Tại sao Rong biển lại được ưa chuộng đến vậy?
Rong biển là thức ăn rất giàu dưỡng chất. Trong các phương pháp dưỡng sinh của nhiều dân tộc trên thế giới, rong biển được coi là thức ăn tạo sự dẻo dai, khỏe mạnh về thể chất và tinh thần cho con người. Vậy chúng có những lợi ích gì?
Ảnh minh họa/https://dulich.petrotimes.vn
1. Ngăn ngừa ung thư
Lignans trong rong biển có khả năng ức chế sự hình thành và phát triển của các khối u, hạn chế các tế bào ung thư vào máu và di căn ung thư trên các phần khác của cơ thể. Ngoài ra lignans còn ngăn chặn sự tổng hợp estrogen trong các tế bào với hiệu quả tương tự như một số loại thuốc dùng trong hóa trị ung thư.
2. Tăng cường chức năng tuyến giáp
Rong biển, đặc biệt là tảo biển, có chứa nguồn iốt dồi dào, chất này là thành phần chính của các hormone tuyến giáp rất cần thiết cho cơ thể người. Bởi vì, các hóc môn tuyến giáp điều chỉnh sự chuyển hoá trong mọi tế bào của cơ thể và hầu như giữ vai trò tất cả các chức năng sinh lý. Dấu hiệu của việc thiếu iốt trong tuyến giáp là bệnh bướu cổ. Trên thế giới có đến 200 triệu người bị bệnh bướu cổ, trong đó có 4% là do thiếu muối iôt.
3. Tốt cho hệ tiêu hóa
Alginate có trong rong biển cũng giúp làm chậm quá trình tiêu hóa khiến bạn cảm thấy no lâu hơn. Rong biển cũng giàu chất xơ. Một nghiên cứu tại Nhật Bản cho thấy rong biển làm tăng vi khuẩn có lợi trong ruột.
4. Giúp cải thiện sức khỏe tim mạch
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rong biển có thể dùng để ngăn ngừa chứng cao huyết áp ở động vật. Nghiên cứu từ Đại học Kyoto cho thấy các sợi từ tảo biển nâu cũng có hiệu quả trong việc làm giảm huyết áp và giảm nguy cơ đột quỵ ở những đối tượng dễ mắc các vấn đề tim mạch.
Một nghiên cứu kéo dài 25 năm, tập trung vào những người dân sống lâu nhất ở Okinawa cho thấy, cư dân tại đây có huyết áp rất ổn định, mức cholesterol thấp và minh mẫn kể cả khi về già. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rong biển chiếm tới hơn 50% lượng rau quả họ ăn hàng ngày.
5. Ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh
Axit folic có rất nhiều trong rong biển. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng hàm lượng axit folic hấp thụ trong bữa ăn là cần thiết để ngừa các khuyết tật bẩm sinh, bao gồm cả bệnh bại liệt ở trẻ em. Vì vậy mà phụ nữ có thai và trẻ em được khuyến khích ăn các thực phẩm làm từ rong biển.
6. Bệnh huyết áp
Rong biển hấp thu từ nước biển hơn 90 loại khoáng chất với hàm lượng muối thấp và canxi cao. Do đó, rong biển có tác dụng làm giảm huyết áp. Vì thế, đối với những người bị cao huyết áp thì rong biển là loại thực phẩm được ưu tiên hàng đầu.
Video đang HOT
7. Thải độc và giảm cholesterol trong máu
Thành phần quan trọng trong rong biển là chất fertile clement – có tác dụng điều tiết máu lưu thông, tiêu độc, loại bỏ các cặn bã trong cơ thể.
8. Chống viêm
Một số loài rong biển là những nguồn duy nhất của cacbon hidrat làm giảm nguy cơ viêm nhiễm cho cơ thể con người, giống như những chất có tên gọi là fucans. Ngoài ra, rong biển còn là một nguồn magiê phong phú, chất được cho là có khả năng ngăn ngừa bệnh đau đầu; đau nửa đầu và giảm chứng hen suyễn.
9. Giảm căng thẳng trong thời kì mãn kinh
Vì trong rong biển chứa magiê sẽ giúp phụ nữ đang trong thời kì mãn kinh có giấc ngủ ngon hơn, chất lignans trong rong biển làm estrogen yếu đi (lượng hóc môn estrogen tăng nhanh trong thời kì mãn kinh của phụ nữ). Rong biển làm giảm bớt sự khó chịu đối với những phụ nữ có trịêu chứng nóng đột ngột trong người.
Dù rong biển có giá trị dinh dưỡng cao và tốt cho sức khỏe nhưng khi sử dụng, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Gây dư thừa i-ốt: Vì trong rong biển chứa hàm lượng I-ốt khá cao, nên khi ăn loại thực phẩm này bạn có thể gặp phải tình trạng dư thừa I-ốt.
- Tích tụ kim loại nặng: Do rong biển sống dưới biển nên chúng hấp thụ nhiều khoáng chất và chất dinh dưỡng có trong môi trường sống. Nếu trong nước biển chứa nhiều kim loại nặng (như cadmium, chì và nhôm), đồng nghĩa với việc rong biển cũng sẽ hấp thụ những kim loại ấy, thì việc ăn rong biển quá nhiều sẽ gây hại cho sức khỏe.
Vi chất dinh dưỡng - năng lượng thiết yếu của sức khỏe
Vi chất dinh dưỡng(VCDD) là tên gọi chung của nhóm các thành phần dinh dưỡng, mà cơ thể chúng ta chỉ cần một lượng cần thiết. Thiếu các thành phần này sẽ gây không ít hệ quả đối với sức khỏe.
Thành tố nhỏ, vai trò lớn
VCDD bao gồm khoảng 90 các chất dinh dưỡng khác nhau cần thiết cho cơ thể, bao gồm các vitamin tan trong nước như: nhóm B, C; các vitamin tan trong chất béo như: A, D, E, K; các chất khoáng sắt, kẽm, i ốt, đồng, mangan, magiê... đóng vai trò quan trọng trong sản xuất năng lượng, hỗ trợ chức năng miễn dịch, đông máu, tăng trưởng, tăng cường sức khỏe của xương, cân bằng chất lỏng và một số quá trình khác. VCDD rất cần thiết cho cơ thể con người, đặc biệt là sự phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ em.
Vitamin tan trong nước:
Mỗi loại vitamin tan trong nước có nhiều vai trò khác nhau trong việc thực hiện chức năng của chúng. Ví dụ, hầu hết các vitamin B hoạt động như các enzyme giúp kích hoạt các phản ứng hóa học quan trọng. Những phản ứng này rất cần thiết cho sản xuất năng lượng.
Vitamin B1 (thiamine): Giúp chuyển đổi chất dinh dưỡng thành năng lượng.
Vitamin B2 (riboflavin): Cần thiết cho sản xuất năng lượng, chức năng tế bào và chuyển hóa chất béo.
Vitamin B3 (niacin): Thúc đẩy quá trình sản xuất năng lượng từ thực phẩm.
Vitamin B5 (acid pantothenic): Cần thiết cho quá trình tổng hợp axit béo.
Vitamin B6 (pyridoxine): Giúp cơ thể giải phóng đường từ carbohydrate dự trữ, để lấy năng lượng và tạo ra các tế bào hồng cầu.
Vitamin B7 (biotin): Đóng vai trò trong quá trình chuyển hóa axit béo, axit amin và glucose.
Vitamin B9 (folate): Quan trọng đối với sự phân chia tế bào thích hợp.
Vitamin B12 (cobalamin): Cần thiết cho sự hình thành tế bào hồng cầu, hệ thống thần kinh và chức năng não thích hợp.
Vitamin C (acid ascorbic): Tạo ra chất dẫn truyền thần kinh, collagen và protein
Vitamin tan trong dầu:
Vitamin tan trong chất béo, không tan trong nước. Chúng hấp thụ tốt nhất khi được tiêu thụ cùng với chất béo. Sau khi tiêu thụ, các vitamin tan trong chất béo được lưu trữ trong gan và các mô mỡ để sử dụng dần. Các vitamin tan trong chất béo bao gồm:
Vitamin A: Cần thiết cho thị lực và chức năng cơ quan thích hợp.
Vitamin D: Thúc đẩy chức năng miễn dịch, hỗ trợ hấp thụ canxi và phát triển xương.
Vitamin E: Hỗ trợ chức năng miễn dịch và hoạt động như một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ các tế bào khỏi bị hư hại.
Vitamin K: Cần thiết cho quá trình đông máu và phát triển xương.
Một số khoáng chất:
Canxi: Cần thiết cho cấu trúc và chức năng thích hợp của xương và răng. Hỗ trợ chức năng cơ và co thắt mạch máu.
Phốt pho: Một phần của cấu trúc màng xương và tế bào.
Magie: Hỗ trợ hơn 300 phản ứng enzyme, bao gồm cả điều hòa huyết áp.
Sắt: Cung cấp oxy và hỗ trợ tạo ra một số hormone.
Kẽm: Cần thiết cho sự tăng trưởng bình thường, tăng cường chức năng miễn dịch và chữa lành vết thương...
Tăng cường VCDD thông qua nguồn thức ăn tự nhiên là một giải pháp bền vững, hiệu quả. Trong đó, tiền đề là việc ăn đa dạng thực phẩm, bởi không có một loại lương thực, thực phẩm nào chứa được đầy đủ tất cả các chất dinh dưỡng. Cho nên, cần bổ sung VCDD từ nhiều loại thực phẩm để đảm bảo bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Bổ sung vi chất qua bữa ăn - đơn giản và hiệu quả
Theo thông tin từ Viện Dinh dưỡng quốc gia Việt Nam, các VCDD có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe con người.
Tăng cường VCDD có thể thực hiện bằng nhiều phương thức khác nhau. Tiêu biểu 3 giải pháp chính, bao gồm:
Bổ sung trực tiếp, từ nguồn tổng hợp
Đây là giải pháp ngắn hạn, khi tình trạng thiếu VCDD phổ biến hoặc trầm trọng. VCDD được tổng hợp thành các chế phẩm để sử dụng bổ sung trực tiếp, như viên nang vitamin A liều cao để phòng chống thiếu vitamin A, điều trị khô mắt; viên sắt phòng chống thiếu máu dinh dưỡng; dầu i-ốt để điều trị thiếu i-ốt, bướu cổ...
Thực phẩm tăng cường vi chất
Tăng cường VCDD vào thực phẩm là cho một lượng nhất định một hoặc một số loại VCDD vào những nhóm, loại thực phẩm được nhiều người tiêu thụ thường xuyên, giúp dự phòng thiếu VCDD. Đây là biện pháp đơn giản, dễ đạt độ bao phủ cao; có tính bền vững, để bổ sung VCDD trong bữa ăn hàng ngày.
Tăng cường VCDD vào thực phẩmđã được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới, từ đầu thế kỷ 20. Tăng cường VCDD vào thực phẩm đã được Trung tâm Copenhagen Consensus 2012 xếp loại là một trong những can thiệp có hiệu quả nhất trên toàn cầu.
Đây là giải pháp đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Chương trình Lương thực thế giới (WFP), Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) và Ngân hàng thế giới (WB) khuyến nghị, để giải quyết thực trạng thiếu hụt VCDD trong cộng đồng.
Ở Việt Nam, một số chương trình tăng cường VCDD trong thực phẩm đã được triển khai như muối hoặc bột canh bổ sung i-ốt; nước mắm tăng cường chất sắt; bánh quy bổ sung sắt-kẽm, dầu thực vật được bổ sung vitamin A...
Tăng cường VCDD thông qua nguồn thức ăn tự nhiên là giải pháp bền vững, hiệu quả. Trong đó, tiền đề là việc ăn đa dạng thực phẩm, bởi không có một loại lương thực, thực phẩm nào chứa được đầy đủ tất cả các chất dinh dưỡng. Cho nên, cần bổ sung VCDD từ nhiều loại thực phẩm để đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Trong một bữa ăn, sự đa dạng về thực phẩm rất quan trọng. Khi chúng ta chế biến thức ăn đa dạng thành các món ăn khác nhau, sẽ tạo cảm giác ngon miệng hơn. Đây có thể được xem là một trong những giải pháp hữu hiệu để bổ sung, cân đối các VCDD cho cơ thể một cách khoa học.
5 loại thực phẩm ngăn ngừa suy buồng trứng sớm chị em không thể không ăn Chị em hãy tích cực ăn những thực phẩm dưới đây để không bị suy buồng trứng nhé! 1. Thực phẩm từ rong biển Thực phẩm từ rong biển như tảo bẹ, rong biển,... giàu dinh dưỡng và chứa nhiều nguyên tố vi lượng rất tốt cho sức khỏe phụ nữ. Ăn rong biển giúp điều chỉnh mức độ estrogen trong cơ thể...