Tại sao phải ăn thực phẩm bẩn: Quá khó quản lý chất cấm?
Nguồn thưc ăn, phong tri bênh đươc bô phận ky thuât hương dân đúng danh muc cho phep cua Bộ NNPTNT. Tới khi cá có trọng lượng 700 – 800g/con, nhân viên công ty đên lây mâu ca kiêm nghiêm coi co tôn dư cac chât câm hay không. Làm đúng vậy, tại sao ngành cá tra lại khốn đốn?
Ông Nguyên Ngoc Hai, thanh viên nuôi ca tra cua HTX Thơi An, Ô Môn, TP Cần Thơ, nói rằng bốn năm qua HTX nuôi gia công cho tập đoàn Sao Mai. Nguồn thưc ăn, phong tri bênh đươc bô phận ky thuât cua tập đoàn này hương dân đúng danh muc cho phep cua bô Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tới khi cá có trọng lượng 700 – 800g/con, nhân viên công ty đên lây mâu ca kiêm nghiêm coi co tôn dư cac chât câm hay không. Làm đúng vậy, tại sao ngành cá tra lại khốn đốn?
Ngoài tồn dư chất cấm kháng sinh, cá tra còn bị FDA phát hiện tồn dư hoạt chất bảo vệ thực vật, nên áp dụng kiểm tra 20% lô hàng khiến doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó. Ảnh: Bảo Ngọc.
Mấy năm trước, người ta đồn thuôc Đich Bach Trung tri được bênh ky sinh đeo bam trên ca, dù là loại thuôc trư sâu dung cho cây trông, nhưng cũng có người dùng thử, một người đã bỏ nghề nuôi cá, đề nghị không nêu tên, nói.
Quá lạm dụng kháng sinh trong khâu nuôi trồng, phòng chống dịch bệnh và không tuân thủ thời gian sử dụng kháng sinh, thời gian ngưng kháng sinh trước khi thu hoạch, là nguyên nhân khiến sản phẩm bị từ chối.
Môt vai chu ao ca nói, có người chỉ cách dùng chlorpyrifos trươc khi ca săp thu hoach, bo đoi hai ngay, đên ngay thư ba thi quây thuôc tat trong ao để cá ưc chê thân kinh, lư đư, it bơi lôi, ít trầy xước, giam lượng cá bị loại khi kéo cá hoặc vận chuyển tơi nha may chê biên. Một số nhà máy test mẫu đã từ chối nhập hàng. Tuy nhiên, nhiều người trong nghề thừa nhận không dễ gì kiểm soát khi người nuôi xài đủ loại thuốc, thậm chí vô tiệm thuốc tây mua thuốc kháng sinh cho người về trị cho cá, miễn là giảm hao hụt.
Video đang HOT
Trong khi đó, từ năm 2006, việc sử dụng kháng sinh đã được cảnh báo. Trong một báo cáo của tổ chức Phát triển công nghiệp của Liên hiệp quốc (UNIDO) về bốn thị trường lớn là EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc thi Việt Nam là môt trong ba nước đứng đầu về số vụ bị từ chối nhập khẩu sản phẩm thuỷ sản giai đoạn 2006 – 2010. Tính trung bình trong giai đoạn này, mỗi năm Việt Nam thiệt hại hơn 14 triệu USD do hàng xuất khẩu thuỷ sản bị trả lại. Cơ quan Quản lý thực phẩm Canada từng thống kê tình hình vi phạm dư lượng fluoroquinolones trong các lô hàng thuỷ sản nuôi của Việt Nam từ năm 2009, cho thấy có dư lượng flumequin, norfloxacin, enrofloxacin, ciprofloxacin, difloxacin, marbofloxacin, ofloxacin…
Nhật liên tiếp phát hiện dư lượng oxytetracycline vượt mức cho phép trong các lô hàng thuỷ sản, nên áp dụng chế độ kiểm tra 100% và sẽ có những biện pháp trừng phạt nặng hơn nếu tình trạng nhiễm oxytetracycline không giảm.
Không chỉ Canada, Nhật… mà một số luật và các quy định quan trọng liên quan đến an toàn thực phẩm (ATTP) thuỷ sản của Mỹ được thiết lập như hàng rào.
Hàng rào của Mỹ đối với thuỷ sản NK Bộ luật Liên bang CFR, mục 21 (Thuốc và thực phẩm): quy định cụ thể về kiểm soát ATTP đối với các sản ph ẩm thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của FDA; luật Liên bang Thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm (Federal Food, Drug, and Cosmetic Act – FFDCA) được quốc hội thông qua từ năm 1938, theo đó trao quyền cho FDA thực hiện giám sát ATTP, thuốc và mỹ phẩm; luật sửa đổi về An toàn thực phẩm (FDA Food Safety Modernization Act) tập trung vào các quy định về tăng cường năng lực để ngăn ngừa các vấn đề về ATTP; đạo luật Hiện đại hoá ATTP sẽ tiến hành các biện pháp từ ứng phó sang phòng ngừa.
Theo Danviet
Muốn ăn thực phẩm sạch, suy nghĩ phải... sạch
"Sản xuất thực phẩm sạch hay bẩn phải là do từ cái tâm. Người làm nông sản hàng hóa biết hướng tới nông sản sạch và người tiêu dùng đang tránh nông sản bẩn sẽ gặp nhau. Sản phẩm của tôi dù số lượng lớn vẫn bán rất chạy là vì vậy" - anh Trần Bá Khánh, xã Hát Lót, huyện Mai Sơn (Sơn La) cho hay.
Ông Dương Gia Định, chi cục trưởng Chi cục bảo vệ thực vật Sơn La thăm vườn cam sạch của ông Đặng Đình Thị ở xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn, Sơn La.
Ông Dương Gia Định - Chi cục trưởng Chi cục BVTV tỉnh Sơn La cho rằng, lâu nay vấn đề thực phẩm đã trở nên nhức nhối. Cũng không ai có thể nhịn ăn dù biết rất có thể cái thứ mình đang gắp, đang ăn này là thực phẩm bẩn.
"Bây giờ thị trường hàng hóa phát triển nên ngay cả chính nông dân cũng phải lo sản xuất hàng hóa chứ không ai có thể tự chủ hoàn toàn thực phẩm cho mình. Khi đã chấp nhận mua sắm thực phẩm ngoài nguồn tự cung tự cấp, phải chấp nhận rất có thể đó là thực phẩm bẩn. Khi thực hiện sản xuất hàng hóa, yếu tố được ưu tiên hàng đầu là năng suất, lợi nhuận và yếu tố sạch thường bị đẩy xuống thứ yếu nếu không muốn nói là bị lãng quên.
"Người ta làm bẩn thực phẩm nhiều khi cũng bởi vô thức, bởi không hiểu được mặt trái của việc mình đang làm. Ví dụ như nông dân sử dụng thuốc diệt cỏ một cách tùy tiện trong sản xuất thì có khi chính họ cũng không biết sự dộc hại của thuốc diệt cỏ lên nông sản. Khi người ta mổ con gà, con vịt, dùng nhựa thông để vặt lông cho nhanh chứ không hiểu là nhựa thông sẽ làm bẩn thực phẩm..."
Sản phẩm chanh được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP ở Hưng Yên (Ảnh báo ảnh VN)
Ông Đặng Đình Thị - một trong những hộ nông dân sản xuất giỏi ở bản Hoa Mai, xã Chiềng Ban, TP.Sơn La chia sẻ: Lâu nay, tôi làm trang trại cây ăn quả, trồng cỏ để chăn nuôi bò nhốt chuồng cũng là vì muốn mang đến thị trường một nguồn thực phẩm sạch. Từ vật nuôi tới cây trồng của tôi ở đây đều hướng tới yếu tố "ngon - sạch" là chính. Khi mình đã xác định như vậy thì mình cũng sẽ tìm được cách tránh "sử dụng giải pháp bẩn để nâng cao năng xuất cây trồng, vật nuôi".
Với cây ăn quả như: Thanh long, ổi, cam, quýt... trong vườn, nếu phải diệt sâu bọ thì tôi dùng những thuốc sinh học không có độc tố; nếu phải bón phân thì chủ yếu tôi dùng phân chuồng, phân đã qua khâu ủ mục. Còn với vật nuôi, tôi tự nghiên cứu, sản xuất ra thức ăn từ nguyên liệu của nông nghiệp hiện có như: Cỏ, đậu tương, cám gạo, ngô, sắn... Vì thế nên nông sản của tôi luôn được người dân quanh vùng tiêu thụ hết, không ế ẩm, không bị ép giá.
Sử dụng bẫy để diệt côn trùng (ảnh minh họa)
Đến với trang trại na của anh Trần Bá Khánh ở xã Hát Lót, huyện Mai Sơn, Sơn La, thấy vườn na của anh cây xanh tốt, nhiều quả và quả to, đều hơn so với những vườn na khác. Điều đáng nói là cũng trồng na nhưng na nhà anh Khánh bán rất chạy dù giá bán lẻ, bán buôn cũng không thấp hơn những hộ khác trong vùng.
Chỉ vào những chiếc đèn bẫy côn trùng treo lủng lẳng trên cây và những rãnh đất quanh gốc na rắc đầy vôi bột, anh Khánh bảo: Bây giờ ai cũng sợ ăn phải na bẩn, na có thuốc trừ sâu, na dư lượng thuốc bảo vệ, thuốc kích thích... Tôi cũng thấy trách nhiệm của bản thân nên không chạy theo số lượng nông sản mà làm những thực phẩm bẩn. Vì thế, tôi quyết tâm làm na sạch. Tôi diệt côn trùng chủ yếu bằng vôi bột, bẫy đèn, bẫy dính; chăm sóc cây bằng cách tưới đủ nước, bón phân hữu cơ ủ mục... Người làm nông sản hàng hóa biết hướng tới nông sản sạch và người tiêu dùng đang tránh nông sản bẩn thì sẽ gặp nhau thôi. Na của tôi dù số lượng lớn nhưng luôn bán chạy là vì như vậy.
Theo Danviet
Tại sao phải ăn thực phẩm bẩn:Chỉ 10% yên tâm với miếng ăn mỗi ngày Đa số người dân đều không yên tâm với thực phẩm đi mua, theo kết quả điều tra dư luận xã hội về an toàn thực phẩm do Văn phòng Quốc hội tiến hành cho thấy, chỉ có 10% người được hỏi rất yên tâm với thực phẩm sử dụng hằng ngày, trong khi có tới 59% chưa yên tâm và 27% khẳng...