Tại sao smartphone Xiaomi có giá rẻ?
Phó chủ tịch Xiaomi vừa tiết lộ sự thật khiến họ có thể bán smartphone với giá rẻ bất ngờ.
Sự kết hợp của những chiếc smartphone cấu hình cao và đơn giá thấp đã giúp Xiaomi bán được trên 60 triệu máy trong năm qua. Xiaomi còn vượt qua cả Samsung, trở thành hãng smartphone bán chạy nhất ở Trung Quốc và là nhà sản xuất điện thoại thứ 3 thế giới.
Các thiết bị chủ lực Mi của Xiaomi có giá bán lẻ chỉ khoảng 300 USD – lần đầu tiên mẫu Mi Note Pro mới “phá rào” có mức giá 500 USD – còn những thiết bị dòng Redmi chỉ có giá dưới 150 USD. Trong khi đó, iPhone của Apple đều có giá trên 1.000 USD không kèm hợp đồng, Samsung Note và Galaxy S cũng đắt tương tự. Xiaomi có bí quyết gì?
Nhiều giả thuyết đã được đặt ra, tuyên bố rằng Xiaomi bán điện thoại ở mức giá “sát nút” và kiếm tiền từ các dịch vụ khác. Hugo Barra, phó chủ tịch của công ty, vừa vén màn bí mật của Xiaomi.
Ông Barra giải thích rằng Xiaomi có thể bán smartphone với mức giá rẻ nhờ sự kết hợp của một danh mục đầu tư nhỏ gọn và thời gian trung bình bán điện thoại dài hơn. Điều quan trọng, Xiaomi tiếp tục bán các thiết bị cũ hơn (các phiên bản đã được nâng cấp) ở mức giá giảm, ngay cả khi hãng đã ra mắt các mẫu máy mới hơn.
“Hầu hết các sản phẩm của chúng tôi đều ở trên kệ trong 18-24 tháng và trải qua 3-4 lần giảm giá. Mi2 và Mi2s là những thiết bị khá giống nhau”, Barra giải thích. “Máy được bán trong 26 tháng. Redmi 1 ra mắt lần đầu tiên vào tháng 9/2013, và chúng tôi chỉ mới ra mẫu Redmi 2 trong tháng này, tức là 16 tháng sau”.
Điều này rất quan trọng vì thời gian chuẩn bị cho thiết bị mới dài hơn giúp Xiaomi đảm bảo được các hợp đồng mua linh kiện tốt hơn với các nhà cung cấp.
Video đang HOT
“Lý do chúng tôi giảm giá sản phẩm là vì chúng tôi đã thương lượng chi phí linh kiện giảm dần với các nhà cung cấp, điều đó mang lại cho chúng tôi một tỷ suất lợi nhuận lớn”, Barra nói thêm.
“Phần lớn linh kiện trong các sản phẩm của chúng tôi vẫn giống nhau – từ nguồn cung đến nguồn linh kiện, nghĩa là chúng tôi có thể hưởng các chiết khấu cho linh kiện”, ông nói. “Chúng tôi có thể tiếp tục dẫn đầu về giá bán, và điều quan trọng là phải có một danh mục đầu tư rất gọn nhẹ – mỗi năm, chúng tôi chỉ ra mắt một ít sản phẩm, chúng tôi chỉ có 2 dòng sản phẩm”.
Barra nói rằng việc sản phẩm của Xiaomi có bán trong thời gian dài, 2 hoặc 3 năm không chỉ nhằm giảm giá, mà Xiaomi vẫn duy trì cập nhật phần mềm và các dịch vụ khác mà khách hàng yêu cầu, lâu dài hơn hầu hết các công ty khác.
“Càng tập trung vào các sản phẩm đầu tư, chúng tôi càng kiểm soát chi phí hiệu quả hơn”, ông nói.
Ngoài ra còn có những yếu tố khác góp phần vào cơ cấu giá này, trong đó có chính sách marketing gọn nhẹ, chỉ tập trung vào online của Xiaomi, vị trí công ty gần với các nhà máy sản xuất ở Trung Quốc. Tuy vậy, khâu kiểm soát linh kiện và đối tác cung cấp là yếu tố quan trọng.
Xiaomi đang có kế hoạch lớn mở rộng ra châu Á trong năm 2015 này, điều đó khiến mô hình giá và dây chuyền cung ứng trở thành vấn đề quan trọng hơn cả. Tại hầu hết các thị trường, công ty bán điện thoại theo mô hình online, nhưng gần đây Xiaomi đã bắt đầu thử nghiệm hợp tác với các đối tác ngoài Trung Quốc. Xiaomi đang có thử nghiệm với nhà mạng Airtel ở Ấn Độ, và một số đối tác ở Đài Loàn, Malaysia và Singapore.
Ông Barra đã giải thích quan hệ đối tác với nhà mạng rất khó tại những thị trường mà phần lớn người dùng là khách hàng trả trước – như ở Ấn Độ – nhưng có vẻ Xiaomi đang mở rộng bán lẻ. Hãng đã bán được 1 triệu thiết bị trong 5 tháng đầu tiên ở Ấn Độ với mô hình bán hàng flash sales. Flash sales là hình thức xúc tiến bán hàng mà trong đó một số lượng hàng hóa nhất định sẽ được bán ra trong một thời gian được ấn định sẵn với mức khuyến mãi cực cao.
Nếu Xiaomi có thể tiến xa hơn và đáp ứng nhu cầu thị trường Ấn Độ cùng các thị trường mới nổi khác, hãng có thể tăng doanh số lớn trong năm 2015. Năm ngoái, Xiaomi dự đoán sẽ bán được 100 triệu máy trong năm 2015.
Theo Hoàng Lan/ICTNews
Tại sao Samsung muốn nuốt chửng BlackBerry?
Giới thạo tin cho biết Samsung thèm muốn số lượng bằng sáng chế khổng lồ của BlackBerry, nhưng đó có thể chỉ là một phần lý do.
Dẫn lời một nguồn tin thân cận, Reuters cho biết Samsung vừa đề nghị mua lại BlackBerry với giá 7,5 tỷ USD. Mặc dù ngay sau đó, BlackBerry đã lên tiếng bác bỏ thông tin về việc có một cuộc đàm phán giữa 2 bên, đây vẫn là một thương vụ có khả năng xảy ra.
Giới thạo tin cho biết, số lượng bằng sáng chế khổng lồ của BlackBerry - lên đến 44.000 bằng sáng chế - chính là mục tiêu Samsung nhắm đến. Những bằng sáng chế này được định giá khoảng 1,43 tỷ USD hồi tháng 8/2014. Tuy nhiên, đó có thể chỉ là một phần lý do.
BlackBerry đang nằm trong tầm ngắm của Samsung. Ảnh: Reuters.
Thứ hấp dẫn Samsung hơn nhiều trong cuộc chơi này chính là yếu tố bảo mật. Bảo mật chính là cánh cửa đưa họ đến với thị trường có giá trị cao là người dùng doanh nghiệp.
Samsung từng công bố kế hoạch dài hơi là gia nhập - và chiến thắng - ở thị trường doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ di động. Công ty này đã đầu tư mạnh mẽ cho việc quảng bá nền tảng bảo mật mang tên KNOX. Vấn đề nằm ở chỗ, những chiếc smartphone của họ chạy trên nền tảng Android, vốn yếu kém nhất trong việc bảo mật so với các nền tảng còn lại.
Sở hữu BlackBerry, câu chuyện sẽ xoay chiều. Nếu phải tìm ra lĩnh vực BlackBerry vượt xa so với đối thủ, đó chính là bảo mật. Đến Tổng thống Mỹ Barack Obama còn sử dụng điện thoại BlackBerry. Người dùng phổ thông có thể từ chối BlackBerry nhưng doanh nghiệp thì không. Họ cần những tính năng bảo mật xuất sắc của nền tảng này. BlackBerry cũng là nền tảng ưa thích của chính phủ, quân đội nhiều nước.
Tổng thống Obama là một tín đồ của BlackBerry. Ảnh: Reuters.
Ngoài số lượng các bằng sáng chế và khả năng bảo mật, Samsung còn thu về không ít "bảo bối" nếu thâu tóm thành công BlackBerry. Đó có thể là tập khách hàng lên đến cả trăm triệu người, một nền tảng di động mới và đội ngũ thiết kế phần cứng tạo được dấu ấn riêng trên thị trường.
Nếu thương vụ này thành công, kẻ thua cuộc sẽ là Google và Microsoft. Khi Samsung tự chủ về phần mềm - Google sẽ mất đi một đối tác lớn. Trong khi đó, Microsoft - vốn thống trị thị trường doanh nghiệp - có thể sẽ bắt đầu cảm thấy sức ép từ một đối thủ tiềm năng khổng lồ như Samsung.
Thành Duy
Theo Zing
Tại sao Microsoft ra Nokia 215 pin chờ 29 ngày? Theo Microsoft, vẫn còn 20% dân số thế giới không có cơ hội tiếp xúc với điện để sạc điện thoại. Chiếc điện thoại có thời gian chờ dài ngày như Nokia 215 có thể hữu ích với họ. Trong khi các hãng điện thoại khác rầm rộ cho ra mắt những sản phẩm lớn trong khuôn khổ triển lãm CES 2015, Microsoft...