Tại sao những nhà hàng sang trọng bậc nhất luôn phục vụ khẩu phần ăn bé tí trên một chiếc đĩa to?
Nhiều người miêu tả hiện tượng này như “không có gì trên đĩa nhưng có mọi thứ trên hoá đơn”, song đa số người thích fine dining không ai phàn nàn nhiều về chuyện ấy cả.
Nếu chúng ta từng xem những bộ phim mà có phân cảnh các nhân vật đi ăn ở nhà hàng sang trọng (như Rattatouille chẳng hạn), sẽ để ý thấy một điều là hầu như các món ăn đều luôn chỉ có một khối bé xíu nằm “trơ trọi” trên một chiếc đĩa to. Phần nào to lắm thì cũng được chia làm nhiều miếng nhỏ và được sắp xếp trên chiếc đĩa, chứ không bao giờ có cảnh thức ăn chất thành một đống đầy đặn và “trù phú” như những nhà hàng thông thường.
Món rattatouille phiên bản sang trọng.
Và món rattatouile phiên bản “bình dân”.
Đối với hội mê ăn thì điều này hết sức khó hiểu, tuy nhiên đây là phong cách chung của các nhà hàng hạng sang, cũng như việc bạn phải mặc váy áo và đồ tây trang khi đi ăn ở nơi như thế vậy. Không có nhiều lý giải chính thức từ các nhà hàng xoay quanh nguồn gốc của chuyện này, nhưng một số người hay đi ăn đã nghĩ đến các lý do như sau:
Giá cả và độ hiếm của nguyên, vật liệu
Phần ăn ít là do nguyên vật liệu trong các nhà hàng lớn có giá rất cao. Để giữ hình tượng, hầu như các nhà hàng hạng sang chỉ luôn lấy nguyên liệu từ những nguồn “xa xỉ” nhất. Các món như trứng cá tầm, nấm truffles sẽ luôn có giá “trên trời”, và thịt bò thì sẽ là những miếng thịt có vân cẩm thạch hạng prime. Tuy nhiên đối với phần đông thì đây là một giải thích “nửa vời” bởi vì dù những nguyên vật liệu nêu trên đắt đỏ thật, nhưng không phải món ăn nào cũng dùng những nguyên liệu ấy. Có những món “bình dân” làm từ rau củ quả như rattatouille hay súp bí đỏ, những nguyên liệu chính trong ấy có đắt đến đâu thì cũng không thể đắt đến mức cho ra phần ăn bé tí như vậy được.
Nhỏ là “sang” và “duyên”
Không ai đến nhà hàng hạng sang để ăn no cả, đấy là một điều hiểu ngầm giữa những người thích fine dining. Không ai đến nhà hàng hạng sang mỗi ngày chỉ để ăn bữa trưa hay bữa tối (trừ khi bạn siêu, siêu giàu có nhưng đấy lại là chuyện khác). Người ta chỉ ăn ở các nhà hàng này khi nào có dịp đặc biệt như tiệc tối lãng mạn, kỷ niệm, họp mặt công việc… Và trong mắt nhiều người thì việc thức ăn chất đống thật ra thiếu sự sang trọng và duyên dáng cho những dịp thế này, và cũng loại trừ luôn khả năng ăn không hết, để lại những phần thức ăn “sứt sẹo” trên mặt bàn. Có thể thấy, hầu như không bao giờ có thức ăn thừa trên những chiếc đĩa trong nhà hàng hạng sang (vì phần ăn quá ít) và điều đó, theo như nhiều người, sẽ khiến khung cảnh trông gọn gàng và sạch sẽ hơn.
Video đang HOT
Thiết kế và thẩm mỹ
Sự thật là bạn không thể vẽ trên một bức tranh đã đầy ắp màu sắc. Điều này cũng tương tự với việc các bếp trưởng không thể trang trí trên một chiếc đĩa đầy ắp thức ăn. Các nhà hàng hạng sang sẽ luôn phải chừa ra một khoảng trống trên đĩa để trang trí bằng các loại rau hoặc nước sốt. Mặt khác, nếu để ý kỹ thì bạn sẽ thấy rằng hầu như các loại bát đĩa trong nhà hàng hạng sang đều có màu trắng thuần và cực ít hoa văn. Đây cũng là vì thẩm mỹ.
Phong cách
Nhiều người nói việc này thực ra không có nhiều ý nghĩa thực tế, mà phần lớn là vì để các nhà hàng hạng sang trở nên khác biệt so với những nhà hàng thông thường khác, là một cách để xây dựng cá tính cũng như thương hiệu. Có thể nói, cách này cho đến bây giờ rất hiệu quả bởi vì khi nhìn những món ăn ít ỏi trên đĩa to, chúng ta đều sẽ nghĩ rằng đây thuộc về nhà hàng hạng sang, trong khi nhìn những chiếc đĩa đầy đặn hơn thì sẽ biết rằng đó là các chuỗi thức ăn nhanh hoặc nhà hàng bình dân.
Của “hiếm” là của “quý”
Tâm lý con người hay bị hấp dẫn bởi những thức hiếm. Bình thường, nếu đó là món có thể thấy nhan nhản ở bất kì đâu thì ta sẽ không xem trọng nó, song nếu món đấy hiếm thì tự dưng lại trở nên quý giá vô cùng. Các nhà hàng hạng sang cũng dựa vào tâm lý này để khiến món ăn của họ trông hấp dẫn hơn.
Không gây chán
Cùng là spaghetti nhưng ở nhà hàng hạng sang lại khiến bạn “thòm thèm” hơn là do khẩu phần ít hơn.
Cảm giác ngán là kẻ thù của nhiều đầu bếp trên thế giới. Có một sự thật là dù món ăn ngon đến đâu, thì khi bạn ăn quá nhiều, đến lúc vượt một ngưỡng nào đó thì nó sẽ trở nên quen thuộc và thậm chí là ngán. Mặt khác, các nhà hàng hạng sang là nơi chuyên tiếp đón những nhà phê bình ẩm thực, những nhà phê bình này chỉ đưa ra đánh giá vào cuối mỗi buổi ăn, và nếu họ ăn đến ngán thì đây sẽ là bất lợi lớn. Vậy nên trước khi vị giác của chúng ta trở nên quen thuộc và thấy món ăn cũng “thường thường” thì chúng đã hết sạch rồi. Đây cũng là một “chiến thuật” của các nhà hàng, khiến món ăn của họ luôn để lại ấn tượng “thèm thuồng” do ăn chưa đủ.
Theo Trí Thức Trẻ
Cua Hoàng đế cập bến Cố đô Huế phục vụ những thực khách sành ăn
Cua Hoàng đế, món ăn giàu chất bổ dưỡng được các thực khách sành ăn săn lùng đã lần đầu tiên có mặt tại Huế.
Cua Hoàng đế (tên khoa học là Paralithodes camtschaticus) vẫn được xem là vua của loài cua, vì chúng là những con cua lớn nhất thế giới. Một con cua Hoàng đế đỏ có thể đạt sải chân dài tới 1m, nặng gần 10kg.
Cua Hoàng đế
Cua Hoàng đế chỉ sống ở những vùng biển "không yên ả", nơi thường chỉ có sóng, gió và giông bão ở vùng biến Alaska của Mỹ. Chúng thường nấp trong hang và khi có dông hay biển động, chúng lại ra ngoài. Cua trưởng thành thường sống ở những vùng nước lạnh, với nhiệt độ trung bình khoảng 3,2 - 5,5C. Độ sâu nơi chúng ở phải lên tới 200m, thậm chí là 300m.
Bởi vậy ngoài giá trị ẩm thực thì độ dinh dưỡng của cua Hoàng đế cũng được những người sành hải sản đánh giá rất cao. Đó không chỉ là hương vị thơm ngon tuyệt hảo mà thành phần dinh dưỡng rất phong phú với lượng canxi, protein, sắt, photpho và các vitamin cao. Bên cạnh đó, cua Hoàng đế còn chứa hàm lượng magie, omega 3 rất lớn...
Thực khách ấn tượng loài cua này với cặp chân to dài cùng lớp vỏ cứng xù xì cùng bên trong là từng tảng thịt dày mềm mại với hương vị đặc biệt thơm ngon, mặn mà khó cưỡng.
Từ lâu, cua Hoàng đế đã được khách hàng săn đón. Mấy năm trở lại đây, tại các thị trường như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh... loài cua này luôn được các thực khách truy tìm. Tại những thành phố này, có thời điểm một con cua Hoàng đế Mỹ nhập khẩu nặng khoảng 2kg được bán với giá 5 triệu đồng. Một vài nhà hàng khác cũng bán loại này với giá 2,5-4 triệu/kg.
Bởi vậy, trước đây loài cua này chỉ xuất hiện tại các nhà hàng sang trọng hay các khách sạn 5 sao và được xếp vào những món ăn có giá đắt đỏ bậc nhất. Tuy nhiên, theo thời gian với nguồn hải sản nhập khẩu phong phú, món ăn từ cua Hoàng đế đã bắt đầu "bão hòa" với nhu cầu thưởng thức của các tầng lớp thực khách Việt.
Cố đô Huế được biết đến là nơi có nền ẩm thực truyền thống phong phú, lấn át những món ăn mang phong cách hiện đại. Nhưng với sự du nhập của nền ẩm thực từ khắp mọi nơi, cùng sự trở mình phát triển của thành phố này, nhu cầu được thưởng thức những món ăn hải sản tươi sống có giá trị cao như cua Hoàng đế đã trở thành điều bức thiết.
Đáp ứng điều đó, hệ thống nhà hàng Queen's Crab đã có mặt ở Huế mang theo hương vị của loài cua giàu giá trị bổ dưỡng - cua Hoàng đế để phục vụ nhu cầu ẩm thực của người dân vùng đất cố đô.
Nhà hàng Queen's Crab đã sở hữu những món ăn được chế biến từ cua Hoàng đế
Tọa lạc tại số 86, Lê Lợi (TP Huế), nhà hàng Queen's Crab hiện lên với một phong gian Địa Trung Hải sang chảnh nhưng cũng không kém phần ấm áp, thân thiện.
Từ những chi tiết nhỏ nhất như: tone màu xanh trắng đặc trưng, ô kính vòm tròn ngập nắng rực rỡ điểm bằng những hoa sắt cách điệu màu xanh biển cả, gạch đá mang hoạ tiết ấn tượng đến những chiếc đèn, chiếc bát, chiếc đũa... đều được Queen's Crab lựa chọn kĩ lưỡng để đem không gian Địa Trung Hải đến gần với thực khách TP Huế.
Đặc biệt với diện tích rộng 600m2, nằm ở vị trí trung tâm, view đẹp và sôi động ngay trên trục đường chính Lê Lợi, cùng một mức giá hợp lý, Queen's Crab sẽ là điểm hẹn cho các bữa tiệc sinh nhật, họp lớp, liên hoan...của các nhóm gia đình, bạn bè, công ty.
Thực khách chọn những con cua Hoàng đế ngon từ nhà hàng
Ngoài món ăn từ cua Hoàng đế, Queen's Crab còn chế biến khoảng 100 món cua ngon nhất thế giới và gần 200 món hải sản tươi rói được chế biến đa dạng.
Ông Nguyễn Đăng Khánh, CEO - Founder Queen's Crab cho biết, dự kiến nhà hàng sẽ tiến hành khai trương vào ngày 25/1 tới đây. Để phục vụ những thực khách sành ăn của Cố đô, dù chưa đến ngày khai trương nhưng Queen's Crab đã bắt đầu chạy thử từ ngày 18/1.
"Những ngày chạy thử này, Queen's Crab phục vụ với mức giá ưu đãi nhất chỉ nhằm mục đích nhận được những ý kiến, đánh giá của thực khách về không gian, giá trị ẩm thực và thái độ phục vụ của nhà hàng...Từ những ý kiến đóng góp này, Queen's Crab sẽ chỉnh sửa, hoàn thiện để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người dân Huế - phấn đấu với khẩu hiệu nhà hàng là "Thế giới cua ngon cho cả gia đình"", ông Khánh chia sẻ.
Huy Thành
Theo phununews
Tiệc trà Anh: tưởng sang chảnh bậc nhất nhưng thực ra có nguồn gốc "cứu đói" cho một quý tộc thích "ăn cả thế giới" Nếu vị quý tộc ngày ấy không "ham ăn" đến thế thì đã chẳng có tiệc trà Anh cho chúng ta ngày nay đâu. Như ta đã biết, tiệc trà Anh là một nét văn hóa độc đáo, hấp dẫn biết bao nhiêu người trên thế giới từ ngày xưa cho đến tận ngày nay. Tiệc trà Anh trong ấn tượng của chút...