 22/02/2025
Người đàn ông chiếm đoạt tờ vé số trúng thưởng của cụ bà 83 tuổiNgười đàn ông chiếm đoạt tờ vé số trúng thưởng của cụ bà 83 tuổi
10:16:43 22/02/2025
Ngay khi biết chồng được thăng chức tăng lương, tôi làm một bữa thịnh soạn ăn mừng, nào ngờ anh tức giận hất đổ mâm cơmNgay khi biết chồng được thăng chức tăng lương, tôi làm một bữa thịnh soạn ăn mừng, nào ngờ anh tức giận hất đổ mâm cơm
06:57:53 22/02/2025
Những đạo diễn thành công ngay phim đầu tayNhững đạo diễn thành công ngay phim đầu tay
06:24:28 22/02/2025
Sao nam Vbiz đang bị truy lùng chỉ vì 1 phát ngôn: Hot tới mức dính tin hẹn hò đồng giới lẫn yêu Hoa hậu!Sao nam Vbiz đang bị truy lùng chỉ vì 1 phát ngôn: Hot tới mức dính tin hẹn hò đồng giới lẫn yêu Hoa hậu!
08:09:58 22/02/2025

Tin mới nhất

Nữ thạc sĩ Cambridge xin vào sở thú làm công việc 'bốc mùi', 8h sáng đến 5h chiều chỉ quanh quẩn chăm thú

Nữ thạc sĩ Cambridge xin vào sở thú làm công việc 'bốc mùi', 8h sáng đến 5h chiều chỉ quanh quẩn chăm thú

11:05:16 22/02/2025
Mã Nhã, 25 tuổi, từng tốt nghiệp Đại học ngoại ngữ Nam Kinh. Sau khi du học Anh, cô gái tài năng lần lượt tốt nghiệp ngành Khoa học sinh học tại Imperial College London và Viện Thú y thuộc Đại học Cambridge.
Người đàn ông tay không bắt sống "quái thú" dài 6m ẩn nấp trong nhà vệ sinh

Người đàn ông tay không bắt sống "quái thú" dài 6m ẩn nấp trong nhà vệ sinh

10:27:50 22/02/2025
Một con trăn dài 6m được một nhân viên dọn dẹp khu chung cư phát hiện khi thò đuôi qua lỗ nhỏ trong nhà vệ sinh. Người này đã nhanh chóng báo tin cho lực lượng chức năng tới xử lý.
Người đàn ông kinh hãi khi nhìn thấy thứ này từ chiếc xe đi bên cạnh

Người đàn ông kinh hãi khi nhìn thấy thứ này từ chiếc xe đi bên cạnh

10:25:45 22/02/2025
Một tài xế đã phớt lờ lời kêu gọi của chính quyền về việc dọn sạch tuyết trên xe trước khi lưu thông, khiến nhiều người lo ngại về an toàn giao thông.
Kỳ lạ, loài cây có thể phát nổ như 'bom'

Kỳ lạ, loài cây có thể phát nổ như 'bom'

10:07:31 22/02/2025
Cây đầu lân còn được gọi là cây bom . Quả của loài cây này có khả năng phát nổ như bom nếu dùng lực gõ mạnh vào nó.
Bí ẩn 1.000 ngôi mộ ở Đức bị dán mã QR

Bí ẩn 1.000 ngôi mộ ở Đức bị dán mã QR

10:05:10 22/02/2025
Ban quản lý nghĩa trang tại Munich, Đức không thể tìm ra nguyên nhân khoảng 1.000 ngôi mộ trong thành phố này liên tục bị dán mã QR lên bia, cho tới khi cảnh sát vào cuộc.
Sáp thơm gây ô nhiễm không khí ngang với động cơ ô tô

Sáp thơm gây ô nhiễm không khí ngang với động cơ ô tô

00:13:14 22/02/2025
Nghiên cứu mới phát hiện ra rằng sáp thơm và các sản phẩm tạo mùi thơm hóa học có thể gây ra mức độ ô nhiễm không khí trong nhà ngang ngửa với động cơ diesel hay bếp gas.
Cô dâu bỏ trốn cùng bạn trai ngay trong ngày cưới

Cô dâu bỏ trốn cùng bạn trai ngay trong ngày cưới

19:25:34 21/02/2025
Trong một diễn biến đầy kịch tính, một cô dâu đã bỏ trốn cùng bạn trai vào ngày diễn ra tiệc cưới tại Bhopal, bang Madhya Pradesh, Ấn Độ vào ngày 19/2.
Cụ ông nộp đơn khiếu nại hàng xóm vì gà trống gáy lúc 3 giờ sáng

Cụ ông nộp đơn khiếu nại hàng xóm vì gà trống gáy lúc 3 giờ sáng

17:22:54 21/02/2025
Cảm thấy khó chịu vì gà trống của hàng xóm gáy lúc 3 giờ sáng, một người đàn ông lớn tuổi ở Kerala, Ấn Độ đã nộp đơn khiếu nại chính thức, thúc đẩy chính quyền điều tra và ra lệnh di dời chuồng gia cầm.
Hiện tượng lạ ở Úc: Cứ 3:02 chiều hằng ngày, người dân đổ xô ra siêu thị để làm 1 việc không phải mua hàng, săn sale

Hiện tượng lạ ở Úc: Cứ 3:02 chiều hằng ngày, người dân đổ xô ra siêu thị để làm 1 việc không phải mua hàng, săn sale

17:22:02 21/02/2025
Sự việc này đã diễn ra hàng ngày trong một thời gian , nhưng nhiều người Úc mới chỉ nhận ra điều kỳ lạ nhờ TikTok.
Sau hơn 100 năm, một thứ vừa lộ diện khiến cả thế giới sửng sốt

Sau hơn 100 năm, một thứ vừa lộ diện khiến cả thế giới sửng sốt

16:45:04 21/02/2025
Một phái đoàn khảo cổ chung giữa Ai Cập và Anh vừa xác định một lăng mộ cổ gần Luxor (Ai Cập) là nơi an nghỉ của Pharaoh Thutmose II.
Vẻ đẹp của loài ốc xoắn vách quý hiếm ở Việt Nam

Vẻ đẹp của loài ốc xoắn vách quý hiếm ở Việt Nam

12:17:36 21/02/2025
Ốc xoắn vách là một loài ốc quý hiếm, có trữ lượng ít của Việt Nam. Loài ốc này không chỉ có giá trị khoa học mà còn có giá trị thẩm mỹ cao.
Loài cây quý hiếm nhất thế giới, cứng như sắt, chỉ có ở Việt Nam

Loài cây quý hiếm nhất thế giới, cứng như sắt, chỉ có ở Việt Nam

09:55:44 21/02/2025
Đó là cây chai lá cong, loài cây đặc hữu chỉ có duy nhất ở Việt Nam, có trong Sách đỏ và đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng khi cả nước chỉ còn 13 cây cổ thụ.

Có thể bạn quan tâm

Cảnh báo tác hại do lạm dụng nhuộm tóc

Cảnh báo tác hại do lạm dụng nhuộm tóc

Làm đẹp

11:36:05 22/02/2025
Bệnh nhân được chẩn đoán bị viêm da tiếp xúc dị ứng nghi do thuốc nhuộm tóc. Do tổn thương phức tạp nên bác sĩ đã phải cắt gần như hết phần tóc đã nhuộm để điều trị cho bệnh nhân.
Dồn dập các vụ côn đồ đường phố, tự cho mình quyền 'mạnh được, yếu thua'

Dồn dập các vụ côn đồ đường phố, tự cho mình quyền 'mạnh được, yếu thua'

Pháp luật

11:33:48 22/02/2025
Liên tiếp các vụ côn đồ đường phố xảy ra ở nhiều nơi dù đã được lực lượng chức năng xử nghiêm theo hướng khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt khẩn cấp nhưng kiểu hành xử tự hung hãn vẫn cứ tái diễn khiến người dân bức xúc, bất bình.
Cubarsi muốn học theo phong cách chơi của Van Dijk

Cubarsi muốn học theo phong cách chơi của Van Dijk

Sao thể thao

11:28:43 22/02/2025
Thần đồng bóng đá của Barca và Tây Ban Nha, Pau Cubarsi, vừa tiết lộ hình mẫu lý tưởng của anh. Theo đó, Virgil van Dijk chính là idol của cầu thủ 18 tuổi này.
Ba Lan đề nghị Kiev hợp tác với Tổng thống Mỹ

Ba Lan đề nghị Kiev hợp tác với Tổng thống Mỹ

Thế giới

11:22:25 22/02/2025
Nghị sĩ Stanislav Balabanov của đảng ITN trong liên minh cầm quyền ở Bulgaria giải thích: Mục đích của tuyên bố là để trấn an người dân Bulgaria và nhấn mạnh rằng sẽ không có một binh lính Bulgaria nào được đưa đến Ukraine .
Tất cả những nỗ lực của Lọ Lem: Càng đọc càng bực!

Tất cả những nỗ lực của Lọ Lem: Càng đọc càng bực!

Netizen

11:16:00 22/02/2025
Nếu được hỏi về một cô gái bạch nguyệt quang vừa xinh đẹp, học giỏi, kiếm nhiều tiền đỉnh lại ngoan ngoãn, lễ phép và khiêm tốn, hẳn nhiều cư dân mạng sẽ nhắc đến Lọ Lem - con gái đầu của MC Quyền Linh.
Cô gái bất ngờ nổi rần rần nhờ góc ban công 3m2 ngập tràn hoa tươi, cư dân mạng cảm thán: "Tuyệt đối điện ảnh"

Cô gái bất ngờ nổi rần rần nhờ góc ban công 3m2 ngập tràn hoa tươi, cư dân mạng cảm thán: "Tuyệt đối điện ảnh"

Sáng tạo

11:06:08 22/02/2025
Góc ban công có diện tích siêu nhỏ (chỉ 3m2) nhưng may mắn lại sở hữu vị trí thuận lợi khi luôn đón được lượng ánh sáng lý tưởng, vô cùng thích hợp cho việc trồng hoa.
Vợ sao nam Vbiz nổi đóa trước thềm đám cưới, đáp trả căng: "Nghiệp từ miệng mà ra!"

Vợ sao nam Vbiz nổi đóa trước thềm đám cưới, đáp trả căng: "Nghiệp từ miệng mà ra!"

Sao việt

11:03:12 22/02/2025
Vào tối 21/2, Ngọc Trà gây hoang mang khi đăng tải dòng trạng thái bày tỏ rõ sự bức xúc trên mạng xã hội. Cô ẩn ý nhắc tới việc bị một người chọc phá, kiếm chuyện gây ảnh hưởng tới cuộc sống.
Chuyện tình "mưa dầm thấm lâu" của anh chàng khiếm thị với nữ ca sĩ hơn 14 tuổi

Chuyện tình "mưa dầm thấm lâu" của anh chàng khiếm thị với nữ ca sĩ hơn 14 tuổi

Tv show

10:50:43 22/02/2025
Lá thư tỏ tình với đàn chị hơn 14 tuổi dù chỉ ít dòng nhưng anh chàng đã phải mất mấy tiếng đồng hồ để ngồi soạn, chọn từng câu từng chữ...
Ba thế hệ diễn viên đóng vai Hoàng Dung hội ngộ

Ba thế hệ diễn viên đóng vai Hoàng Dung hội ngộ

Hậu trường phim

10:48:08 22/02/2025
Bộ truyện Anh hùng xạ điêu của nhà văn Kim Dung từng được chuyển thể lên màn ảnh nhiều lần và không ít lần gây ấn tượng tốt với khán giả.
Loại vi khuẩn gây ung thư dễ dàng lây trong cả gia đình

Loại vi khuẩn gây ung thư dễ dàng lây trong cả gia đình

Sức khỏe

10:41:55 22/02/2025
Bác sĩ kết luận bé H. bị viêm dạ dày - loét hành tá tràng, HP dương tính. Ngay lập tức, trẻ được yêu cầu nhập viện nội trú và điều trị theo phác đồ. Bác sĩ tư vấn cả gia đình của bé H. nên làm test vi khuẩn HP để có kế hoạch điều trị ph...
Kỳ lạ 1km đường có... 23 biển báo cấm đỗ xe

Kỳ lạ 1km đường có... 23 biển báo cấm đỗ xe

Tin nổi bật

10:38:20 22/02/2025
Thời gian gần đây, cơ quan chức năng lắp đặt các biển báo giao thông trên quốc lộ 27, đoạn đi qua xã Lạc Lâm, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng. Đáng chú ý, trên 1km đường trước UBND xã Lạc Lâm có đến 23 biển báo cấm đỗ xe ngày chẵn.