Tại sao “Stories” được dự đoán là tương lai của Social Sharing?
Trong cuộc khảo sát của Facebook IQ, có 68% người bảo rằng họ dùng Stories của hơn 3 ứng dụng ít nhất là mỗi tuần 1 lần. Những định dạng Stories như Instagram Stories và Facebook Stories có khả năng thúc đẩy việc mua hàng như thế nào và khách hàng muốn xem những gì từ Stories của các thương hiệu?
Các nền tảng như Facebook Stories, Instagram Stories, Messenger Stories và WhatsApp Status đều có định dạng Stories tồn tại 24 tiếng. Tuy nhiên, thời gian đó cũng có thể giúp thương hiệu duy trì mối quan hệ với khách hàng, thúc đẩy doanh số bán hàng. Trên thực tế, cứ hơn 1 trong 2 người được khảo sát trên 12 quốc gia sử dụng Stories cho biết giờ đây có xu hướng mua hàng trực tuyến nhiều hơn.
Và đây là những điều bạn cần biết về định dạng Stories được xác định trong khảo sát của chúng tôi. Khi ảnh và video được xem hoặc chia sẻ tạm thời trong 24 giờ trên phương tiện truyền thông xã hội có khả năng thúc đẩy việc mua hàng ra sao? Những gì người mua sắm muốn xem từ stories của thương hiệu là gì? Insight được dựa trên một cuộc khảo sát của Facebook IQ với hơn 18.000 người trong độ tuổi từ 13 đến 54 ở hơn 12 quốc gia. Họ là những người thường sử dụng Stories của các ứng dụng thuộc sở hữu của Facebook.
Stories thúc đẩy mua hàng như thế nào?
Khảo sát cho thấy định dạng Stories cho phép mọi người thể hiện bản thân một cách sáng tạo, trải nghiệm những khoảnh khắc cuộc sống hàng ngày của họ và cảm nhận cuộc sống của cả cộng đồng. Nó cũng cung cấp cho họ một cơ hội để kết nối với mọi người và các thương hiệu. Thông qua những Stories, một người khách hàng có thể khám phá hàng loạt những loại quần áo mới, xem các thủ thuật tài chính cá nhân hoặc xem qua ảnh hậu trường cho ra những món ăn yêu thích.
Người dùng ngày càng thích kết nối với thương hiệu thông qua Stories
69% người dùng cho rằng việc thương hiệu hoạt động trên Stories là cách thức tuyệt vời giúp họ biết các sản phẩm và dịch vụ mới
62% người dùng nói rằng họ cảm thấy bị thu hút bởi thương hiệu hoặc sản phẩm sau khi xem qua stories
31% người dùng bảo rằng thời gian tới, họ sẽ sử dụng Stories để kết nối với thương hiệu
Stories cũng là giải pháp giúp marketer kết nối mạnh mẽ hơn với thương hiệu và người tiêu dùng. Cứ 1 trong 2 người khảo sát có sử dụng Stories nói rằng Stories đã làm cho sự quan tâm của họ dành cho thương hiệu được lâu hơn. Và nhiều người cũng đã chỉ ra khả năng mua hàng của họ bắt nguồn từ việc xem Stories
4 hành động người dùng thực hiện sau khi xem Stories
56% vào trang web của nhãn hàng để tìm thêm thông tin
Video đang HOT
50% tìm mua sản phẩm hoặc dịch vụ trên các trang web
38% kể với người khác về sản phẩm hoặc dịch vụ đó
34% ghé qua cửa hàng để kiểm tra sản phẩm hoặc dịch vụ
Ở tất cả các khu vực được khảo sát, những hành động phổ biến nhất mà mọi người thực hiện sau khi xem sản phẩm hoặc dịch vụ từ Stories là lên trang web của thương hiệu đó để tìm hiểu thêm nhiều thông tin và tìm kiếm sản phẩm trên các trang thương mại điện tử. Tuy nhiên cũng có nhiều người cho biết họ đã đến cửa hàng để kiểm tra trực tiếp sản phẩm và dịch vụ. Và đối với 34% được khảo sát tại các thị trường Mỹ Latinh và 31% tại các thị trường Châu Á Thái Bình Dương cho biết họ thường hay nhắn tin trực tiếp cho doanh nghiệp đó khi xem Stories.
Điều gì làm cho stories của thương hiệu trở nên nổi bật?
Theo khảo sát, có một vài yếu tố chính giúp cho stories của thương hiệu thu hút được khách hàng. Dưới đây là 5 kiểu stories mọi người muốn xem:
51% Stories đề cập đến việc mua hàng và quảng cáo sản phẩm
51% Stories ngắn, dễ hiểu
45% Stories hướng dẫn mẹo vặt hoặc lời khuyên
44% Stories giới thiệu sản phẩm mới
43% Stories trải nghiệm thực tế
Ở Brazil, Germany và Indonesia, những Stories truyền cảm hứng hay cổ vũ tinh thần thuộc top 5 kiểu Stories được mọi người quan tâm. Còn tại Úc và Mexico, những stories về sự kiện như các chương trình truyền hình, concert, lễ hội,…lại được mọi người nhắc đến nhiều.
Marketer có thể tạo ra Stories dễ hiểu cho thương hiệu bằng cách chèn caption hoặc các overlay. Vì dữ liệu Instagram cho thấy trên toàn cầu, có 40% Instagram Stories ở dạng video được tắt âm khi xem. Ngoài ra, các marketer có thể làm cho Stories của họ có cảm giác chân thực hơn bằng cách chia sẻ nội dung trực tiếp từ các sự kiện hoặc cảnh quay có sự góp mặt của influencer.
Có thể cho rằng thành phần thiết yếu của các stories từ những thương hiệu hiệu quả là nhờ sự sáng tạo. Bạn có thể xem qua các thương hiệu thành công với Facebook và Instagram Stories. Và theo Facebook Creative Shop thì chúng ta hãy hoạt động trên stories nhiều hơn.
Marketer cần phải làm những gì?
Nâng cao chiến lược xây dựng stories
Cuộc khảo sát cho thấy nhiều người muốn xem nội dung từ các thương hiệu thông qua stories, đặc biệt là khi stories đó bao gồm cả bán hàng hoặc quảng cáo và có thể xem thật nhanh và dễ dàng. Đừng trì hoãn việc sử dụng định dạng mới này để phát triển mối quan hệ gần gũi hơn với khách hàng của bạn và tiếp cận khách hàng mới.
Luôn làm mới Stories
Mọi người chuyển sang hoạt động ở stories là vì nội dung mang đến cảm giác bất ngờ và mới mẻ – bao gồm nội dung liên quan đến sản phẩm mới. Ví dụ, GAP đã sử dụng Instagram Stories để giới thiệu một dòng sản phẩm may mặc mới có tên Logo Remix. Để thu hút sự chú ý của mọi người, thương hiệu đã đăng một phiên bản phối lại bài hát cổ điển “Hold Me Now” của Thompson Twins. Với mỗi trang stories, GAP đã đặt với các nút gọi hành động được liên kết với trang web của họ để tăng lượng truy cập.
Theo Facebook IQ
Tương lai con người có thể đọc được suy nghĩ của nhau không còn xa
Việc truyền đạt suy nghĩ mà không sử dụng ngôn từ nghe giống như trong một bộ phim viễn tưởng nhưng có thể sẽ sớm trở thành hiện thực.
Một nhóm các nhà khoa học tới từ Đại học Carnegie Mellon và Đại học Washington mới đây công bố một nghiên cứu mô tả cách họ kết nối não bộ của 3 người khác nhau, cho phép họ giao tiếp mà không nhìn hoặc nói chuyện với nhau.
"Năm 2013, chúng tôi đã chứng minh 2 người có thể giao tiếp trực tiếp bằng cách truyền tín hiệu giữa 2 bộ não. Câu hỏi được đặt ra là liệu người ta có thể tạo ra một "mạng xã hội" của nhiều hơn 2 bộ não để giải quyết các công việc mà không 1 bộ não nào có thể tự giải quyết được. Giờ đây, BrainNet đã đặt cho ra những khái niệm đầu tiên về ý tưởng này", ông Rajesh Rao, một tác giả của nghiên cứu tới từ Đại học Washington nói với Newsweek.
Con người có thể đọc được suy nghĩ của nhau trong tương lai.
Hệ thống BrainNet sử dụng các công nghệ được gọi là điện não đồ, kích thức từ xuyên sọ cho phép 3 người tham gia gửi tín hiệu não một cách thụ động. Trong nghiên cứu, 3 bộ não sẽ được liên kết bằng cách sử dụng tương tác giữa não và não để giải quyết nhiệm vụ mà một cá nhân riêng lẻ không thể giải quyết được.
Nhiệm vụ này có liên quan tới một trò chơi theo kiểu xếp hình, trong đó 1 "người nhận" sẽ điều khiển các khối rơi xuống trong khi 2 "người gửi" có nhiệm vụ nói cho họ biết cách xoay các khối.
Để thực hiện điều này, 2 "người gửi" sẽ nhìn vào đèn nhấp nháy ở 2 bên màn hình trò chơi. "Người nhận" có thể cảm nhận được đèn nhấp nháy nhưng lại không thể nhìn thấy chúng mà phải dựa vào những các thông tin được gửi tới từ não bộ 2 "người gửi" thông qua chiếc mũ sọ chuyển tiếp tín hiệu não.
Nhờ đó, "người nhận" có thể điều khiển các khối vào vị trí thích hợp mặc dù họ không thể nhìn thấy chúng vào thời điểm đó.
Các nhà nghiên cứu đã thực hiện thí nghiệm này trên 5 nhóm và cho thấy kết quả thành công lên tới 81,25%.
Nhóm nghiên cứu tin rằng đây sẽ là những bước đầu tiên giúp con người tiến tới việc truyền suy nghĩ từ bộ não này tới bộ não khác trong tương lại.
Theo vtc
Hội thảo an ninh mạng Microsoft: AI là hàng rào phòng thủ trong tương lai AI đang dần trở thành công cụ hữu hiệu phòng chống tấn công mạng nhờ khả năng phát hiện và chống lại các cuộc tấn công dựa trên hiểu biết sâu sắc về dữ liệu. Một nghiên cứu được thực hiện bởi Frost & Sullivan theo yêu cầu của Microsoft đã tiết lộ khả năng thiệt hại về kinh tế trên khắp Châu...