Tại sao nước mắt của con người lại có vị mặn?
Dù với độ mặn khá thấp nhưng nước mắt vẫn là công cụ hiệu quả để bảo vệ đôi mắt khỏi các tác nhân bên ngoài, đặc biệt nước mắt là công cụ diệt khuẩn hiệu quả.
(Ảnh: Getty images)
Nếu đã từng liếm giọt nước mắt đang chảy trên mặt mình, bạn sẽ thấy nó có vị hơi mặn. Bạn đã bao giờ thắc mắc vì sao nước mắt của chúng ta lại có vị mặn chưa?
Thành phần của nước mắt có gì?
Nước mắt được tạo ra trong tuyến lệ (ống dẫn nước mắt) ở góc ngoài của mí mắt. Các tuyến này chọn lọc một số thành phần từ huyết tương của bạn để sản xuất ra nước mắt.
Những giọt nước mắt hàng ngày này được gọi là nước mắt cơ bản, nó bao gồm nước, lipit, mucin, immunoglobulin, natri và kali, cùng các chất chống ôxy hóa như ascorbate và urate. Nhiều thành phần của nước mắt cơ bản nhằm bảo vệ mắt khỏi mầm bệnh bên ngoài hoặc các mối đe dọa vi khuẩn tiềm tàng khác.
Loại nước mắt thứ hai hình thành trong mắt chúng ta được gọi là nước mắt phản xạ. Và như tên gọi của nó, chúng hình thành để đáp ứng với một kích thích mạnh từ bên ngoài. Khi bụi bay vào mắt bạn chẳng hạn, những giọt nước mắt phản xạ này sẽ lập tức tuôn ra.
Các chất kích thích có thể kích hoạt nước mắt phản xạ như vậy cũng có thể làm điều tương tự thông qua màng nhầy, mũi hoặc miệng, tất cả đều được liên kết với cùng một cơ chế phòng thủ của nước mắt để làm sạch nhanh chóng.
Loại nước mắt cuối cùng được gọi là nước mắt cảm xúc. Nó được tạo ra do tác động của các cảm xúc mãnh liệt như hạnh phúc, đau buồn, kiệt sức…
(Ảnh: Getty images)
Nước mắt có vai trò gì?
Đôi mắt là một bộ phận rất quan trọng và rất nhạy cảm trên cơ thể con người, mắt giúp cho chúng ta nhìn thấy mọi vật xung quanh, cảm nhận được ánh sáng và màu sắc. Bản thân đôi mắt cũng được bảo vệ rất chặt chẽ bằng các cơ chế và hệ thống phức tạp.
Một trong các cơ chế bảo vệ đó là nước mắt. Mỗi khi chúng ta chớp mắt, một loại dịch lỏng được tiết ra tạo nên một màng mỏng trên bề mặt nhãn cầu, giúp bôi trơn giác mạc, kết mạc và giúp mắt không bị khô.
Nhiệm vụ quan trọng nhất của nước mắt là bảo vệ cửa sổ tâm hồn khỏi sự xâm hại của vi khuẩn, vật lạ. Ngoài ra, nước mắt còn có khả năng diệt khuẩn và khử độc. Bên cạnh đó, nước mắt còn là công cụ biểu lộ cảm xúc của con người.
Tại sao nước mắt có vị mặn?
Video đang HOT
Câu trả lời rất đơn giản là nước mắt có vị mặn vì có chứa muối. Trong cơ thể chúng ta luôn tồn tại một lượng muối tương đối, khoảng 226 gram.
Tại mọi thời điểm, lượng muối có trong cơ thể một người trưởng thành là khoảng một cốc. Muối xuất hiện ở khắp mọi bộ phận như trong máu, dịch thể… Vì thế không chỉ nước mắt mới mặn mà mồ hôi, nước bọt hay nước tiểu cũng có vị mặn.
Dù với độ mặn khá thấp nhưng nước mắt vẫn là công cụ hiệu quả để bảo vệ đôi mắt khỏi các tác nhân bên ngoài, đặc biệt nước mắt là công cụ diệt khuẩn hiệu quả. Nước mắt còn được xem là một phần của hệ thống miễn dịch, vì vậy nước mắt có vị mặn mang ý nghĩa rất quan trọng.
Nước mắt được tiết ra đều có mục đích riêng của nó. Tùy từng trường hợp mà cơ thể sẽ “bật công tắc” để sử dụng loại nước mắt phù hợp, giúp chăm sóc mắt tốt hơn. Khóc đôi khi không phải là xấu bởi nước mắt giúp bảo vệ cửa sổ tâm hồn.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra nước mắt cảm xúc còn chứa một hàm lượng enkephalin endorphin và chất giảm đau tự nhiên – giúp cơ thể lấy lại được cân bằng cảm xúc một cách tốt hơn.
Những sự thật thú vị về nước mắt
Rất nhiều nghiên cứu trên thế giới đã được tiến hành để hiểu rõ hơn về nước mắt nói riêng và việc khóc (hay rơi nước mắt) nói chung. Dưới đây là một số điều thú vị đến nước mắt có thể bạn chưa biết.
Nước mắt có thể chữa bệnh
Khóc là một hiện tượng tâm lý bình thường của con người. Khi bạn mệt mỏi hay chán nản, một vài người khuyên bạn hãy khóc thật to lên để giải tỏa nỗi buồn.
Khóc là giải pháp hữu hiệu giúp người ta giải tỏa căng thẳng, áp lực. Càng khóc, năng lượng của bạn càng được giải phóng nhiều, bệnh sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Lúc này, nước mắt đóng vai trò như một liều thuốc an thần hữu hiệu nhất.
Chảy nước mắt có thể là dấu hiệu của hội chứng khô mắt
Hội chứng khô mắt là một tình trạng phổ biến, xảy ra khi lượng không đủ nước mắt để bôi trơn mắt, gây cảm giác rát hoặc cộm mắt. Mặc dù nghe có vẻ kỳ quặc, nhưng khô mắt cũng thường gây chảy nước mắt, như một phản ứng đối với sự khó chịu. Nước mắt không bao giờ cạn
Con người tiết khoảng 56-113 lít nước mắt mỗi năm. Mặc dù việc sản xuất nước mắt có thể chậm lại do một số yếu tố nhất định, chẳng hạn như sức khỏe và tuổi tác, nhưng bạn thực sự không thể cạn nước mắt.
(Ảnh: Getty images)
Nước mắt chảy xuống mũi và cổ họng
Mắt và mũi của bạn được kết nối với nhau. Khi tuyến lệ tiết ra nước mắt, chúng sẽ chảy xuống qua xương mũi và vào sau mũi, sau đó xuống cổ họng. Khi bạn khóc, nước mắt hòa với chất nhầy trong mũi. Đó là lý do khiến bạn cũng chảy nước mũi khi khóc.
Khóc cũng là phương thức giao tiếp
Những giọt nước mắt cảm xúc giúp có thể giúp chúng ta giao tiếp mà không cần sử dụng đến ngôn ngữ. Khóc để giải tỏa cảm xúc là một phần trải nghiệm sống, và điều này khiến con người gắn kết và hỗ trợ lẫn nhau về mặt tinh thần.
Nước mắt cá sấu là có thật
Thuật ngữ “nước mắt cá sấu” được sử dụng để mô tả ai đó đang giả vờ khóc. Cụm từ này bắt nguồn từ huyền thoại rằng cá sấu khóc khi ăn thịt người. Theo một nghiên cứu năm 2007, cá sấu thực sự có thể khóc khi chúng ăn, nhưng vẫn chưa rõ lý do của những giọt nước mắt này.
(Ảnh: Getty images)
Trẻ sơ sinh không tiết ra nước mắt khi khóc
Nguyên nhân là bởi tuyến lệ của trẻ chưa phát triển đầy đủ. Bé có thể khóc không ra nước mắt trong tháng đầu tiên chào đời. Một số trẻ cũng có các ống dẫn nước mắt bị tắc. Trong những trường hợp này, bé chỉ có thể tiết ra nước mắt ở một bên, hoặc thậm chí là không bên nào.
Động vật có rơi nước mắt
Động vật tiết ra nước mắt để bôi trơn và bảo vệ mắt. Mặc dù chúng có thể rơi nước mắt khi phản ứng với chất kích thích và tổn thương, nhưng không liên quan đến cảm xúc như con người.
Phụ nữ khóc nhiều hơn đàn ông
Mặc dù không biết chính xác tại sao, nhưng việc này có thể liên quan đến nam giới có ống dẫn nước mắt nhỏ hơn. Bên cạnh đó, những giọt nước mắt xúc động có chứa prolactin, một loại hormone thúc đẩy sản xuất sữa mẹ. Phụ nữ có lượng prolactin nhiều hơn 60% so với nam giới./.
5 loại khoáng chất giúp giảm căng thẳng
Các loại khoáng chất như magiê, kali, kẽm, senlen, natri có thể giúp điều chỉnh mức cortisol và giảm căng thẳng.
Căng thẳng mãn tính và mức cortisol cao có thể phá vỡ sự cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể, dẫn đến thiếu hụt các chất dinh dưỡng quan trọng.
Các loại khoáng chất như magiê, kali, kẽm, senlen, natri có thể giúp điều chỉnh mức cortisol và giảm căng thẳng. Ảnh: Unsplash.
Theo chuyên gia dinh dưỡng Ấn Độ, nếu bạn bị thiếu hụt những khoáng chất này có thể phá vỡ chức năng dẫn truyền thần kinh và trục HPA (vùng dưới đồi-tuyến yên-tuyến thượng thận), làm giảm khả năng kiểm soát căng thẳng hiệu quả. Sau đây là năm loại khoáng chất có thể giúp kiểm soát mức độ căng thẳng.
Magiê
Magiê là một khoáng chất giúp hỗ trợ giải phóng chất dẫn truyền thần kinh và ổn định tâm trạng. Nó cũng giúp điều chỉnh mức độ cortisol và hỗ trợ giúp giảm căng thẳng.
Ngoài ra magiê còn cần cho sức khỏe hệ xương, phòng ngừa bệnh tiểu đường, hỗ trợ tăng cường sức khỏe hệ tim, phòng ngừa và điều trị đau nửa đầu và cải thiện triệu chứng tiền kinh nguyệt.
Kẽm
Kẽm cũng là một loại khoáng chất rất cần thiết cho hoạt động của tuyến thượng thận và thúc đẩy sự ổn định tâm trạng. Không chỉ vậy, kẽm cũng giúp tăng cường sức khỏe não bộ để kiểm soát việc giải phóng căng thẳng.
Ngoài ra, kẽm còn tham gia vào quá trình hình thành nên hơn 300 enzyme trong cơ thể. Nó còn tác động tới việc tổng hợp chất đạm ở cơ thể trẻ, thúc đẩy quá trình phân chia tế bào, giúp trẻ phát triển cao lớn. Bên cạnh đó kẽm còn giúp duy trì và bảo vệ các tế bào vị giác và khứu giác.
Selen
Selen là một trong những loại khoáng chất giúp bảo vệ cơ thể khỏi stress oxy hóa và hỗ trợ chức năng tuyến giáp, do đó điều chỉnh quá trình trao đổi chất và phản ứng với stress. Từ đó, nó sẽ giúp giảm căng thẳng và điều chỉnh mức cortisol.
Ngoài ra, selen giúp bảo vệ cơ thể chống lại quá trình oxy hóa, giúp duy trì sức khỏe tuyến giáp, Selen tham gia vào phản ứng miễn dịch. Ngăn ngừa bệnh ung thư và tim mạch. Thậm chí, selen đóng vai trò quan trọng lên khả năng sinh sản, cấy phôi, giữ nhau thai, tổng hợp testosterone và tinh trùng, cũng như khả năng di chuyển của tinh trùng.
Natri
Natri là một loại khoáng chất rất quan trọng trong việc giúp giảm căng thẳng và điều chỉnh mức cortisol. Natri có trong muối biển, kim chi và rong biển, giúp điều chỉnh sản xuất hormone và duy trì sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể.
Ngoài ra, natri còn giúp tăng cường chức năng não, giúp duy trì huyết áp ổn định, kiểm soát mức chất lỏng cần thiết trong cơ thể và giúp duy trì quá trình này diễn ra bình thường.
Kali
Loại khoáng chất này giúp đảm bảo cân bằng điện giải thích hợp, dẫn đến sự ổn định tim mạch và chức năng hormone hiệu quả. Qua đó, nó sẽ giúp giảm căng thẳng và điều chỉnh mức cortisol.
Ngoài ra, kali giúp điều hòa cân bằng nước và điện giải, giúp duy trì hoạt động bình thường, đặc biệt là của hệ tim mạch, cơ bắp, tiêu hóa, tiết niệu. Kali còn giúp máu đảm bảo hiệu thế màng, tính chịu kích thích của thần kinh và giúp hoạt động của cơ bắp.
Ăn 1 mớ rau này tốt ngang thịt bò, rất sẵn ở vườn nhà nhiều người Việt không biết thường 'ngó lơ' Có một loại rau tốt ngang thịt bò thường được bán nhiều ở chợ, không chỉ vậy nhiều người coi như một vị thuốc đông y để chữa bệnh. Một vài lợi ích cây hẹ, không phải ai cũng hay Loại rau này thoạt nhìn giống cây hành lá nhưng lại có hương vị khác biệt. Ở một số gia đình lá hẹ...