Tại sao nước đi đầu trong chuyển đổi năng lượng châu Âu lại tăng cường sử dụng khí đốt?
Đức là quốc gia điển hình cho quá trình chuyển đổi năng lượng sạch nhờ vào nguồn lực khổng lồ hướng tới việc biến tầm nhìn “xanh” của EU thành hiện thực.
Giờ đây, những vấn đề đang xuất hiện trong tầm nhìn đó khi an ninh năng lượng ngày càng trở nên quan trọng.
Đức đang đầu tư hàng chục tỷ euro để xây dựng công suất sản xuất khí đốt tự nhiên lên tới 10 GW. Ảnh: DPA
Theo mạng tin Oilprice.com ngày 10/2, Đức đang chi 16 tỷ euro để xây dựng công suất sản xuất khí đốt tự nhiên mới lên tới 10 GW, đánh dấu một thời điểm quan trọng trong nỗ lực chuyển đổi xanh của EU: sự thừa nhận rằng không phải tất cả đều diễn ra theo đúng kế hoạch khi Đức vừa đạt tỷ lệ sản xuất điện bằng khí đốt cao nhất trong hai năm vào tháng trước.
Hai năm trước, sau khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra, Đức đã nhanh chóng cam kết sẽ từ bỏ khí đốt của Nga. Phía Nga đã góp phần vào kế hoạch đó bằng cách giảm đáng kể lưu lượng khí đốt qua một số tuyến đường ống quan trọng, với lý do các vấn đề kỹ thuật. Đặc biệt, vụ phá hoại đường ống Dòng chảy phương Bắc vào tháng 9/2022 đã cắt đứt hoàn toàn dòng năng lượng cung cấp 55 tỷ mét khối khí đốt cho Đức mỗi năm.
Trong bối cảnh đó, Đức đã ứng phó với sự trợ giúp từ khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ và duy trì lộ trình loại bỏ hạt nhân theo kế hoạch. Nước này cũng phải quay lại sử dụng than đá bất chấp kế hoạch loại bỏ dần loại nhiên liệu gây ô nhiễm nhấ do lo ngại về tình trạng thiếu hụt có thể xảy ra trong thời kỳ nhu cầu cao hơn.
Video đang HOT
Bộ trưởng Tài chính Christian Lindner đã tóm tắt tình hình một cách khéo léo khi bình luận về kế hoạch chấm dứt sử dụng than của Chính phủ Đức vào năm 2030: “Cho đến khi rõ ràng rằng các nguồn năng lượng được đảm bảo và giá cả phải chăng, chúng ta nên chấm dứt giấc mơ loại bỏ dần sản xuất điện từ than vào năm 2030″.
Có vẻ như nhận xét của ông Lindner là điềm báo về một sự thay đổi đang đến với châu Âu, ngay cả khi có báo cáo về sản lượng năng lượng tái tạo kỷ lục vào tháng 1 vừa qua – do sản lượng thủy điện mạnh hơn cũng như sản lượng cao hơn từ việc lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời. Lý do cho sự thay đổi là vì tham vọng chuyển đổi năng lượng sạch mà EU và một số nước thành viên đề ra đơn giản là không thể thực hiện được. Tin tức về công suất khí đốt của Đức chỉ đơn giản là sự xác nhận mới nhất về thực tế này.
Tầm nhìn được đề cập của EU liên quan đến hàng chục GW công suất điện gió và mặt trời, pin và thậm chí là một số nhà máy điện hạt nhân. Nhưng hàng chục GW đó tỏ ra khó thực hiện hơn dự kiến. Thứ nhất, vì chi phí cao hơn và thứ hai, vì nhu cầu đáng thất vọng (đối với năng lượng mặt trời). Thứ ba, vì pin vẫn còn quá đắt để thay thế cho hydrocarbon.
Đây là lý do tại sao Đức quyết định đầu tư 16 tỷ euro vào các nhà máy điện chạy bằng khí đốt mới khi nước này xây dựng thêm nhiều trạm nhập khẩu LNG. Đó cũng là lý do tại sao họ đạt kỷ lục hai năm về sản xuất điện bằng khí đốt vào tháng 1 vừa qua, khi “các công ty điện lực tăng sản lượng để bù đắp cho việc đóng cửa các lò phản ứng hạt nhân của nước này và đáp ứng nhu cầu sưởi ấm cao hơn trong đợt lạnh tháng trước”, theo Reuters.
Đức là quốc gia điển hình cho quá trình chuyển đổi năng lượng sạch nhờ vào nguồn lực khổng lồ hướng tới việc biến tầm nhìn “xanh” của EU thành hiện thực. Giờ đây, những vấn đề đang xuất hiện trong tầm nhìn đó khi an ninh năng lượng một lần nữa ảnh hưởng đến kế hoạch của Berlin và Đức không phải là nước duy nhất thể hiện điều đó.
Bỉ, quốc gia có kế hoạch loại bỏ dần chương trình hạt nhân giống như Đức, đã thực hiện lại kế hoạch này vào tháng 12 năm ngoái. Hà Lan, quốc gia đã tuyên bố đóng cửa mỏ khí đốt Groningen do ảnh hưởng của nó đối với hoạt động địa chấn trong khu vực, đã khôi phục sản xuất ở mức tối thiểu cũng vào tháng 12 vừa qua với dự đoán nhu cầu cao hơn do thời tiết.
Tây Ban Nha, một ví dụ khác của quá trình chuyển đổi với nguồn tài nguyên năng lượng mặt trời và gió khổng lồ mà nước này đang sử dụng hợp lý, đã dẫn đầu danh sách các nhà nhập khẩu LNG của Nga tại EU vào năm ngoái, ngay cả khi Brussels tìm cách hạn chế nhập khẩu mặt hàng này. Bỉ xếp thứ hai khi nhập khẩu khí đốt hóa lỏng của Nga trong 9 tháng đầu năm 2023 nhiều hơn 50% so với một năm trước đó.
EU, dẫn đầu là Đức, đang nỗ lực hết sức để từ bỏ khí đốt, nguồn năng lượng mà họ đã dựa vào hơn một thế kỷ và là nền tảng cho sức mạnh kinh tế bền vững của mình trong những thập kỷ sau Thế chiến thứ hai. Việc thay thế bằng các nguồn năng lượng khác được coi là tốt hơn cho môi trường là một tham vọng lớn nhưng rõ ràng là điều đó vẫn còn nhiều thách thức.
EU vẫn là nhà nhập khẩu khí đốt lớn nhất của Nga năm 2023
Nga vẫn là nhà cung cấp nhiên liệu hóa thạch lớn cho châu Âu bất chấp lệnh trừng phạt của phương Tây liên quan đến xung đột ở Ukraine.
Nga vẫn là nhà cung cấp nhiên liệu lớn cho châu Âu bất chấp lệnh trừng phạt của phương Tây liên quan đến xung đột ở Ukraine. Ảnh: CNN
Liên minh châu Âu (EU) vẫn là nhà nhập khẩu khí đốt lớn nhất của Nga xét về cả đường ống và khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) năm 2023. Dữ liệu này được cung cấp bởi Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch (CREA) của Phần Lan.
Trong khi nguồn cung cấp khí đốt qua đường ống giảm 60% sau vụ nổ Dòng chảy phương Bắc và việc đóng cửa đường ống dẫn khí đốt Yamal-châu Âu, thì xuất khẩu LNG của Nga cho châu Âu tăng lên.
Alexey Grivach, Phó Giám đốc Quỹ An ninh Năng lượng Quốc gia Nga, chỉ ra rằng việc xuất khẩu khí đốt qua đường ống của Nga ổn định ở mức 2-2,5 tỷ mét khối kể từ tháng 9 năm ngoái.
Điều đáng lưu ý là châu Âu đã gặp may mắn về thời tiết trong hai năm qua. Cả phía tây và phía đông lục địa Á-Âu đều không chứng kiến thời tiết lạnh bất thường.
Các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương không sử dụng nguồn cung LNG và thậm chí còn tận dụng nhu cầu cao của EU để bán lại một lượng LNG nhất định cho các quốc gia châu Âu.
Tuy nhiên trong trường hợp thời tiết không còn thuận lợi cho châu Âu, tình trạng thiếu khí đốt có thể phát sinh.
Theo ông Grivach, xuất khẩu LNG của Nga sang EU thậm chí có thể tăng vào năm 2024. Hầu như toàn bộ khí đốt tự nhiên hóa lỏng từ Bán đảo Yamal của Nga và khu vực Biển Baltic đã được cung cấp cho EU trong hai năm qua.
Trong năm tới, tình hình sẽ sẽ phụ thuộc vào các sự kiện chính trị và thời tiết, cũng như khả năng các công ty Nga triển khai xuất khẩu LNG từ dây chuyền đầu tiên của nhà máy LNG-2 ở Bắc Cực bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ.
Nếu LNG-2 ở Bắc Cực đi vào hoạt động thương mại, Nga có thể sẽ là quốc gia có mức tăng cung LNG lớn nhất cho châu Âu.
Đức chuyển từ phụ thuộc khí đốt Nga sang khí đốt Na Uy Na Uy hiện cung cấp khoảng 60% lượng khí đốt của Đức, tương đương với mức cung cấp từ Nga trước đây. Ảnh minh họa: DPA Theo Reuters, từ khi nguồn cung bị gián đoạn liên quan đến cuộc xung đột Nga - Ukraine, Đức đã thay thế khối lượng khí đốt khổng lồ của Nga thông qua các thỏa thuận với Na...