Tại sao Samsung đang rất cần Apple sản xuất iPhone gập
Samsung sẽ không cô độc trên đỉnh danh vọng và viết các bài blog tự chúc mừng mỗi mùa hè, nếu một chiếc iPhone gập ra mắt chỉ vài tuần sau phiên bản Fold mới nhất.
Đến hẹn lại lên, chủ tịch mảng thiết bị di động của Samsung Electronics – TM Roh – đã viết một blog trong tuần này, chỉ vài tuần trước cuộc họp báo Unpacked sắp tới, sự kiện hứa hẹn sẽ tập trung vào các mẫu điện thoại có thể gập lại của dòng Galaxy Z năm nay là Fold 4 và Flip 4. Và chúng ta đã thấy điều tương tự cũng xảy ra vào năm ngoái, và có thể bạn sẽ thấy ông Roh tiếp tục viết các blog tương tự với mọi bản Fold và Flip.
Trong blog của mình, Roh ám chỉ rằng Samsung đã bán được số lượng lớn điện thoại có thể gập lại vào năm 2021 bằng cách đề cập đến con số gần10 triệu điện thoại gập lại đã được xuất xưởng vào năm ngoái. Nhưng hãy nghĩ kỹ hơn về nó, 10 triệu đơn vị là một sự sụt giảm đối với Samsung, công ty có doanh số bán điện thoại thông minh thường xuyên vượt qua 250 triệu đơn vị mỗi năm.
Ông TM Roh vẫn đang đều đặn viết blog cho dòng smartphone gập mỗi năm.
Và nhận xét của Roh chỉ ra điều mà một số người tiêu dùng có thể đã sớm nhận ra: Điện thoại gập có thể chưa đáng giá ở hiện tại. Và những gì Samsung thực sự cần là một chiếc iPhone có thể gập lại để dẫn dắt xu hướng này.
Về lý thuyết, các mẫu smartphone có thể gập lại như Galaxy Z Fold và Flip rất hấp dẫn. Chúng cung cấp màn hình lớn hơn trong một thiết kế sản phẩm nhỏ hơn. Fold đặc biệt thú vị vì nó cho phép người dùng tận dụng tối đa ưu điểm của hai loại thiết bị – điện thoại thông minh và máy tính bảng.
Nhìn lại một chút về lịch sử điện thoại gập, thì Samsung đã đi đầu trong lĩnh vực này suốt nhiều năm qua. Hãng công nghệ Hàn Quốc đã sẵn sàng đánh cược vào yếu tố hình thức trước khi các công nghệ hỗ trợ sẵn sàng. Và sau đó nó đã phát hành chiếc Galaxy Fold đầu tiên trước khi thực sự thử nghiệm sản phẩm này đúng cách trong môi trường thực tế. Lần ra mắt đầu tiên về cơ bản đã thất bại, vì Samsung phải tìm cách sửa chữa những lỗi thiết kế quan trọng dẫn đến việc điện thoại có thể bị phá hủy trong quá trình sử dụng.
Fold 2 và Fold 3 sau đó đã cải thiện đáng kể độ bền của dòng điện thoại này, đặc biệt là Fold 3 đã chứng minh nó là chiếc điện thoại có thể gập lại tốt nhất mà Samsung có thể sản xuất. Nhưng ngay cả như vậy, Fold 3 vẫn chưa hoàn toàn hoàn hảo. Fold 4 sắp ra mắt sẽ khắc phục một số vấn đề về khả năng sử dụng và thiết kế mà Fold 3 mắc phải. Màn hình có thể gập lại mới sẽ có màn hình bên ngoài lớn hơn và trọng lượng nhẹ hơn so với phiên bản tiền nhiệm của nó.
Màn hình của Galaxy Fold (2019) làm nổi bật các vấn đề về thiết kế của điện thoại. Nguồn ảnh: iFixit
Nhưng smartphone gập của Samsung không phải là những chiếc flagship thực sự như Galaxy S và Note. Dòng Fold thực sự đã giúp “giết chết” dòng Note, trong khi không thay thế vị trí của nó. Trải nghiệm máy ảnh trên chúng hiện vẫn không thể sánh với Galaxy S Ultra, mặc dù Fold 4 có thể thay đổi điều đó. Flip 4 thậm chí còn thua kém xa hơn.
Đó là chưa kể đến việc Samsung không thể kiểm soát hoàn toàn phần mềm. Thành công của Samsung trong lĩnh vực kinh doanh thiết bị có thể gập lại phụ thuộc vào sự sẵn sàng của Google trong việc điều chỉnh hệ điều hành Android cho dòng màn hình có thể gập lại. Và việc thuyết phục các nhà phát triển ứng dụng Android cập nhật ứng dụng của họ cũng tùy thuộc vào Google. Nhưng tại sao lại phải trải qua tất cả những rắc rối đó chỉ với 10 triệu khách hàng tiềm năng?
Thêm vào đó là mức giá cao đáng kể cho một thiết bị không phải flagship, hơi mỏng manh. Và trong bối cảnh nền kinh tế hiện tại, bạn dễ hiểu tại sao mọi người sẽ không muốn một chiếc điện thoại có thể gập lại thay vì một chiếc điện thoại truyền thống.
Video đang HOT
Nhưng, smartphone gập có thể trở thành xu hướng chủ đạo trong tương lai, có phải không?
Để tìm câu trả lời, hãy cùng quay trở lại với blog của Roh về những chiếc smartphone gập của Samsung, với tiêu đề: ” Khoảnh khắc chủ đạo cho điện thoại thông minh có thể gập lại là đây.”
Trong bài đăng này, ông cho biết ngành công nghiệp đã xuất xưởng gần 10 triệu smartphone gập trên toàn thế giới vào năm ngoái. Đó là mức tăng hơn 300% so với năm 2020. Và Roh nói rằng ông dự đoán “tốc độ tăng trưởng nhanh này sẽ tiếp tục”.
Ông nói: “Chúng tôi đang đạt đến thời điểm mà các thiết bị có thể gập lại này đang trở nên phổ biến và khẳng định vị thế lớn hơn trong thị trường điện thoại thông minh nói chung.”
Một phép tính nhanh chóng cho chúng ta biết rằng các nhà sản xuất thiết bị cầm tay nên bán được 30 triệu điện thoại có thể gập lại trong năm nay để duy trì tốc độ 300% đó. Nhưng điều đó dường như không hợp lý cho lắm đối với bối cảnh nền kinh tế mà chúng ta đang sống.
Chưa kể đến việc một số ước tính cho thấy Samsung chỉ bán được 15 triệu điện thoại có thể gập lại vào năm 2022. Không có khả năng các công ty Trung Quốc có thể bù đắp phần còn lại. Trong khi đó, một chiếc iPhone có thể gập lại sẽ không sớm ra mắt.
Các ứng dụng Google chạy trên Galaxy Fold 3. Nguồn: Google
Trong khi đó, Samsung đang ước tính họ có thể chỉ bán được 10 triệu chiếc Fold 5 và Flip 5 vào năm 2023. Nếu những ước tính này là chính xác, doanh số bán hàng smartphone gập của Samsung sẽ tăng 50% trong năm nay, so với hiệu suất toàn ngành vào năm 2021. Và sau đó, doanh số sẽ quay trở lại mốc cũ vào năm tiếp theo.
Và để so sánh, Apple thường bán được khoảng 200 triệu chiếc iPhone mỗi năm. Ngoài ra, các lô hàng smartphone hàng năm đã đạt ít nhất 1,28 tỷ chiếc mỗi năm, kể từ năm 2014.
Các báo cáo hiện nói rằng Apple không thể tạo ra một chiếc iPhone có thể gập lại, đơn giản vì họ không thể sản xuất số lượng mặt kính có thể gập lại với số lượng khổng lồ như vậy để đáp ứng đủ nhu cầu. Điều đó ngụ ý rằng khối lượng iPhone có thể gập lại sẽ lớn đến mức không nhà cung cấp nào có thể xử lý đơn đặt hàng linh kiện.
Để ý thêm một chút nữa, ông Roh không tiết lộ smartphone gập nào bán chạy nhất. Năm ngoái, Samsung đã bán 4 thiết bị cầm tay có thể gập lại: The Fold 2, Flip 2, Fold 3 và Flip 3. Nhưng ông nói rằng 70% người mua của Samsung chọn trải nghiệm Flip hơn là Fold.
Vấn đề là Note có thể đã bán chạy hơn tất cả các thiết bị có thể gập lại của Samsung vào năm ngoái. Nhưng Samsung không có Note 21 trên kệ trong các cửa hàng. iPhone SE 2 của Apple bán chạy hơn cả Galaxy Folds và Flip cộng lại. Và nên nhớ rằng iPhone SE 2 là một thiết bị tầm trung chứ không phải flagship.
Điện thoại có thể gập lại của Oppo: Find N.
Tất cả những dấu hiệu trên cho thấy dòng điện thoại gập của Samsung dù đang hoạt động tốt, nhưng khó có thể trở thành một thiết bị “chính thống”. Và trong khi Samsung đang bán nhiều thiết bị có thể gập lại hơn bất kỳ ai khác, công ty hầu như không có bất kỳ sự cạnh tranh nào. Một số mẫu điện thoại có thể gập lại từ Trung Quốc hiện không được bán rộng rãi trên thế giới. Trong thị trường này, không có đối thủ cạnh tranh không phải là một dấu hiệu tốt.
Đó là chưa kể đến việc Samsung đã thực hiện các chiến dịch lớn để thuyết phục mọi người mua thử và giữ lại những chiếc smartphone gập. Bạn có thể dùng thử Fold 2 trong 100 ngày và sau đó trả lại. Hoặc đổi tất cả mọi thứ để mua Fold 3, với giá bán lẻ bắt đầu từ 1.799 USD. Fold 4 vẫn chưa ra mắt, nhưng bạn đã có thể tiết kiệm tới 200 USD cho nó bằng cách đặt hàng trước.
Hình ảnh khái niệm về một chiếc iPhone có thể gập lại với thiết kế vỏ sò. Nguồn: ConceptiPhone
Thời gian sẽ trả lời liệu Samsung có thể đẩy nhanh tốc độ đổi mới của smartphone gập mà không có đối thủ cạnh tranh thực sự hay không. Và liệu thiết bị có thể gập lại có trở thành xu hướng chủ đạo với Samsung là đầu tàu hay không.
Nhưng nếu có sự xuất hiện của một chiếc iPhone gập, đó mới là liều thuốc khích lệ hữu ích nhất. Samsung sẽ không cô độc trên đỉnh danh vọng của mình và viết các bài blog tự chúc mừng mỗi mùa hè, nếu một chiếc iPhone có thể gập lại được ra mắt chỉ vài tuần sau phiên bản Fold mới nhất.
Ngoài ra, khi thời gian trôi qua mà không có iPhone gập xuất hiện, Samsung sẽ càng khó khiến người dùng muốn thay thế các mẫu smartphone truyền thống bằng thiết bị có kiểu dáng gập lại được. Bởi ở mức 10 triệu chiếc được bán hàng năm, điều đó khó có thể trở thành xu hướng chủ đạo. Và đâu đó ngoài kia, vẫn còn có một thứ khác có thể giết chết smartphone truyền thống: Những chiếc kính AR tinh vi của tương lai. Và loại công nghệ đó là dường như đang là ưu tiên của Apple.
Và điều đó cũng không có nghĩa là tất cả công nghệ mà Samsung đã và đang có để tạo ra những chiếc smartphone gập là vô ích. Nhưng thế giới có thể sử dụng chúng để tạo ra các loại thiết bị có thể gập lại khác, thay vì smartphone.
Anh trai khinh thường mẹ tôi vì không biết ăn sushi, đã vậy còn "dám" dự lễ cưới của anh và con gái đại gia
Dù đã tìm thấy mẹ, được nắm chặt tay mẹ cạnh bên mà tôi vẫn không ngừng khóc. Mẹ đói khát cả một đời để nuôi anh, thành đạt rồi anh buông mẹ như chiếc lá ngoài vườn hoang vậy...
Sau 12 năm chật vật ở Hà Nội, cuối cùng tôi cũng quyết định từ bỏ tất cả để về quê sống với mẹ. Nhìn lại con ngõ ồn ào nơi thuê trọ và đèn hoa lung linh trên những con phố, tôi chẳng nhớ nổi cảm giác háo hức khi lần đầu đặt chân tới thủ đô. Ngày ấy tôi ngây thơ và đầy mơ ước, thấy xa mẹ là cả một bầu trời tự do. Trưởng thành rồi mới thấy mệt mỏi, cô độc và thèm vòng tay mẹ mỗi ngày...
Mẹ tôi hiền lành lắm. Bà sống một mình nuôi 2 đứa con nên bị cả xóm làng dè bỉu. Tôi không hề biết bố mình là ai, hàng vạn lần hỏi thì mẹ đều im lặng không đáp. Khóc có, tủi thân có, ăn vạ có, bỏ nhà đi tìm bố cũng có. Nhưng sau một lần bỏ đi bị lạc, mẹ tìm được tôi về xong bà chỉ nói một câu khiến tôi ngỡ ngàng: "Con có mẹ là không đủ hay sao?".
Tôi chẳng biết định nghĩa "đủ" là như thế nào nữa. Anh trai ruột hơn tôi 2 tuổi, người ta bảo mất cha thì có anh thay thế nhưng từ nhỏ đến lớn anh chẳng hề quan tâm đến gia đình. Mẹ yêu thương chăm sóc anh bao nhiêu thì anh càng ngỗ ngược bấy nhiêu.
Anh không cho mẹ đi họp phụ huynh ở trường, chê mẹ quê mùa xấu xí, quanh năm chỉ có 2 bộ quần áo lấm đất dính bèo. Thế là tôi càng thương mẹ gấp vạn. Gánh nước, trồng rau, làm vườn làm ruộng, nhổ cỏ, chăn bò, ra chợ bán cá... Việc gì tôi cũng làm để mẹ bớt khổ hơn.
Cơm trưa 2 mẹ con chia nhau bát cà muối, tối thì có thêm ít thịt lợn thịt gà. Ăn xong tôi nằm gối lên chân mẹ, bà sẽ vuốt tóc tôi và kể những câu chuyện hay ho mà tôi không biết bà lấy ở sách nào. Mùa hè 2 mẹ con ngồi chõng uống nước chè ăn hoa quả ngắm sao, cái sân gạch ban ngày hấp hơi nóng sực lên nhưng chỉ cần mẹ dùng chiếc quạt nan cũ phe phẩy là tôi thấy mát rượi cả tâm hồn.
Anh trai tôi trượt đại học nhưng nhờ láu cá nên anh xin được việc ngoài Hà Nội. Từ năm 18 tuổi anh biệt tăm, mẹ cố gắng hỏi han khắp nơi mà chỉ biết rằng anh có cuộc sống khá ổn, kiếm được tiền và trụ lại thủ đô. Anh luôn chán ghét cuộc sống ở quê nghèo, chán cái nhà tranh vách đất cũ kĩ và 2 mẹ con tôi, nên suốt bao năm anh không về thăm lấy nửa lần. Mẹ đã ngóng anh biết bao mùa Tết. Nhưng càng đợi càng chẳng thấy bóng chim tăm cá...
Vì mẹ nên tôi cũng cố gắng lăn lộn đủ nghề, làm tất cả để có nhiều tiền mang về cho mẹ. Từ một đứa kế toán quèn, tôi đã nỗ lực lên được chức quản lý. Rồi sau đó bạn bè rủ rê đi kinh doanh, tôi cũng chắt bóp hùn vốn mở tiệm quần áo. Đang xuôi chèo mát mái thì dịch Covid bùng lên, shop tôi sập tiệm lỗ cay đắng. Tôi òa khóc chạy về với mẹ, bà chỉ vuốt tóc an ủi con gái như bao ngày mùa hè tuổi thơ.
Một tháng trước mẹ nghe người quen báo tin anh trai tôi sắp cưới vợ. Tôi tìm được Facebook của anh. Như một người hoàn toàn xa lạ. Có vẻ anh quen được một cô bạn gái rất giàu, nên lột xác giống hệt trai thành phố. Những bức ảnh màu mè sống ảo thật lố. Ô tô, xe máy, đồng hồ, chung cư xịn. Tôi nhếch mép cười, ruột thịt mà cảm xúc như người dưng nước lã.
Mẹ gọi điện báo sẽ lên Hà Nội thăm tôi. Bà xách theo 1 bao tải toàn rau củ, bí lạc, thịt gà thịt bò, dưa muối, chuối, ổi, cam. Vườn có gì mẹ khuân đi hết. Tôi vui lắm, nói mẹ ở lại mấy hôm tôi xin nghỉ đưa bà đi chơi. Nhưng chưa kịp làm gì thì xảy ra chuyện động trời.
Trở về nhà sau ca làm sáng, tôi hốt hoảng khi không thấy mẹ đâu. Bà chỉ có cái điện thoại cục gạch cũ nát mà gọi mãi không thấy bắt máy. Đang nóng ruột định chạy đi tìm thì bỗng dưng có số lạ gọi, người ta bảo tôi đến đón mẹ ở tận bên Long Biên. Từ Mỹ Đình phóng xe sang mà lòng tôi nóng như lửa đốt, đến nơi thấy mẹ ngồi khóc trên băng ghế đá mà xót xa.
Hóa ra mẹ âm thầm tìm đến lễ cưới của anh trai. Không biết sao mẹ tìm được địa chỉ, đó là một nhà hàng sang trọng vùng ngoại ô. Anh trai tôi rất sốc khi thấy mẹ nhưng anh giả vờ như không quen và bắt bà phải ngồi im một góc. Tiệc cưới toàn món lạ lẫm, mẹ cầm miếng sushi lên lóng ngóng xem mà không biết ăn, lỡ đánh rơi đúng lúc anh nhìn thấy. Thế là anh tức giận kéo mẹ ra ngoài, mắng mẹ thậm tệ rồi bỏ rơi bà giữa khu thương mại đông đúc.
Anh sợ người mẹ quê mùa ấy phá hỏng đám cưới giữa anh và cô con gái nhà đại gia, sợ mất cái danh rể Hà Nội, sợ bị lộ thân phận ảo mà anh mất công bịa ra. Anh thà làm thằng con bất hiếu còn hơn là sống trong nghèo khổ, mồ côi cha. Tham vọng của anh đã nuốt trọn tình mẫu tử...
Dù đã tìm thấy mẹ, được nắm chặt tay mẹ cạnh bên mà tôi vẫn không ngừng khóc. Mẹ đói khát cả một đời để nuôi anh, thành đạt rồi anh buông mẹ như chiếc lá ngoài vườn hoang vậy. Tôi sẽ không để mẹ một mình nữa, sẽ bên mẹ cho đến ngày cuối đời. Đúng là 1 mẹ có thể nuôi chục đứa con, nhưng 10 con không nuôi nổi 1 mẹ...
Cô độc trong hôn nhân với chồng Tây Chúng tôi kết hôn được 3 năm nhưng chưa sinh con. Chồng tôi là một người tử tế và thích đi du lịch khắp nơi trên thế giới. Ban đầu, tôi cảm thấy rất kỳ lạ, bởi anh đến từ một đất nước châu Âu, nhưng không có nhiều hiểu biết về thế giới bên ngoài cho đến khi tôi gặp anh cách...