Tại sao nhiều người dâng nước cúng lại dùng nước lã? Hóa ra lý do rất bất ngờ, nhiều người lâu nay làm sai
Nước cúng trong phong thủy tâm linh có vai trò quan trọng nhưng không phải ai cũng biết hết ý nghĩa của nước.
Hoa dành dành, loài hoa trắng tinh khiết biểu tượng của tình yêu bí mật và sự bảo vệ, sang trọng và thịnh vượng
Cách làm giá đỗ từ đậu nành bằng rổ cực kỳ đơn giản
6 thực phẩm không nên hâm nóng, kẻo gây rủi ro cho sức khỏe
Tại sao dâng nước cúng?
Trong tâm linh thờ cúng, nước có ý nghĩa quan trọng, biểu trưng cho sự sống, tài lộc may mắn. Nước cũng được xem là phương tiện thanh tẩy và là trung tâm tái sinh. Phong thủy cho rằng nước có vai trò quản tài nên nước biểu thị cho sự giàu có. Trong đời sống nước là lễ nghi giao tiếp, đón khách thì phải có nước, nước là thức ăn nước uống không thể thiếu mỗi ngày. Nước đối với phong thủy thần linh là tiền bạc tài sản giàu có. Nước với Phật tử là để soi mình, để tu tập, quán chiếu những vấn đề xung quanh.
Có thể dùng kỷ nước hoặc dùng cốc chén tùy điều kiện gia đình nhung không thể thiếu nước
Tại sao đặt nước lã?
Khi dâng cúng thì ban thờ Phật, thờ thánh, thờ gia tiên, thần linh đều có kỷ để nước hoặc cốc nước, chén nước. Nhiều người dùng nước đã đun sôi để nguội để thể hiện sự cẩn thận chỉn chu. Nhưng nhiều người lại cho rằng phải dâng nước lã mới đúng. Dân gian cho rằng ma uống nước lã nên khi dâng cúng gia tiên thì phải là nước lã, gia tiên mới có thể thọ thực được. Còn nếu các loại nước khác thì không. Dân gian cho rằng nước đã đun sôi dành cho người sống nên người đã khuất khó thọ hưởng. Hoặc dân gian cũng có quan niệm khi còn sống người ta thích nước gì thì khi con cháu dâng cúng có thể dùng nước đó, ví dụ khi sống thích uống trà thì có thể dâng trà… Tuy nhiên nếu trên ban thờ gia tiên cúng chung thì chỉ nên dùng nước lã.
Video đang HOT
Tuy nhiên ngày nay thì cuộc sống có nhiều thay đổi nên khi đi dâng cúng ở đình chùa, nhiều người sẽ mua nước đóng chai để dâng cúng cả chai hoặc dùng nước đó rót vào kỷ nước, cốc nước, còn tại nhà thì sẽ dùng nước máy ở vòi.
Dân gian cho rằng ma uống nước lã
Đối với ban thờ Phật, nước là dùng cho Phật tử soi mình để học tập. Nên nước đó chỉ cần thanh sạch không quan trọng nước lã hay nước đun sôi hay nước đóng chai. Người Phật tử nhìn vào nước để thấy sự thanh tịnh trong đó. Nước đặt lên ban thờ Phật có ý nghĩa là nhắc nhở người cúng rằng sống trong kiếp người cần phải trong sạch, thanh tịnh, như nước, không phân biệt sang hèn, giàu nghèo, ngu khôn. Nước cũng thể hiện sự bình đẳng không sắc không màu không thiên vị. Thế nên khi nhà bạn lập ban thờ Phật thì dùng nước lọc, nước tinh khiết, nước lã, không nên dùng nước đun sôi để nguội vì khi đun là sẽ diệt chết nhiều vi sinh vật trong đó, và đặc biệt không dùng nước trà, nước màu… để thể hiện sự thanh khiết ban đầu. Tuy nhiên với Phật thì nếu có đặt nước sôi cũng không có vấn đề, có thể dùng nước suối nước lã hoặc nước sôi.
Cách đặt nước trên ban thờ
Khi dâng nước lên ban thờ thì tùy theo điều kiện gia đình có thể dùng chén, bát, chai, kỷ nước. Thông thường nếu mua đồ thờ bạn sẽ thấy có những kỷ nước 3 chén hoặc 5 chén. Hoặc những gia đình không dùng kỷ nước thì có thể dùng các chén thông thường đặt lên, hoặc dùng chai nước. Lưu ý chỉ nên dùng số lẻ 1-3-5 không dùng số chẵn bởi theo tâm linh, số lẻ là sự phát triển, số chẵn là số âm không phát triển. Một cốc 1 chén thể hiện sự nhất tâm. Còn 3 chén thể hiện cho 3 đời, 3 năm, thể hiện cho 3 cõi thiên, nhân, địa, 5 chén thể hiện cho ngũ hành, 5 phương trời.
Gia đình tùy thuộc vào diện tích ban thờ để đặt số lượng chén cho hợp lý, không nhất thiết phải 5 hay 3 chén.
Vị trí đặt nước thường là trước bát hương, trung tâm ban thờ, ở nơi dễ nhìn thấy nhất.
*Thông tin mang tính tham khảo chiêm nghiệm
Những điều kiêng kỵ trong tháng 7 âm lịch theo chuyên gia phong thủy
Theo chuyên gia phong thủy, tháng 7 âm lịch là tháng tâm linh quan trọng theo quan niệm của người Việt, cần kiêng kỵ nhiều điều để tránh xui xẻo cho gia đình.
Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho rằng, tháng cô hồn là tháng "xá tội vong nhân", một tín ngưỡng quan trọng của người Việt.
Ngoài việc chuẩn bị mâm lễ cúng, chuyên gia còn chỉ ra những điều cần kiêng kỵ trong tháng 7 theo dân gian để nhận về những điều may mắn, bình an cho gia chủ.
Ảnh minh họa: FP
Dưới đây là những điều kiêng kỵ trong tháng 7 cô hồn:
1. Không nên đi chơi đêm trong tháng cô hồn, đặc biệt với người yếu bóng vía và trẻ em.
2. Không phơi quần áo vào ban đêm.
3. Không nên bơi lội vào ban đêm, để tránh xảy ra các tình huống nguy hiểm tính mạng.
4. Không nên thức quá khuya, vì như vậy tinh thần sẽ hao tổn suy nhược, dễ nhiễm "quỷ khí".
5. Cây đa, cây si trước nhà là nơi hội tụ âm khí nên kỵ đứng, ngồi, nằm, trốn... ở đó.
6. Khi đến những nơi vắng vẻ, qua nghĩa trang không quay đầu nhìn lại phía sau, không thưa dù có cảm giác ai đó đang đi theo mình hoặc gọi tên mình.
7. Không chụp ảnh tại đình, chùa, miếu mạo trong tháng 7 âm lịch.
8. Tránh thụ thai trong khoảng thời gian từ 12/7 âm lịch đến 18/7 âm lịch.
9. Không khởi công, động thổ, cất nóc, nhập trạch hay khai trương công ty, cửa hàng trong tháng 7 âm lịch.
10. Không mua bán nhà cửa, đất đai dùng để ở trong khoảng thời gian từ 12/7 âm lịch đến 18/7 âm lịch.
11. Không gội đầu sau 23h.
12. Không treo chuông gió ở đầu giường, hay trong không gian phòng ngủ vì tiếng chuông sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của mọi người.
13. Về việc cúng bái: Không cúng chúng sinh trong nhà, nên cúng ngoài sân, ngoài đường hoặc xin cúng ở đình, chùa... Không tùy tiện đốt giấy, vàng mã. Cúng chúng sinh xong hay vừa ra nghĩa trang xong, trước khi vào cửa chính, nam đi qua lửa 7 lần, nữ đi qua lửa 9 lần.
14. Không ăn vụng đồ cúng, vì đó là đồ dành cho ma quỷ, nếu chưa cúng và cầu xin mà lấy ăn sẽ rước tai họa vào thân.
4 kiêng kỵ phòng bếp cấm phạm phải Phòng bếp là một trong những nơi có ý nghĩa phong thủy quan trọng của ngôi nhà, vì thế nó rất được chủ nhà để tâm đến, thậm chí việc đặt bếp nấu ở đâu cũng được tính toán rất kỹ. 1. Bếp nấu đặt ở trung tâm của căn bếp. Bếp nấu đặt ở giữa phòng thì tứ phía không có chỗ...