Tại sao nhiều người sợ hãi thứ 6 ngày 13?
Dù chưa từng có bằng chứng cụ thể nào cho thấy thứ 6 ngày 13 liên quan đến các vụ tai nạn hay thảm họa thiên nhiên trong lịch sử, nhiều người vẫn lo ngại và kiêng dè ngày này.
Theo quan niệm tại nhiều nước phương Tây, thứ 6 ngày 13 gắn với sự xui xẻo, đen đủi.
Dù không có lý giải khoa học nào xác đáng về mức độ may rủi của ngày này, không thiếu người lo lắng và kiêng kỵ nhiều thứ khi thứ 6 ngày 13 xảy đến. Thậm chí, nỗi sợ này còn có tên gọi friggatriskaidekaphobia hoặc paraskevidekatriaphobia (nguồn gốc từ Hy Lạp, phobia nghĩa là nỗi ám ảnh).
Điều rõ ràng là ngày này tạo ra tác động đáng chú ý lên tâm trí con người. Dù những dịp như này đã xảy ra nhiều lần, nỗi bất an về thứ 6 ngày 13 và những lời đồn thổi xung quanh sự xui xẻo nó mang lại vẫn được nhắc đến mỗi khi chúng xuất hiện.
Hàng năm có ít nhất một thứ 6 rơi vào ngày 13. Số “ngày xui xẻo” này cũng không quá 3 lần/năm. Ảnh: Stock.
“Có kiêng có lành”
Jane Risen, nhà khoa học hành vi tại Trường Kinh doanh Booth thuộc Đại học Chicago (Mỹ), phát hiện rằng những điều mê tín dị đoan có thể ảnh hưởng đến cả những người không tin vào chúng.
“Ngay cả khi không chủ động tin, không thể phủ nhận rằng thứ 6 ngày 13 đã trở thành yếu tố văn hóa nhiều người biết đến. Khi số đông nhắc đến hoặc các sự kiện không hay xảy ra vào ngày này, chúng ta có xu hướng chú ý tới nó nhiều hơn”, Risen phân tích.
“Điều đó tiếp thêm một chút nhạy cảm cho trực giác của bạn, khiến bạn cảm thấy quan niệm này phần nào đúng đắn, dù không có lời lý giải nào chính xác”, cô nói thêm.
Trong nghiên cứu của mình, Risen chỉ ra tâm lý những người dù mê tín hay không, đều tin rằng hệ quả xấu sẽ xảy ra nếu họ cứ quả quyết khẳng định vận xui sẽ không tìm tới mình.
Kiểu suy nghĩ này càng phổ biến hơn khi nhắc đến thứ 6 ngày 13.
Video đang HOT
Nhiều người tin rằng “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” và điều này càng đúng khi thứ 6 ngày 13 xảy đến. Ảnh: National Geographic.
Thomas Gilovich, giáo sư Tâm lý học tại Đại học Cornell ở New York, giải thích: “Một khi những điều đó tồn tại trong nền văn hóa, chúng ta có xu hướng chấp nhận chúng”.
Nghiên cứu của Risen cũng chỉ ra một số cách để đuổi bớt vận xui như gõ vào gỗ hay ném muối được thực hiện bởi cả những người không mê tín. Khi được hỏi, cả 2 nhóm người tin và không tin, đều cho rằng họ sẽ được lợi nếu làm vậy.
Chung quan điểm, Rebecca Borah, giáo sư tại Đại học Cincinnati (bang Ohio, Mỹ), cho hay nhiều người tin rằng “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”.
“Điều này giống như khi bạn nắm rõ các quy tắc và tuân thủ chúng, mọi việc sẽ diễn ra dễ dàng hơn nhiều. Ví dụ như vào thứ 6 ngày 13, chúng ta không làm điều gì quá liều lĩnh, hay đơn giản kiểm tra kỹ mọi thứ xung quanh. Điều đó đem lại cảm giác an tâm”.
“Trên thực tế, một số người mê tín đã chọn cách ở nhà để tránh xui xẻo dù sự thật là tai nạn vẫn xảy ra”, Borah nói.
Tai nạn xảy ra đúng vào thứ 6 ngày 13
Ngoài ra, nỗi sợ hãi thứ 6 ngày 13 còn bắt nguồn từ niềm tin tôn giáo.
Giả thuyết nổi tiếng nhất về thứ 6 ngày 13 là ngày Chúa Jesus bị đóng đinh sau khi dự bữa Tiệc Ly với 12 tông đồ (tổng 13 người dự tiệc) hay ngày vua Pháp ra lệnh bắt giữ hàng trăm hiệp sĩ vào năm 1307.
Mặt khác, 13 vốn được coi là con số đem lại vận hạn trong quan niệm phương Tây. Thomas Fernsler, nhà chính sách tại Trung tâm Tài nguyên Giáo dục Khoa học và Toán học tại Đại học Delaware ở Newark (Mỹ), cho biết số 13 bị ảnh hưởng vì vị trí của nó nằm sau số 12.
Nhiều vụ tai nạn xảy ra vào dịp này khiến nỗi sợ vận rủi thứ 6 ngày 13 đem lại càng khắc sâu hơn. Ảnh: Friday the 13th.
“Các nhà số học coi 12 là một con số hoàn chỉnh. Rất nhiều lần số 12 xuất hiện trong các khái niệm văn hóa đại chúng. Có 12 tháng trong một năm, 12 cung hoàng đạo, 12 vị thần trên đỉnh Olympia, 12 kỳ công của Hercules, 12 tông đồ của chúa Jesus. Do đó, mối liên hệ giữa số 13 và vận rủi là bởi nó ‘vượt quá mức hoàn chỉnh một chút’”, ông Fernsler giải thích.
Sự trùng hợp của các tai nạn xảy ra trong ngày này càng khiến nhiều người lo sợ vận rủi nó đem lại.
Theo BBC , ngày 13/11/1970, cơn bão khủng khiếp Bhola Cyclone đã quét qua Bangladesh và g iết chết gần 500.000 người.
Ngày 13/10/1972, máy bay chở đội bóng bầu dục Old Christians trên đường từ thủ đô Montevideo (Uruguay) đến thủ đô Santiago (Chile) để thi đấu đã gặp nạn.
Chiếc phi cơ chở 45 người đâm vào dãy Andes. Một số người tử vong ngay lập tức vì bị hút ra từ lỗ thủng trên thân máy bay. Phi cơ gãy cánh, đâm sầm xuống đỉnh núi phủ tuyết. Chỉ có 27 người sống sót sau cú va chạm.
Thứ 6 ngày 13/3/1992, trận động đất nổ ra ở Thổ Nhĩ Kỳ cướp đi sinh mạng của hơn 2.000 người, khoảng 50.000 người mất nhà cửa. Đây được coi là thiên tai có thiệt hại nặng nề nhất ở quốc gia này trong nhiều thập kỷ qua.
Ngày 13/1/2012, vụ đắm tàu Costa Concordia xảy ra tại Italy. Con tàu bị mắc cạn, lật và chìm một phần ngoài khơi Tuscany, khiến hơn 4.000 người trên boong phải di tản và 32 người thiệt mạng.
Để hạn chế vận xui, nhiều người từ chối đi du lịch, mua nhà hay đầu tư vào ngày này. Theo nhà sử học văn hóa dân gian Donald Dossey, những hành động này có thể làm chậm đáng kể hoạt động kinh tế.
Tuy vậy, một nghiên cứu năm 2008 của Trung tâm Thống kê Bảo hiểm Hà Lan cho thấy rằng ít tai nạn giao thông xảy ra vào thứ 6 ngày 13 hơn những ngày thứ 6 khác. Một vài khảo sát cho thấy các báo cáo về hỏa hoạn và trộm cắp cũng giảm xuống vào dịp này.
Các nhà khoa học tiết lộ manh mối mới về cách Trái đất có ôxy
Lớp vỏ mỏng của bầu khí quyển chứa ôxy của Trái đất giúp chúng ta tồn tại, mặc dù chúng ta vẫn chưa biết chính xác cách nó hình thành.
Tuy nhiên, trong một nghiên cứu mới từ Đại học Chicago đã tiết lộ manh mối về vai trò của sắt.
Trong phần lớn thời gian 4,5 tỷ năm của Trái đất, hành tinh của chúng ta cằn cỗi và khắc nghiệt. Chỉ cho đến khi thế giới có được lớp dưỡng khí thì sự sống đa bào mới có thể thực sự diễn ra. Nhưng các nhà khoa học vẫn phải đang cố gắng tìm hiểu chính xác làm thế nào và tại sao hành tinh của chúng ta có được bầu khí quyển giàu ôxy như vậy.
Nicolas Dauphas, Giáo sư Khoa học Địa vật lý tại Đại học Chicago, cho biết: "Nếu bạn nghĩ về nó, đây là thay đổi quan trọng nhất mà hành tinh của chúng ta trải qua trong suốt thời gian tồn tại của nó và chúng tôi vẫn không chắc chắn chính xác điều này đã xảy ra như thế nào. Bất kỳ tiến bộ nào bạn có thể đạt được trong việc trả lời câu hỏi này đều thực sự quan trọng".
Trong một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Science, nghiên cứu sinh Andy Heard, Dauphas và các đồng nghiệp của họ đã sử dụng một kỹ thuật tiên phong để khám phá thông tin mới về vai trò của sắt trong lòng đại dương đối với sự gia tăng của bầu khí quyển Trái đất.
Những phát hiện tiết lộ nhiều hơn về lịch sử Trái đất và thậm chí có thể làm sáng tỏ việc tìm kiếm các hành tinh có thể sinh sống được trong các hệ sao khác.
Các nhà khoa học đã cẩn thận tái tạo dòng thời gian của Trái đất cổ đại bằng cách phân tích những tảng đá rất cổ xưa. Thành phần hóa học của những loại đá này thay đổi tùy theo điều kiện mà chúng hình thành.
Như chúng ta đều biết, nếu có nước xung quanh, ôxy và sắt sẽ tạo thành gỉ. Heard nói: "Trong những ngày đầu, các đại dương chứa đầy sắt, thứ có thể nuốt chửng ôxy tự do bám quanh đó. Về mặt lý thuyết, sự hình thành gỉ sẽ tiêu thụ lượng ôxy dư thừa, không để lại khí quyển".
Heard và Dauphas muốn thử nghiệm một cách để giải thích cách ôxy có thể tích tụ bất chấp vấn đề rõ ràng này. Họ biết rằng một số sắt trong đại dương thực sự kết hợp với lưu huỳnh từ núi lửa để tạo thành pyrite (đá vàng găm). Quá trình đó thực sự giải phóng ôxy vào khí quyển. Câu hỏi là quy trình nào trong số những quy trình này "thắng".
Để kiểm tra, Heard đã sử dụng các cơ sở vật chất hiện đại trong Phòng thí nghiệm Nguồn gốc của Dauphas để phát triển một kỹ thuật mới nghiêm ngặt nhằm đo lường các biến thể nhỏ trong đồng vị sắt nhằm tìm ra con đường mà sắt đang đi.
Cộng tác với các chuyên gia tại Đại học Edinburgh, Heard cũng phải hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của con đường sắt thành pyrite. Sau đó, các nhà khoa học sử dụng kỹ thuật này để phân tích những tảng đá 2,6 đến 2,3 tỷ năm tuổi từ Úc và Nam Phi.
Phân tích cho thấy rằng, ngay cả trong các đại dương lẽ ra phải lấy đi rất nhiều ôxy vào gỉ sét, một số điều kiện nhất định có thể đã thúc đẩy sự hình thành đủ pyrite để ôxy thoát ra khỏi nước và có khả năng hình thành bầu khí quyển.
Đó là một vấn đề phức tạp với nhiều bộ phận chuyển động, nhưng các nhà khoa học đã có thể giải quyết một phần của nó.
Heard nói thêm: "Sự tiến bộ về một vấn đề to lớn này thực sự có giá trị đối với cộng đồng. Đặc biệt là khi bắt đầu tìm kiếm các hành tinh ngoài Trái đất, chúng ta thực sự cần hiểu mọi chi tiết về cách Trái đất của chúng ta trở nên có thể sinh sống được".
Khi các kính thiên văn quét bầu trời để tìm các hành tinh khác và tìm thấy hàng nghìn hành tinh, các nhà khoa học sẽ cần thu hẹp hành tinh nào để khám phá thêm về sự sống tiềm năng. Bằng cách tìm hiểu thêm về cách mà Trái đất trở nên có thể sinh sống được, họ có thể tìm kiếm bằng chứng về các quá trình tương tự trên các hành tinh khác.
"Trái đất trước khi có sự gia tăng của ôxy là phòng thí nghiệm tốt nhất mà chúng ta có để tìm hiểu các hành tinh khác", Heard nhấn mạnh.
Lớp "giáp" trên đôi cánh bảo vệ côn trùng khi trời mưa như thế nào Một nghiên cứu mới cho thấy các cấu trúc vi mô ở thực vật và cánh của các loài côn trùng - ví dụ như loài bướm - đã phá vỡ các hạt mưa một cách hiệu quả. Cụ thể, cấu trúc này làm giảm thời gian tiếp xúc giữa bề mặt cánh của côn trùng hoặc lá cây với nước mưa. Để...