Tại sao tài năng của SofM không thua kém Faker?
SofM gần đây liên tục nhận được sự quan tâm của cộng đồng Esports xứ Trung.
LPL đang chao đảo trong cuộc chiến vì MSI 2022. Sau cổ động viên, game thủ cũng bắt đầu lên tiếng về việc khu vực LMHT xứ Trung đến sân chơi thế giới. Cụ thể, nhiều ý kiến ám chỉ Riot Games quá thiên vị nước bạn. Hiện tại, chưa bên nào phân trần câu chuyện ồn ào trên.
SofM oanh tạc tựa game Naraka: Bladepoint
Ngoài MSI 2022, tình hình các đội tuyển trong thời gian nghỉ ngơi cũng được quan tâm. Hiện tại, hầu hết đều tập trung chuẩn bị cho chặng đường LPL mùa Hè 2022. Để rồi, trong đó, SofM bất ngờ nổi lên với việc càn quét tựa game Naraka: Bladepoint.
Cổ động viên xứ Trung vô cùng ngưỡng mộ màn trình diễn từ Duy Cầu Giấy. Anh không chỉ đem về thông số khủng mà còn xếp hạng cao ngất ngưỡng. Để rồi, Sohu còn không ngần ngại so sánh SofM với Faker. Ở đó, ngôi sao người Việt Nam tài năng chẳng kém cạnh “Quỷ vương bất tử”.
Hiển nhiên, trang tin Trung Quốc không nhận vơ hay nói điêu về tầm vóc của SofM. Tác giả bài viết không đề cập đến danh hiệu hay tầm ảnh hưởng lên giới LMHT. Vấn đề muốn bàn đến chỉ là tài năng chơi game của cả hai.
SofM ở CKTG 2020 vẫn là cái gì đó khác biệt
Thực chất, SofM có thể xem như thiên tài trong lĩnh vực này. Theo Sohu, ngôi sao 24 tuổi am hiểu tướng, đến cách vận hành LMHT. Anh có khả năng đem những quân bài out meta khuynh đảo một đấu trường.
Trang tin xứ Trung một lần nữa nhắc lại CKTG 2020. Điều này không đồng nghĩa Sohu muốn ăn mày quá khứ hay thu hẹp hình tượng của SofM. Mà bởi lẽ, Duy Cầu Giấy năm đó quá xuất sắc.
Video đang HOT
Trước một DWG đỉnh cao với ShowMaker, Canyon hay Nuguri, “Thần rừng” LPL vẫn tạo dấu ấn rõ nét, khác biệt. Đây không phải kỳ CKTG thành công nhất với LMHT Trung Quốc. Nhưng SofM và Suning khiến cổ động viên nhớ mãi dù chỉ là đội về nhì.
SofM tài năng không kém gì Faker
Thứ 2, SofM thích ứng tốt và trở thành một phần của LPL. Ở phương diện này, SofM thậm chí có chút nhỉnh hơn Faker. Bởi lẽ, anh mang chuông đi đánh xứ người thành công. Đừng quên rằng, xuất phát điểm của Duy Cầu Giấy khác xa các ngoại binh Hàn Quốc. Nói thẳng ra, VCS sao sánh được với LCK.
Dẫu vậy, SofM vẫn đường đường chính chính xác lập vị thế vững chắc tại LPL. Không phải hiển nhiên Sohu đưa ra điều này. Bởi lẽ, trước đó, trang tin nhiều lần nhắc đến sự khốc liệt của sân chơi cao nhất giới LMHT xứ Trung. Hàng loạt tài năng đất nước tỷ dân đều sớm thui chột trước khi chạm đến LPL.
SofM đến LPL bằng thực lực, tồn tại ở đây nhờ những nỗ lực không ngừng. Sohu còn chỉ ra rằng, anh học ngoại ngữ rất nhanh, khả năng hòa nhập tốt. Đồng thời, trang tin Trung Quốc thừa nhận những game thủ năng lực toàn diện như Duy Cầu Giấy rất hiếm.
Chưa hết, Sohu còn cho rằng SofM gặp không đúng đồng đội. Vì thế, tới nay, dù rất siêu phàm, anh vẫn không thể chạm vào bất cứ danh hiệu cao quý nào. “Cậu ấy thật sự giỏi, như TheShy và cả Faker. Nhưng thực lực các đội của SofM không ổn”, trang tin cho hay.
Cặp đôi huyền thoại SofM-TheShy ở LPL mùa Xuân 2022
“Để biết được tiêu chuẩn của tuyển thủ chuyên nghiệp, không phải người bình thường có thể hiểu được. Nhiều khi, với một ngôi sao hàng đầu, việc lĩnh hội, am hiểu tựa game chính là đỉnh cao”, Sohu ngầm khen Duy Cầy Giấy.
Hiện tại, SofM cùng WBG hướng đến LPL mùa Hè 2022. Đội vẫn còn đó những cái tên chất lượng. Đặc biệt, cổ động viên đều kỳ vọng Duy Cầu Giấy và TheShy trình diễn thuyết phục hơn. Quan trọng, cả hai xứng đáng một lần nữa đến CKTG.
T1 độc chiếm BXH tuần của làng LMHT, WBG vẫn phải xếp sau 1 đội LPL, fan chỉ ra cái tên không xứng đáng góp mặt
T1 của Faker vẫn là "độc cô cầu bại" nhưng có một cái tên trong BXH này lại khiến nhiều fan không phục.
Vào sáng ngày 01/03 (giờ Việt Nam), truyền thông quốc tế đã công bố BXH hàng tuần mới của làng LMHT toàn thế giới. BXH này chỉ tính trên bình diện thành tích của các đội tại 4 giải thuộc nhóm Major và dựa trên nhiều tiêu chí, bao gồm phong độ, thành tích, màn trình diễn của mỗi đội trong mỗi game đấu... Tuy nhiên, vì xét trên quá nhiều tiêu chuẩn nên đôi khi, các kết quả trên BXH này thường không được lòng cộng đồng LMHT.
BXH mới được công bố của Upcomer cho tuần cuối tháng 2
Có thể thấy, T1 đang dẫn đầu BXH và đây là kết quả không lấy gì làm bất ngờ. Faker và các đồng đội là tập thể duy nhất còn giữ được mạch bất bại kể từ khi giải Mùa Xuân diễn ra ở cả 4 khu vực Major. Chưa kể, T1 đã có những màn thể hiện vô cùng ấn tượng. Faker và các đồng đội đã hạ gục Gen.G Esports (lượt đi), DWG KIA (lượt đi - về) - những đội tuyển được xem là cạnh tranh trực tiếp với T1 trên hành trình giành lấy chiếc cúp vô địch LCK Mùa Xuân 2022.
T1 đang bất bại với chuỗi 12 trận thắng liên tiếp nên không có gì bất ngờ khi họ thống trị BXH này
Theo sau T1 lần lượt là 2 đội thuộc LPL: Victory Five (hạng 2) và Weibo Gaming (hạng 3). Và điều này cũng để lại một số thắc mắc nơi cộng đồng LMHT, đặc biệt là các fan LPL. Nhưng xét tổng thể, dù rằng WBG đã đánh bại V5 nhưng lối thi đấu của SofM và các đồng đội nổi tiếng là khiến khán giả "đau tim". WBG có thể thắng đó nhưng sau đó cũng có thể đại bại một cách vô cùng bạc nhược.
V5 và WBG lần lượt chia nhau vị trí thứ 2 và 3
Thậm chí, ngay trong 1 chuỗi BO 3, SofM và các đồng đội cũng có thể thể hiện những bộ mặt khác nhau qua từng game đấu. Không phải khi không mà WBG được gọi là "Chấp game 2 Esports" hay "Bỏ Rồng Gaming". Trong khi đó, V5 lại thể hiện sự ổn định hơn rất nhiều lần và công bằng mà nói, trận thua trước chính WBG cũng chỉ là do những thành viên của V5 đã không có những khoảnh khắc "siêu nhân" như TheShy hay SofM, Huanfeng... bên phía WBG mà thôi.
Với lối đánh thất thường, WBG không được đánh giá cao bằng V5 dù đã từng hạ gục đội này khi đối đầu
Ba vị trí 4 5 6 lần lượt thuộc về Gen.G, EDward Gaming và Bilibili Gaming không lấy gì làm ngạc nhiên khi đây cũng là các đội xếp sau những cái tên trong top 3 ở 2 giải LCK và LPL tính đến hiện tại. Tuy vậy, vị trí của EDG và BLG nhiều khả năng sẽ có thể thay đổi nếu họ không sớm chấn chỉnh phong độ. Cụ thể, EDG mới để thua 2 trận liên tiếp trước V5 và Top Esports còn BLG cũng vừa là bại tướng của TES trong trận đấu chiều ngày 01/03 (giờ Việt Nam).
Nhưng tranh cãi bắt đầu bùng nổ ở vị trí của Royal Never Give Up và đặc biệt là Fnatic. Cụ thể, các fan LPL không hiểu tại sao mà cùng hiệu số 7-3, LNG Esports lại xếp trên mà RNG lại có mặt trong khi "Kỳ Lân Tô Châu" hoàn toàn vắng bóng. Thậm chí, FNC có mặt trong khi đội xếp trên là Rogue lại vắng bóng gây nên sự tranh cãi cực lớn. Có fan còn cho rằng FNC là cái tên duy nhất không xứng đáng góp mặt ở BXH này.
Fnatic bất ngờ góp mặt
Nhiều fan quốc tế không hiểu tại sao lại có FNC
Nhưng xét chung lại, thì LNG đã có tuần thi đấu cuối tháng 2 rất không tốt khi họ để thua cả 2 trận (gặp WBG và V5). Đây lại là BXH tuần nên việc "Kỳ Lân Tô Châu" vắng mặt có lẽ cũng không đến mức phải lên án như thế. Trong khi đó, TES, với việc có phong độ tốt gần đây khi hạ gục một loạt tên tuổi như FunPlus Phoenix, JD Gaming hay chính EDG đã xuất hiện trong BXH ở vị trí thứ 10.
TES có thời gian gần đây thi đấu khá tốt và đã góp mặt vào top 10 đội hay nhất tuần của làng LMHT
Và hiện tại, BXH này vẫn nên nhiều tranh cãi. Nhưng như đã nói ở trên, BXH này dựa trên nhiều tiêu chí và do đó, chắc chắn sẽ có những kết quả không vừa lòng người hâm mộ. Riêng các đội tuyển được nhắc tên, họ sẽ phải cố gắng nhiều hơn nữa, để duy trì thành tích của mình hoặc cải thiện phong độ nếu không muốn đón nhận cảnh trắng tay sau khi Mùa Xuân 2022 kết thúc.
Nhà cựu vô địch CKTG tán dương SofM lên tận "mây xanh": "Cậu ta mà cặp với Chovy thì 20 phút gg" Nếu SofM thực sự có lúc hợp team cùng Chovy, sẽ là 1 sự khủng khiếp cho mọi đối thủ. Nhắc tới SofM, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh một tuyển thủ đi rừng với những kèo pick tướng "dị", lối chơi sáng tạo mang tính kiểm soát và không ngại đánh "hổ báo" khi cần. Chính SofM là tuyển thủ...