Tại sao nói ‘nghèo không sửa cửa, giàu không dời mộ’?
Liên quan đến vấn đề giàu nghèo, cổ nhân từng dạy ‘nghèo không sửa cửa, giàu không dời mộ’.
Câu nói này có ý nghĩa gì?
Trên thực tế, những câu ca dao, tục ngữ là do dân gian sáng tạo ra, sau đó người truyền người, đó là những câu nói rất ngắn gọn và dễ hiểu, được đúc kết từ những kinh nghiệm quý báu từ thời xa xưa.
Câu nói “Nghèo không sửa cửa, giàu không dời mộ” thực ra rất dễ hiểu.
Nghèo không sửa cửa
Theo quan niệm cổ nhân, cửa chính là “khuôn mặt” cũng như phong thủy của ngôi nhà, là nơi hút lộc, vượng khí. Bởi thế có câu “nhà cao cửa rộng” ý nói đến sự giàu có, phú quý của gia đình.
Cũng chính vì điều này, nhiều người mong sẽ đổi đời, giàu có nhờ việc thay đổi diện mạo “mặt tiền”, họ cho rằng sở dĩ nhà mình nghèo là vì phong thủy không tốt, vì thế mới muốn thông qua việc sửa “mặt tiền” để đổi vận.
“Nghèo không sửa cửa” còn mang ý nghĩa rằng, tuy bề ngoài của một số gia đình có vẻ cao sang, hoành tráng nhưng thực chất chỉ là cái hộp rỗng, bên trong chẳng có gì đáng giá.
Video đang HOT
Vốn dĩ hoàn cảnh gia đình rất nghèo, chẳng có thực lực nhưng lại làm một cái “cửa rộng”, việc này hoàn toàn chẳng có tác dụng gì đối với những gia đình nghèo, ngược lại chỉ tăng thêm áp lực kinh tế mà thôi.
Khi xây nhà, người ta thường rất chú ý đến vị trí cửa, hướng của ngôi nhà và kích thước của cửa, tất cả đều được xác định bởi những kinh nghiệm phong thủy. Thậm chí không chỉ là việc xây nhà bình thường, ngay cả trong xây dựng các tòa cao ốc, những tòa nhà văn phòng cao cấp với trình độ cao cũng không ngoại lệ. Vì thế, cửa nhà là thứ không được tùy tiện sửa đổi, nếu không sẽ gây họa cho gia đình.
Ảnh minh họa.
Giàu không dời mộ
Theo quan niệm của người xưa, sở dĩ bạn giàu có, phát tài, hưởng phúc đức, nhất định là vì có tổ tiên phù hộ, là “phúc phận” tổ tiên tích lại cho đời sau.
Bên cạnh đó, dù gia đình có phát đạt, kiếm được tài lộc nhiều đến đâu thì không được sinh ra đắc ý, từ đó mà tùy tiện di dời mộ của tổ tiên. Làm người phải biết khiêm tốn, phải biết kính trọng tổ tiên, “uống nước nhớ nguồn”, nếu làm trái với Thiên lý thì gia đình sẽ ngày càng lụi bại.
Đến nay, không thể phủ nhận câu nói “Nghèo không sửa cửa, giàu không dời mộ” vẫn còn nguyên giá trị. Tuy nhiên do sự phát triển nhanh chóng của xã hội nên việc hưng công động thổ và xây dựng đường xá cũng ngày một nhiều và từng ngày biến đổi. Vì vậy mộ phần cũng có nhiều nguy cơ, bị xâm hại về phong thủy.
Có rất nhiều người khi nhắc đến việc xây sửa, hoặc di chuyển mộ phần đều có ý sợ hãi. Trên thực tế, việc di chuyển xây sửa nếu tiến hành đúng cách sẽ có sự trợ giúp lợi ích cho con cháu. Vấn đề chủ yếu là phải đảm bảo các tiêu chuẩn phong thủy chính xác và hợp lý. Ví dụ như nếu đưa được phần mộ Tổ Tiên vào phong thủy bảo địa, nhất định vận khí cháu con sẽ ngày càng tốt đẹp bội phần.
Tổ tiên dạy 2 đại kỵ: 'Trước nhà không trồng cây, sau nhà ít mở cửa sổ'
Câu nói này của người xưa rút cuộc có ý nghĩa gì, bạn đã hiểu hay chưa.
"Trước cửa không trồng cây, sau nhà ít mở cửa sổ".
Trong thời xưa, việc xây nhà là một sự kiện vô cùng trọng đại. Bởi vậy nên việc lựa chọn địa điểm và xây dựng xung quanh ngôi nhà như thế nào đều được mọi người rất quan tâm.
Có một vài người vì muốn trang trí cho ngôi nhà đẹp một chút nên họ thích trồng hoa, cây cảnh xung quanh ngôi nhà. Lại có một số người thích trồng cây trước cửa nhà, vì dưới cây to thì sẽ có bóng mát. Trồng cây trước cửa nhà nên sẽ càng thuận tiện trong việc tận hưởng không khí mát lành hơn.
Vậy nhưng khi cây phát triển lớn lên, càng lớn lại càng rậm rạp, dần dần sẽ chắn hết ánh sáng chiếu vào nhà. Mùa hè thì tất nhiên là rất mát mẻ. Tuy nhiên vì bên trong ngôi nhà lâu ngày không có ánh nắng chiếu vào khiến cho nhiều đồ đạc bị nấm mốc, không thể dùng được nữa. Đây chẳng phải đã gây nên những tổn thất kinh tế cho gia đình hay sao?
Còn nữa, vì cây càng lớn càng xum xuê, rậm rạp nên chắc chắn sẽ chắn hết cả ngôi nhà ở phía sau khiến bà con hàng xóm sang chơi hay người thân họ hàng xa đến thăm khi nhìn thấy cây sẽ nghĩ rằng: "Chủ nhân cái nhà này trồng ngay một cái cây lớn trước cửa nhà, giấu chặt ngôi nhà của mình đi, chắc chắn là không muốn mình đến nhà chơi rồi". Điều đó sẽ dẫn đến những hiểu lầm không đáng có.
Ngoài ra, người xưa đều rất chú trọng đến vận khí của con người. Nếu con người sống trong môi trường ẩm thấp quanh năm, nhất định tâm tính sẽ không được tốt, như vậy sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả công việc. Tất nhiên đến cuối cùng thì sẽ quy vào vận khí và vận thế của con người mà thực ra thì đều là bởi vì cây to trước cửa nhà đã chắn hết đi ánh sáng.
Không được trồng cây trước cửa chính là có ý nghĩa như vậy. Người xưa cũng rất tinh tế trong việc lựa chọn câu chữ, nói là "trước cửa" chứ không phải "trước nhà". Ý nói là không nên trồng cây ở giữa cửa nhà, còn hai bên nhà và trước, sau nhà thì vẫn có thể trồng được.
Ảnh minh họa.
Vậy còn "sau nhà ít mở cửa sổ" thì là vì sao?
Mở cửa phía sau nhà vừa có thể giúp không khí lưu thông, lại còn có thể nhìn thấy phong cảnh phía sau nhà. Vì sao lại nên "bớt mở"? Hóa ra thời xưa người ta thường xây nhà cạnh nhau nên sau nhà thường có người khác ở. Khi mở cửa sổ ra có thể thấy hàng xóm phía sau đang làm gì, như vậy sẽ xâm phạm quyền riêng tư của người khác. Mặc dù hàng xóm sẽ không nói trước mặt nhưng cũng sẽ không dùng ánh mắt tốt đẹp để nhìn bạn.
Vì vậy vế "sau nhà ít mở cửa" ý nói là nếu không có việc gì thì tốt nhất là không mở cửa sổ ra, nhưng khi cần thiết thì vẫn có thể mở một chút để không khí lưu thông.
Vậy ngày nay câu nói "Trước cửa không trồng cây, sau nhà ít mở cửa sổ" còn có thể áp dụng hay không? Nó còn tùy thuộc vào loại nhà mà bạn ở? Nếu là nhà ở thương mại thì không cần quan tâm đến vấn đề trồng cây trước cửa. Và phía sau nhà có thể là có cửa sổ đấy nhưng không đối diện với hàng xóm nên vẫn có thể mở ra.
Đạo lý trong các câu nói của người xưa chung quy là làm thế nào để sống tốt hơn. Trong nhà cần phải có đủ ánh sáng thì mới khiến người ta cảm thấy dễ chịu. Và đôi khi mối quan hệ với những người hàng xóm lại bị ảnh hưởng bởi những điều nhỏ nhặt. Tôn trọng và bảo vệ quyền riêng tư của người khác một cách thích hợp mới làm cuộc sống của nhau thú vị hơn.
Tất nhiên đây chỉ là kinh nghiệm của người xưa để cho chúng ta tham khảo mà thôi.
Cổ nhân dạy "Một nhà có hai cửa, tiền tài khó giữ": Chớ bất cẩn khi xây nhà! Xưa kia cổ nhân đã dạy "Một nhà có hai cửa, tiền tài khó giữ", rốt cục là vì sao? Từ xưa tới nay, có rất nhiều bài học, lời dạy quý báu mà người xưa đã đúc kết, kết tinh lại từ những kinh nghiệm xương máu để truyền lại cho con cháu. Mặc dù có thể bài học đó truyền qua...