Tại sao nhiều công ty công nghệ thích đặt tên sản phẩm có chữ ‘X’
Bí ẩn, mang tính khám phá, không xác định, có hơi hướng tương lai… là những hàm ý bao quanh việc sử dụng chữ đặc biệt này trong tên gọi.
Mới đây, hai hãng điện thoại Vivo và Oppo đã ra mắt hai sản phẩm mới của mình mang tên NEX và Find X. Mặc dù chúng có thiết kế giống iPhone X, nhưng ba chiếc smartphone này có một điểm chung là đều có chữ X trong tên gọi.
Chỉ là một trong 26 chữ cái, rõ ràng không phải ngẫu nhiên mà ba hãng sản xuất điện thoại lớn cùng lựa chọn chữ cái này khi đặt tên cho dòng sản phẩm flagship của mình. Trên thực tế, nếu nhìn rộng ra nhiều lĩnh vực công nghệ khác, chữ cái X có một tần xuất xuất hiện khá đáng kể.
Cái tên iPhone X mang nhiều ý nghĩa ngoài việc kỷ niệm 10 năm ngày ra mắt iPhone.
Apple ra mắt iPhone X vào ngày 13/9/2017, bỏ qua con số 9 theo trình tự đặt tên thông thường. Chữ X trong chữ số La Mã là 10, ám chỉ đây là sản phẩm kỷ niệm 10 năm ra mắt dòng điện thoại iPhone. Tuy nhiên, nhiều người tin rằng chữ X trong tên gọi này mang ý nghĩa kép. Trước khi sản phẩm này ra mắt, The Verge cho rằng X là hàm ý của từ eXclusive (độc quyền) hay eXperiment (thí nghiệm). Khi xuất hiện với mức giá khởi điểm 999 USD, nó được suy đoán là từ eXpensive (đắt đỏ). Còn một số fan nghĩ rằng đây là sự kết hợp của từ phượng hoàng (Phoenix) với hàm ý tượng trưng cho sự tái sinh. Trước đó, hệ điều hành macOS cũng được Apple gọi là Mac OS X cho tới khi bị đổi tên năm 2016.
Còn mới đây hai hãng điện thoại Trung Quốc đã ra mắt Vivo NEX và Oppo Find X. Giữa năm sau, các tin đồn cho thấy Samsung cũng sẽ giới thiệu chiếc smartphone màn hình gấp có tên gọi Galaxy X.
Ngoài tên gọi, các sản phẩm này đều mang trong mình những cải tiến táo bạo và đầy tham vọng của nhà sản xuất, với các công nghệ theo hướng “định hình tương lai”. Như tính năng Face ID của iPhone X, camera “thò thụt” của NEX, hệ thống máy ảnh trượt của Find X và màn hình OLED có thể gập lại của Galaxy X.
Oppo Find X và Vivo NEX đều sở hữu hệ thống camera độc đáo.
Ngoài điện thoại di động, quy tắc đặt tên này cũng được áp dụng nhiều trong lĩnh vực công nghệ khác.
Đơn cử Google có một bộ phận bí ẩn chuyên phát triển các công nghệ mới. Nó được coi là nơi đại diện cho tinh thần sáng tạo của hãng, một phòng thí nghiệm chuyên thực hiện các ý tưởng mạo hiểm nhưng mới mẻ về công nghệ, biến khoa học viễn tưởng thành sự thật có tên gọi Google X.
Video đang HOT
Ngoài những sản phẩm nhiều người biết tới như kính tương tác, xe không người lái, hệ thống nhận diện giọng nói… các dự án của Google X đôi khi khá điên rồ và không tưởng, như dự án thang máy đưa con người di chuyển trong không gian qua ống nano siêu bền dài 35 km, Web of Things (kết nối các đồ vật với nhau qua mạng Internet), mạng nơ-ron nhân tạo hay mới nhất là dùng khinh khí cầu để đưa Internet tới những vùng xa xôi.
Logo cũ và mới của Google X, bộ phận bí ẩn nhất của Google.
Hai năm trước, Google X đã thay đổi logo của mình. Biểu tượng mới đã xóa từ Google và chỉ để lại ký tự X. Astro Teller, người đứng đầu bộ phận này cho biết: “Chữ X trong Google X bắt đầu như ký tự để ‘giữ chỗ’, nhưng sau đó phát hiện ra rằng nó là một cái tên hoàn hảo bởi vì nó phản ánh chính xác tinh thần sáng tạo của chúng tôi”.
Có thể nói chữ X ở đây đại diện cho cái chưa biết, tượng trưng cho sự sẵn lòng tiến vào những khu vực chưa được khám phá, thử thách các phương pháp mới một cách triệt để.
Còn trong lĩnh vực hàng không vũ trụ, X thường là từ viết tắt của thử nghiệm, nhưng cũng có ý nghĩa là khám phá các khu vực không xác định. Space X, công ty của ông trùm công nghệ Elon Musk mang theo giấc mơ đưa con người nhập cư lên sao Hỏa, có tên đầy đủ là Space Exploration Technologies và chữ X là viết tắt của Exploration (thăm dò).
Là một công ty tên lửa tư nhân, Space X đã có nhiều bước đột phá như việc tự phóng thành công tên lửa vào vũ trụ. Tuy nhiên trong thực tế, công ty này được thừa hưởng nhiều thành quả từ những người tiền nhiệm trong ngành hàng không vũ trụ Mỹ. Khá trùng hợp khi những chiếc máy bay thử nghiệm đầu tiên, được sản xuất ra để phá vỡ các rào cản về độ cao, quãng đường, tốc độ, công nghệ vật liệu… được đánh số hiệu từ X-1 tới X-50.
Space X cũng là một công ty đầy tính đột phá và đậm chất tương lai.
Ngoài lĩnh vực công nghệ, X còn tồn tại và nhắc tới trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống và đều mang hàm ý thể hiện một khả năng không xác định. Năm 1637, nhà toán học người Pháp Descartes lần đầu tiên bắt đầu sử dụng x, y và z để đại diện cho những ẩn số tích cực trong Hình học. Ý nghĩa của X như một ẩn số, điều không rõ ràng cũng đã bắt đầu được chấp nhận bởi hầu hết mọi người. Nếu trên một tấm bản đồ có đánh dấu X một cách nguệch ngoạc, đó có thể là nơi chôn kho báu.
Khi máy tính cá nhân bắt đầu phổ biến vào những năm 1960, hầu hết người tiêu dùng phổ thông vẫn còn cảm thấy xa lạ với thiết bị này. Sau đó, những khái niệm liên quan như Internet, hệ thống mạng… ra đời nhưng chúng lại là một loại tài sản trừu tượng và cần một tên mã để xác định. Cuối cùng, chữ X được trao trọng trách này. Từ những năm 90 đến đầu thế kỷ 21, một số lượng lớn các công ty Internet đã đặt tên với chữ X đi kèm như ImageX, eBenX, Xpedior, Xcare, Exult, Webex …
Trong các tác phẩm khoa học viễn tưởng, X cũng là một yếu tố rất phổ biến. Một số bộ phim dùng từ này ám chỉ những thứ bí ẩn và kỳ lạ như series Hồ sơ tuyệt mật (The X-Files), hay X-Men nói về những người sở hữu gen đột biến với các quyền năng không xác định. Nhiều chương trình truyền hình cũng sử dụng cái tên này như X-sports (viết tắt của Extreme Sports), cuộc thi tìm kiếm tài năng âm nhạc The X Factor.
Khoa học viễn tưởng, tương lai, những thách thức của giới hạn, chất lượng cao… đều là những thuộc tính rất phù hợp với các công ty công nghệ. Do đó, không có gì lạ khi các công ty này thích sử dụng từ X để đặt tên cho sản phẩm của mình.
Theo một số quan điểm, nếu đang sở hữu một công ty hoặc chuẩn bị ra mắt sản phẩm mới, cách nhanh và hiệu quả nhất để minh chứng đây sẽ là thứ thuộc về tương lai chính là thêm chữ X vào tên gọi của mình.
Bảo Nam
Theo Tech Sina
Những nét thiết kế lạ trên smartphone 2018
Camera ẩn, vỏ hai màu... là những thay đổi đáng chú ý trong thiết kế điện thoại nửa đầu năm nay.
Xu hướng màn hình tai thỏ xuất hiện từ cuối năm 2017 với iPhone X. Trong khi đó, đã nửa năm trôi qua, làng di động vẫn chưa xác định được thiết kế mới nổi nào sẽ trở thành trào lưu của 2018. Bên cạnh đó, những thay đổi đáng kể trong vài tháng qua hầu hết đến từ các hãng điện thoại Trung Quốc.
Vỏ xuyên thấu
Không ít người dùng từng "độ" vỏ để phần phía sau máy trở nên trong suốt, nhìn rõ linh kiện. Năm ngoái, HTC đã tung ra phiên bản U11 với màu Translucent Black lộ camera, cảm biến vân tay và mạch sạc không dây. Cuối tháng 5/2018, HTC tiếp tục giới thiệu mẫu U12 với phần vỏ được làm trong suốt, có thể nhìn xuyên thấu một số linh kiện bên trong.
Mi 8 Explorer.
Ngay sau đó, Mi 8 Explorer cũng được Xiaomi trình làng với lớp vỏ kính "trần trụi", cho người dùng thấy rõ các chi tiết như bảng mạch hay chip Snapdragon 845. Vỏ trong suốt không phải ý tưởng mới, nhưng việc xuất hiện tới hai mẫu smartphone như vậy chỉ trong nửa đầu năm 2018 khiến một số trang công nghệ tin rằng kiểu thiết kế này có thể trở thành trào lưu.
Nắp lưng hai màu
Nếu cho rằng chỉ có những thay đổi đột phá mới trở thành xu hướng, hãy nhớ lại iPhone 5s với màu vàng champagne. Điện thoại Apple không phải smartphone đầu tiên trên thế giới có vỏ vàng, nhưng khi nó ra đời, các hãng khác lập tức bắt chước theo. Vài năm sau, Apple lại gây sốt với màu vàng hồng Rose Gold.
Huawei P20 Pro.
Đương nhiên, các nhà sản xuất di động thích chạy theo Apple, nhưng không phải không có cơ hội cho các hãng khác. Năm nay, Huawei giới thiệu một loạt điện thoại phá cách về màu sắc. P20 Pro được đánh giá là smartphone có vỏ ngoài đẹp nhất từ đầu năm tới nay với tông màu chuyển dần từ tím sang xanh. Phiên bản P20 cũng pha giữa vàng và hồng, hay Honor 10 lấp lánh giữa xanh và tím.
Trong khi đó, Lenovo Z5 cũng có một lựa chọn màu Aurora (cực quang) với tông xanh tím ấn tượng, học hỏi từ Huawei.
Camera trượt
Với mục tiêu tạo ra smartphone không viền, Oppo và Vivo đã đưa ra giải pháp mới: camera giấu kín.
Phiên bản Vivo Nex có tỷ lệ màn hình chiếm tới 91,24% mặt trước, camera trước thiết kế đặc biệt, giấu vào cạnh trên và có thể trồi lên khi cần dùng. Còn phần loa sử dụng công nghệ truyền âm thanh Screen SoundCasting, cho phép giấu loa xuống dưới màn hình.
Giải pháp của Oppo và Vivo.
Trong khi đó, Find X của Oppo là smartphone đầu tiên không đặt camera ở cả mặt trước lẫn mặt sau máy. Thay vào đó, hãng thiết kế hệ thống trượt, ẩn camera trong thân, có thể trượt lên tự động bằng mô-tơ khi người dùng chạm vào biểu tượng chụp ảnh.
Minh Minh
Theo VNE
Samsung và Huawei đang làm smartphone 100% không viền Hai hãng công nghệ đều đã được cấp bằng sáng chế cho những mẫu điện thoại hoàn toàn không có viền màn hình. Những chiếc điện thoại được công bố trong tháng 6 như Vivo Nex hay Oppo Find X đã có tỷ lệ màn hình hơn 91% mặt trước. Tuy nhiên, không ít người vẫn mong muốn sở hữu một thiết bị...