Tại sao nhiều người trên thế giới đang lo lắng về thế hệ Alpha?
Hiện nay có nhiều lo ngại rằng thế hệ A (những người sinh sau năm 2010) phụ thuộc quá nhiều vào mạng xã hội và khả năng đọc viết giảm sút.
Những đứa trẻ thế hệ Alpha, có cha mẹ thuộc thế hệ Millennial, chiếm hơn một phần tư dân số thế giới và đang có những lo ngại rằng những đứa trẻ này “không ổn chút nào”. Ảnh: Shutterstock
Ra đời từ năm 2010, “thế hệ Alpha” là thế hệ kế thừa về nhân khẩu học của thế hệ Z (những người sinh từ năm 1997 trở đi) và những thành viên lớn nhất trong thế hệ này còn chưa tròn 15 tuổi.
Mặc dù thế hệ Alpha được biết sẽ kết thúc khi những đứa trẻ cuối cùng được sinh ra vào tháng 12/2024, nhưng đã bắt đầu có những lo ngại trên toàn cầu rằng những đứa trẻ này có những điều không “ổn”.
Nhiều ý kiến cho rằng những đứa trẻ trong thế hệ Alpha phụ thuộc quá nhiều và chiếm tỉ lệ người dùng lớn trên các nền tảng mạng xã hội như YouTube, Instagram và TikTok.
Rivata Dutta (Riv), một người có sức ảnh hưởng thường sản xuất các nội dung phổ biến với các Alpha trên mạng xã hội TikTok cho biết: “Mọi người trên Internet thực sự sợ hãi thế hệ Alpha. Thế hệ Alpha thật kỳ lạ”.
Bất chấp tỷ lệ sinh giảm trong nhiều thập kỷ, hiện trên thế giới có hơn 2 tỷ trẻ em thế hệ Alpha, chiếm hơn một phần tư dân số hành tinh. Tuy nhiên, một số khía cạnh trong văn hóa của họ đang gây ra phản ứng dữ dội.
Những đứa trẻ “iPad”
Khi nói đến trẻ em Alpha ở độ tuổi đi học, nhiều người thường nghĩ đến khái niệm “đứa trẻ iPad” – một đứa trẻ không thể ngồi ăn hết bữa tại nhà hàng hoặc đi một chuyến ngắn trên phương tiện giao thông công cộng mà không xem các video trên máy tính bảng.
Chris Chin (39 tuổi) có cậu con trai Kaven (8 tuổi) là ngôi sao YouTube với nửa triệu người theo dõi là thế hệ Alpha, cho biết: “Điều đáng nói là chúng tôi không cho con dán mắt vào màn hình mọi lúc, nhưng có lẽ chính mình vẫn thường cầm điện thoại và xem thường xuyên.
Vì thế chỉ cần con giữ được điểm số cao thì tôi sẽ cho con làm điều gì nó muốn. Và phần lớn thời gian con tôi chọn xem iPad”.
Video đang HOT
Các chuyên gia cho biết, đối với một học sinh tiểu học đang ở thời kỳ tò mò với mọi thứ, YouTube thường hoạt động giống Wikipedia (một trang bách khoa toàn thư trực tuyến mở) hơn. Những đứa trẻ tìm kiếm bất cứ câu trả lời nào mà chúng cần biết trên đó.
Amanda Klecker, người làm việc tại công ty giải trí Pocket.watch, đại diện cho những nhà sáng tạo bom tấn dành cho trẻ em như Ryan’s World và Art for Kids Hub cho rằng những đứa trẻ có thể tiếp cận được nhiều bài học nghệ thuật thú vị trên YouTube. Người có sức ảnh hưởng – Rivata Dutta cũng đồng tình và cảm thấy những đứa trẻ ngày này tiếp cận thông tin nhiều và nhanh hơn qua các nền tảng mạng xã hội.
Các nghiên cứu cho thấy thông tin đó sẽ ảnh hưởng đến các bậc cha mẹ thuộc thế hệ trẻ bận rộn và tương đối dễ dãi. Thậm chí nhiều gia đình đã cho phép trẻ em quyết định gia đình mình mua gì, đi đâu trong kỳ nghỉ và cả những gì chúng xem trên tivi. Điều đó khiến các bậc cha mẹ thuộc thế hệ Millennial (những người sinh từ năm 1981 đến 1996) đang bị đổ lỗi vì đã nuôi dạy một nhóm trẻ em thế hệ Alpha bị ám ảnh bởi iPad.
Khả năng đọc viết kém của thế hệ Alpha Mỹ
Nhưng không phải ai cũng lạc quan như vậy. Nạn mù chữ là một trong những lời chỉ trích thường xuyên và tai hại nhất đối với thế hệ Alpha trên mạng. Điều này cũng đúng về mặt thực nghiệm đối với một nhóm nhân khẩu học có độ tuổi trung bình là 6,5 tuổi.
Ở California, trẻ em dự kiến sẽ đọc được chữ vào khoảng tháng 12 của lớp một, nghĩa là hầu hết các học sinh Alpha lẽ ra phải biết chữ vào ngày đầu năm mới. Tuy nhiên, hàng ngàn người vẫn đang gặp khó khăn đối với việc này.
Shervaughnna Anderson-Byrd, giám đốc Dự án văn học và đọc sách California cho biết, “Alpha là một trong những thế hệ trẻ gặp khó khăn nhất trong việc đọc sách. Chỉ có 43% học sinh của chúng tôi đạt đúng cấp lớp ở California”.
Cô cho biết thêm, việc đọc là điều cần thiết cho tất cả các công việc học tập từ cuối bậc tiểu học trở đi. Tuy nhiên, ngay cả giáo viên tiếng Anh cũng không được đào tạo để dạy ngữ âm và các kỹ năng khắc phục khác sau lớp vỡ lòng. Điều đó đã khiến những học sinh lớp 4 bị tụt hậu phần nào khi đại dịch xảy ra vào năm 2020, và lên đến lớp 8 vẫn mù chữ. Các giáo viên phàn nàn rằng họ có những học sinh 14 tuổi không biết đọc.
Cơn sốt “Sephora kid”
Sáu tháng qua, các thế hệ khác đã chứng kiến sự trỗi dậy của một cơn sốt mới nhất trong thế hệ Alpha mang tên “Sephora tween” hay “Sephora kid”. Video quay lại cuộc “đổ bộ” của những đứa trẻ 12 tuổi quan tâm và bị ám ảnh với vấn đề chăm sóc da vào các cửa hàng làm đẹp. Điều đáng nói là chúng làm hỏng hàng mẫu, gây ảnh hưởng đến các khách mua sắm là người lớn và tích trữ các sản phẩm đắt tiền dành cho người lớn.
Hình ảnh những đứa trẻ thế hệ Alpha thử ngiệm các loại mỹ phẩm đắt tiền vào tạo ra một mớ hỗn độn trong các cửa hàng Sephora. Ảnh: Dailymail
Tuy nhiên, điều này cũng gây lo ngại khi thế hệ này còn quá trẻ để tiếp cận các quy trình chăm sóc da và có thể sẽ phải gánh chịu những hậu quả đáng tiếc trên da do vẫn chưa có đủ kiến thức.
Các chuyên gia cho rằng không phải ngẫu nhiên mà làn sóng lo ngại tiêu cực về thê hệ Alpha xuất hiện ngay khi những người lớn tuổi nhất thế hệ bước vào tuổi dậy thì, đỉnh điểm phát triển của những hành vi được xem là “nổi loạn”.
Họ lập luận rằng việc dạo quanh khu vực chăm sóc da của Sephora hay say sưa xem những bộ phim ngắn kỳ quái trên YouTube cũng có thể nói lên rất nhiều điều về một thời đại.
Nhà nhân khẩu học McCrindle cho biết: “Hiện tượng Sephora cũng là một đặc điểm của quá trình lớn lên. Chúng ta đang nói về những đứa trẻ vẫn đang phát triển các kỹ năng xã hội và hành vi của mình. Những đứa trẻ thử trang điểm và nổi loạn theo từng giai đoạn cuộc đời của chúng”.
Rivata Dutta, người có sức ảnh hưởng cũng đồng ý và cho rằng đó là một giai đoạn “nổi loạn” thường thấy. “Tôi chắc chắn sẽ còn thấy nhiều sự hỗn loạn sắp xảy ra và đương nhiên thế hệ Alpha sẽ chống lại điều đó”, cô nói.
Tỷ lệ sinh liên tục giảm, Hàn Quốc hướng đến phát huy tiềm năng người cao tuổi
Hàn Quốc dự kiến trở thành một xã hội siêu già vào năm 2025, khi những người trên 65 tuổi sẽ chiếm 20% trong tổng dân số 52 triệu người.
Đến năm 2050, tỷ lệ này có thể tăng lên gần 44%.
Bà Chung Soon-duk (ngoài cùng bên trái) và bà Yoon Ok-ja trong lớp học cùng các bạn nhỏ. Ảnh: CNA
Tỷ lệ sinh của Hàn Quốc, vốn nằm trong nhóm thấp nhất thế giới, tiếp tục giảm nghiêm trọng trong năm 2023. Theo dữ liệu từ cơ quan Thống kê Hàn Quốc ngày 28/2, tỷ lệ sinh trung bình của phụ nữ Hàn Quốc năm 2023 là 0,72 trong khi một năm trước đó là 0,78. Con số này thấp hơn rất nhiều so với mức cần thiết để duy trì dân số ổn định là 2,1.
Khi phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nhân khẩu học với tỷ lệ sinh thấp, Hàn Quốc hướng đến nỗ lực giải phóng tiềm năng của dân số cao tuổi. Một số giải pháp sáng tạo bao gồm tạo điều kiện để người cao tuổi đăng ký đi học hoặc tuyển dụng họ làm người mẫu thời trang...
Theo cơ quan Thống kê Hàn Quốc, cứ 10 người cao tuổi tại nước này có 6 người trở lên đang phải vật lộn với thu nhập không đủ. Số người cao tuổi sống một mình cũng ngày càng tăng. Các chuyên gia cho rằng điều quan trọng là chính phủ Hàn Quốc phải đưa ra chính sách giải quyết thay đổi nhân khẩu học của đất nước và tạo ra nhiều cơ hội hơn cho người già.
Đến trường
Theo truyền thông địa phương, trong 40 năm qua, khoảng 3.800 trường tiểu học trên khắp Hàn Quốc đã buộc phải đóng cửa do thiếu học sinh, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Ví dụ là trường tiểu học Yangdong ở huyện Yangpyeong, tỉnh Kyunggi thực sự đã cạn kiệt học sinh vì gần như không còn trẻ nhỏ trong huyện. Năm 1994, trường chỉ còn lại 14 học sinh khi nhiều người dân địa phương chuyển đến thành phố. Cuối cùng ngôi trường này được sáp nhập với một trường học lớn hơn trong huyện.
Khi cuộc khủng hoảng nhân khẩu học ngày càng sâu sắc, hiệu trưởng trường tiểu học Yangdong - ông Hong Seok-jong nảy ra ý tưởng nhận người cao tuổi làm học sinh. Ông Hong Seok-jong chia sẻ: "Tôi nhận thấy có những bà cụ trong làng chưa bao giờ được đến trường do đó tôi cho rằng sẽ tốt hơn nếu đăng ký cho họ. Tôi đi quanh làng và có những người nói rằng họ muốn theo học tại trường nếu được nhận".
Bốn bà cụ đã đăng ký nhập học vào năm 2021. Trong số đó có bà Yoon Ok-ja (82 tuổi) vốn chưa bao giờ có cơ hội đến trường khi còn nhỏ. Các cụ bắt đầu lớp một cùng 13 "bạn cùng lớp" nhỏ tuổi. Bà Yoon Ok-ja chia sẻ: "Bà chỉ biết viết tên mình. Khi Chiến tranh Triều Tiên nổ ra, bà mới chỉ 9 tuổi. Mẹ, em trai và chị gái bà đều chết trong chiến tranh. Chỉ có bố, em gái và bà sống sót". Ở Hàn Quốc cách đây vài thập niên, các bé gái thường không được học hành. Thay vào đó, họ phụ giúp bố mẹ kiếm sống hoặc ở nhà chăm sóc các em trong khi bố mẹ đi làm.
Một học sinh tóc bạc khác, bà Chung Soon-duk (82 tuổi), cho biết cảm thấy rất vui khi cuối cùng cũng được đến trường, điều mà hồi còn trẻ bà không thể thực hiện vì bận làm việc ở trang trại.
Bà Chung Soon-duk (phải) ôn bài sau giờ học cùng con trai Park Yeong-bok. Ảnh: CNA
Ông Hong Seok-jong chia sẻ khá bất ngờ trước niềm vui và sự mãn nguyện của người cao tuổi. Ông kể lại: "Các cụ nói rằng 'Ông/bà rất hạnh phúc' và họ không nhận ra bản thân có thể vui mừng đến thế. Khi nghe điều đó, tôi nhận ra rằng chúng tôi đã đưa ra quyết định đúng đắn". Tuy nhiên, quy mô lớp học lại giảm vào năm ngoái do hai bạn học lớn tuổi khác của bà Chung và bà Yoon phải nghỉ học vì lý do sức khỏe.
Các trường học Hàn Quốc như trường tiểu học Yangdong cần những học sinh lớn tuổi như vậy để tồn tại. Bản thân học sinh cao tuổi cũng được hưởng lợi từ việc học đọc và viết. Cô Hong Myung-hee, giáo viên phụ trách các học sinh bát tuần, nói với CNA rằng các cụ ông cụ bà cũng rất ham học. Ví dụ, khi đi học về, bà Chung Soon-duk vẫn lấy sách ra và tiếp tục học. Con trai bà - ông Park Yeong-bok cho biết: "Trước đây mẹ tôi không biết viết. Nhưng kể từ khi đi học trong ba năm qua, bà đã tiến bộ hơn rất nhiều. Bây giờ mẹ tôi có thể viết bất cứ điều gì bà muốn. Vì thế tôi mừng cho bà".
Trong khi đó, bà Yoon Ok-ja cho biết mong muốn có thể tiếp tục đi học và ít nhất là hoàn thành chương trình học tiểu học.
Sàn diễn thời trang
Một buổi học trình diễn thời trang cho người cao tuổi tại Hàn Quốc. Ảnh: CNA
Trong khi đó, Hiệp hội Người mẫu Cao tuổi Hàn Quốc đang cung cấp chương trình đào tạo người mẫu và trình diễn trên sàn catwalk cho các ông bà ở độ tuổi 70 và 80. Họ sẽ dành hai giờ mỗi tuần tại hiệp hội được thành lập 7 năm trước này. Độ tuổi tối thiểu để trở thành thành viên là 45 tuổi.
Sáng kiến này tạo điều kiện để những người cao tuổi Hàn Quốc như bà Park Woo-hee (hơn 70 tuổi), thực hiện ước mơ sàn catwalk của mình. Bà nói với CNA: "Điều này thật thú vị và tôi nghĩ đây là một trong những điều tốt nhất mà phụ nữ chúng tôi có thể thích làm khi đã có tuổi".
Người mẫu 84 tuổi Ha Yoon-jeong, đã gia nhập hiệp hội khoảng một năm trước, chia sẻ rằng hoạt động này khiến bà cảm thấy có động lực để thức dậy mỗi sáng.
Huấn luyện viên Kim Moo-young nói rằng ban đầu không dễ dàng gì để anh huấn luyện các học viên cao tuổi do khoảng cách tuổi tác.
Nhưng Kim Moo-young đánh giá: "Khi dạy các học viên khác và những học viên cao tuổi, tôi thấy các học viên cao tuổi đam mê và sẵn lòng học hỏi hơn nhiều. Chúng tôi đã nhóm lại ngọn lửa trong họ".
'Quả bom hẹn giờ' nhân khẩu học ở Hàn Quốc sắp phát nổ Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Hàn Quốc đã kéo dài suốt 30 năm khiến số lượng nam giới vượt xa số lượng nữ giới. Các chuyên gia nhận định "quả bom hẹn giờ" nhân khẩu học của Hàn Quốc sắp phát nổ. Nhân viên văn phòng ăn bữa trưa tại một cửa hàng tiện lợi ở Seoul, Hàn...