Tại sao những chiếc máy fax vẫn còn tồn tại đến nay?
Với sự tiến bộ của công nghệ, vai trò của những chiếc máy fax ngày càng trở nên hạn chế, nhưng đây vẫn là thiết bị không thể thiếu trong các văn phòng thời nay.
Fax là một công nghệ điện tử được sử dụng để truyền các bản sao của tài liệu và máy fax là máy chịu trách nhiệm gửi các tài liệu này. Trên thực tế, thông tin do máy fax truyền đi thuộc về giao tiếp hình ảnh.
Giao tiếp hình ảnh có thể được chia thành giao tiếp hình ảnh tĩnh và giao tiếp hình ảnh chuyển động. Fax là một loại liên lạc bằng hình ảnh tĩnh, biểu hiện dưới dạng thông tin có thể được ghi lại vĩnh viễn trên giấy hoặc ảnh.
Những chiếc máy fax vẫn là thiết bị không thể thiếu trong đời sống văn phòng
Sự ra đời của máy fax
Phương thức giao tiếp fax là phương pháp sớm nhất được sử dụng và phát triển trong giao tiếp hình ảnh. Ngay từ năm 1843, Alexander Bain người Anh đã phát minh ra nguyên tắc của fax. Vài năm sau, vào năm 1849, Bell lại phát minh ra nguyên tắc quét hình trụ.
Video đang HOT
Nhưng ngay cả với một số khái niệm cơ bản và hỗ trợ lý thuyết, các yếu tố quan trọng cần có trên máy fax vẫn rất không hoàn hảo vào thời điểm đó và chưa có đất để phát triển. Tình trạng này kéo dài cho đến thế kỷ 20, khi máy fax dần đi vào giai đoạn thực tế trước khi cuối cùng mở ra cơ hội thay đổi.
Năm 1924 Richard H. Ranger nhân viên đài Radio Corporation of America sáng chế máy gửi hồ sơ bằng sóng radio trong lòng biển. Đây là tiền thân của máy fax ngày nay. Cũng vào năm 1924, Herbert E. Ives dùng kỹ thuật phân tách màu sáng chế ra máy fax đầu tiên có khả năng in màu.
Năm 1925, Công ty Điện thoại Mỹ hoàn thành việc phát triển một máy fax hiện đại, và năm 1926 mở dịch vụ fax ảnh qua dây trên toàn lục địa Mỹ. Kể từ đó, liên lạc bằng fax dần dần bắt đầu được sử dụng trên khắp thế giới.
Máy fax tụt hậu do khả năng thích ứng hạn chế
Nhìn vào chu kỳ thay thế của máy fax, mặc dù nó không phải là công nghệ tiên phong, nhưng so với công nghệ được sử dụng phổ biến tiếp theo để gửi tài liệu quét dưới dạng e-mail điện tử, máy fax cũng đã có 100 năm tuổi. Từ góc độ này, máy fax có thể được gọi là cựu binh của lĩnh vực truyền thông.
Nếu máy fax đã trở thành người dẫn đầu trong ngành truyền thông với công nghệ fax tiên tiến, thì các văn phòng kỹ thuật số hiện đại mọc lên như nấm có thể đạt được hiệu quả của công việc fax, thậm chí còn khiến máy fax bị tụt hậu đi.
Về tốc độ và hiệu quả, tốc độ fax gần như tương đương với tốc độ của các modem quay số trước đó, hoặc thậm chí còn chậm hơn. Do bị hạn chế bởi tín hiệu âm thanh và truyền dữ liệu trong đường dây điện thoại nên tốc độ không cao. Ngược lại, tốc độ đường truyền hiện đại đang chạy rất nhanh với tốc độ vài MB/giây. Do đó, nếu chẳng may bạn có một chồng tài liệu lớn cần xử lý gấp thì hiển nhiên máy fax không thể giải quyết được nhu cầu nhanh chóng của bạn.
Ngoài ra, do máy fax chủ yếu quét trắng đen và độ phân giải không cao nên hiệu quả của máy fax khi truyền hình ảnh có độ chi tiết cao rõ ràng bị giảm đi rất nhiều. So với máy quét phẳng có thể truyền dữ liệu tệp độ nét cao hơn, chắc chắn nó không có lợi thế cạnh tranh.
Máy fax có thực sự vô dụng?
Tuy nhiên, ngay cả khi máy fax đang gặp khó khăn trong việc theo kịp những khía cạnh nhất định trong sự phát triển của thời đại, chúng ta vẫn phải thừa nhận rằng ngày nay, máy fax vẫn có những ưu điểm đáng kể. Chính những ưu điểm này giúp cho máy fax vẫn còn tồn tại và là thiết bị không thể thiếu trong văn phòng.
So với các phương tiện liên lạc khác, fax có thể nói là lựa chọn đáng tin cậy với chi phí thấp nhất. Điều này chủ yếu được phản ánh trong thiết bị bộ phận và nguyên lý làm việc của nó. Bản thân máy fax tương đối đơn giản. Mặc dù máy fax thường sử dụng thiết bị ghép nối tích điện (CCD) để đọc hình ảnh trên giấy, giống như máy quét hiện đại, hoạt động của một máy fax điển hình thực sự có thể trực tiếp hơn.
Trên thực tế, khi một máy fax hoạt động, nó sẽ coi mỗi mảnh giấy như một lưới lớn. Khi quét tài liệu, máy fax sẽ quét từng dòng một và chuyển nó thành tín hiệu điện có cường độ khác nhau bằng cách đánh giá màu đen và trắng của mỗi màu hình vuông.
Tín hiệu điện được gửi đến máy fax nhận qua đường dây điện thoại và máy fax nhận sử dụng máy in kim, máy in phun hoặc máy in laser tích hợp để in ra hình ảnh. Đồng thời, quá trình fax không yêu cầu các bước nhỏ như xoay, thay đổi kích thước và in các tệp đính kèm. Quy trình gần như “một bước” này có thể nói là tiết kiệm và tiện lợi.
Về quyền riêng tư, fax là một lựa chọn ưu tiên đáng xem xét. Điều này đặc biệt đúng đối với các đơn vị phải thường xuyên giải quyết việc gửi và nhận tài liệu vật lý. Ví dụ, các công ty luật và văn phòng chăm sóc y tế thường cần nhận các tài liệu thực tế. Gửi bản gốc qua đường bưu điện thì trang trọng hơn gửi fax, nhưng tính riêng tư là không đủ, đặc biệt là khi liên quan đến bí mật thương mại, tính bảo mật của thư điện tử kém hơn đáng kể.
Khi nói đến hợp đồng và thư của luật sư, vai trò của fax trong việc thực hiện chức năng xác nhận của cả hai bên là đặc biệt nổi bật, càng rõ ràng hơn khi nó liên quan đến chữ ký viết tay. Điều này phần lớn là do thực tế là máy fax không yêu cầu internet. Nói chung, đường dây điện thoại thông thường thường đáng tin cậy hơn đường truyền mạng, nếu wifi của bạn không may bị lỗi thì máy fax xung quanh bạn sẽ là một công cụ dự phòng tốt.
Có lẽ, với sự phát triển của công nghệ, những thế hệ cũ như máy fax sẽ lặng lẽ mai một vì “không tương thích” với sự phát triển của thời đại, nhưng hiện tại, rõ ràng sự tồn tại của nó vẫn là cần thiết và thời điểm để máy fax “nghỉ hưu” vẫn còn khá xa.
ASEAN 2020: Việt Nam thúc đẩy hợp tác và triển khai hiệu quả các ưu tiên kinh tế
Với vai trò chủ trì kênh kinh tế, trên cơ sở chủ đề của Năm ASEAN 2020 - "Gắn kết và Chủ động thích ứng", Việt Nam đã đặt ra các định hướng ưu tiên trong trụ cột kinh tế ASEAN trong năm 2020.
Dựa trên những định hướng này, Việt Nam đã chủ động đề xuất các hoạt động và chương trình hợp tác để đảm bảo ASEAN sẽ tiếp tục thúc đẩy việc thiết lập cộng đồng kinh tế, có vị trí trung tâm trong các khuôn khổ hợp tác khu vực và toàn cầu.
Bên lề Lễ ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), phóng viên TTXVN đã phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh về vai trò của Việt Nam cũng như vai trò điều phối cac hoat đong trong tru cot kinh te cua ASEAN 2020 sau 1 năm đảm nhận.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN
Xin Bộ trưởng chia sẻ về vai tro dan dat cua Việt Nam va Bo Công Thương khi thuc hien một trong ba tru cot cua ASEAN trong Năm Chủ tịch ASEAN 2020?
ASEAN là bước đi đầu tiên và từ đó luôn được coi là ưu tiên hàng đầu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Do vậy, với cương vị Chủ tịch ASEAN 2020, ngay từ đầu năm Việt Nam đã và đang nỗ lực hết mình với sự ủng hộ và hỗ trợ tích cực từ các nước thành viên ASEAN và các Đối tác để hiện thực hóa tinh thần "Gắn kết và Chủ động thích ứng" - Chủ đề của Năm ASEAN 2020.
Tinh thần này ngay lập tức được phát huy ngay từ đầu năm, cụ thể là việc Hội nghị Bộ trưởng kinh tế vẫn diễn ra vào đầu tháng 3 tại Đà Nẵng trong bối cảnh đại dịch đã bùng phát khiến nhiều hội nghị khác phải hoãn hoặc hủy.
Đây chính là hội nghị hết sức quan trọng, đem đến thống nhất cao trong ASEAN đối với hợp tác kinh tế cũng như các điều chỉnh cần thiết khi đại dịch trở nên nghiêm trọng hơn.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 dẫn đến việc các nước ASEAN đều phải áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại, giãn cách xã hội, Việt Nam đã chủ động thích ứng, nhanh chóng thay đổi phương thức tổ chức các sự kiện trong khuôn khổ ASEAN từ truyền thống sang họp trực tuyến.
Điều này góp phần đảm bảo các hoạt động hợp tác kinh tế từ cấp Bộ trưởng đến cấp kỹ thuật của ASEAN diễn ra theo đúng kế hoạch từ đầu năm đến nay ngay khi đại dịch COVID-19 bùng phát.
Vai trò quan trọng đó tiếp tục được Việt Nam thực hiện và hoàn thành tốt, đóng góp một phần rất quan trọng vào thành công chung của năm ASEAN 2020.
Về mặt chuyên môn, với nỗ lực duy trì các hoạt động hợp tác trong ASEAN, vai trò và tiếng nói của Việt Nam càng được ghi nhận, đóng góp vào quá trình thảo luận, thống nhất các vấn đề hợp tác kinh tế của ASEAN theo hướng đảm bảo lợi ích của Việt Nam nói riêng cũng như của ASEAN nói chung, Việt Nam đã xây dựng 13 sáng kiến, ưu tiên về hợp tác kinh tế.
Đáng lưu ý, số lượng sáng kiến nhiều hơn các năm trước đây và Việt Nam quyết tâm thúc đẩy hoàn thành các sáng kiến mặc dù đại dịch làm ảnh hưởng đến hầu hết các hoạt động của các khuôn khổ hội nhập khác trên thế giới.
Cho đến nay, mặc dù diễn biễn phức tạp của dịch COVID-19 từ đầu năm 2020 đã ảnh hưởng nhất định đến quá trình làm việc và thảo luận của các nhóm công tác chuyên môn, Việt Nam đã nỗ lực cùng các nước ASEAN thúc đẩy và tiếp tục hợp tác để triển khai hiệu quả các ưu tiên kinh tế trong năm 2020 theo đúng kế hoạch.
Cụ thể, đến thời điểm hiện tại, tám ưu tiên đã hoàn thành. Các ưu tiên còn lại đang được tiếp tục triển khai để hoàn thành trước cuối năm 2020.
Việt Nam cũng thể hiện vai trò Chủ tịch ASEAN trong việc điều phối và thúc đẩy xử lý nốt những vấn đề còn tồn đọng trong đàm phán Hiệp định RCEP, là cầu nối trung hòa lợi ích giữa các bên nhằm chính thức kết thúc đàm phán và ký kết Hiệp định - một trong những ưu tiên hợp tác kinh tế của Năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam.
Ngoài ra, Việt Nam đã phát huy tối đa vai trò Chủ tịch ASEAN của mình thông qua việc chủ động đề xuất cũng như tham gia giải quyết các vấn đề cấp bách trong ASEAN ngay từ khi đại dịch bùng phát.
Các sáng kiến này được Việt Nam thúc đẩy đưa ra rất kịp thời nhằm duy trì các hoạt động thương mại, tăng cường hợp tác, liên kết toàn khu vực trong việc khắc phục hậu quả của dịch COVID-19 và chuẩn bị cho phục hồi kinh tế sau đại dịch, tiêu biểu có Kế hoạch hành động Hà Nội nhằm tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN và kết nối chuỗi cung ứng trong bối cảnh đại dịch COVID-19, được Bộ trưởng Kinh tế các nước ASEAN thông qua một cách tuyệt đối vào ngày 4/6/2020.
Ngay trước Hội nghị Cấp cao lần này, các Bộ trưởng đã ký Biên bản Ghi nhớ tạo khuôn khổ chung giải quyết các vấn đề phi quan thuế như là một bước đi cụ thể hóa để hiện thực hóa Kế hoạch hành động Hà Nội và chuẩn bị cho Kế hoạch tổng thể về phục hồi kinh tế ASEAN.
Như vậy, Việt Nam đã và đang thực hiện rất tốt nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2020, vì một ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng.
Theo Bộ trưởng, đau la đieu an tuong nhat sau gan 1 nam đam nhan vai tro nguoi đieu phoi cac hoat đong trong tru cot kinh te cua ASEAN 2020?
Có thể nói, năm 2020 là một năm vô cùng đặc biệt. Năm nay là dấu mốc kỷ niệm 25 năm gia nhập ASEAN của Việt Nam, đồng thời cũng là lúc mà nền kinh tế khu vực đang gặp phải những trở ngại và thách thức to lớn không chỉ từ xu hướng bảo hộ thương mại quốc tế mà còn từ đại dịch COVID-19.
Do vậy, khi nhận nhiệm vụ là người điều phối chung các hoạt động trong trụ cột kinh tế của ASEAN 2020, phải nói rằng tôi rất vinh hạnh và đồng thời cũng tự đặt quyết tâm cao để có thể vượt qua mọi thách thức.
Cùng với đó, làm thế nào để thuyết phục được sự ủng hộ của các đồng nghiệp ASEAN để hoàn thành nhiệm vụ, thúc đẩy mục tiêu hội nhập, hợp tác kinh tế trong và ngoài khu vực, hướng tới xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vững mạnh phát triển hơn và có dấu ấn rõ nét của Việt Nam.
Ngay từ đầu năm, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến cách sống, sinh hoạt và làm việc của người dân trên toàn thế giới, AEC và ASEAN nói chung đã nhanh chóng chủ động thích ứng với những thử thách chưa từng có.
Các Bộ trưởng ASEAN đã đồng lòng hợp tác để cùng giúp nhau vượt qua giai đoạn khó khăn nhất. Khi một số nước đề nghị Việt Nam đảm bảo lương thực và thực phẩm để tránh thiếu hụt đe dọa an ninh lương thực, Việt Nam đã tỏ ra là đối tác tin cậy và có nhiệm trách trong ASEAN và dỡ bỏ các hạn chế xuất khẩu.
Các nước ASEAN khác cũng đã dỡ bỏ các biện pháp hạn chế nhập khẩu hoặc thuế đặc biệt liên quan đến thiết bị y tế, xăng dầu, sắt thép...
Nhiều biện pháp thuận lợi hóa thương mại cũng đã được bàn và triển khai nhanh chóng như việc áp dụng cấp chứng nhận xuất xứ điện tử trong bối cảnh dịch bệnh gây khó khăn cho doanh nghiệp hoàn thành thủ tục, gây đứt gãy chuỗi cung ứng.
Hơn nữa, Việt Nam cũng đã thống nhất với các nước thay đổi phương thức tổ chức các sự kiện trong khuôn khổ ASEAN từ truyền thống sang họp trực tuyến, góp phần đảm bảo các hoạt động hợp tác kinh tế từ cấp Bộ trưởng đến cấp kỹ thuật diễn ra theo đúng kế hoạch.
Đồng thời, Việt Nam cũng chủ động đề xuất cũng như tham gia giải quyết các vấn đề cấp bách trong ASEAN ngay từ khi đại dịch bùng phát, tiêu biểu là các sáng kiến được Việt Nam thúc đẩy đưa ra rất kịp thời nhằm duy trì các hoạt động thương mại, tăng cường hợp tác, liên kết toàn khu vực trong việc khắc phục hậu quả của dịch COVID-19 và chuẩn bị cho phục hồi kinh tế sau đại dịch.
Bên cạnh hợp tác nội khối thì hợp tác ngoại khối cũng đã có nhiều bước tiến quan trọng, thể hiện vai trò trung tâm của ASEAN trong các khuôn khổ hợp tác khu vực và quốc tế.
Vì vâỵ, việc các nước ASEAN cùng năm nước đối tác ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực - RCEP là một dấu ấn đáng nhớ đặc biệt là trong bối cảnh hợp tác kinh tế - thương mại toàn cầu đang gặp không ít khó khăn.
Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!
Khối ngoại mua ròng trở lại, VN-Index chạm đỉnh tháng 10 Tuy không có thông tin hỗ trợ đặc biệt nào cũng như lực chốt lời ngắn hạn vẫn rất cao, nhưng thị trường tiếp tục giao dịch sôi động và tích cực phiên cuối tuần. VN-Index được dẫn dắt bởi nhóm cổ phiếu ngân hàng đã tiến sát đỉnh tháng 10. Đến lượt MBB bùng nổ Cổ phiếu ngân hàng chắc chắn là...