Tại sao người Nga cần các công ty công nghệ ở lại?
Khi Mỹ và châu Âu áp đặt biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga vì hành động quân sự nhằm vào Ukraine, các nền tảng công nghệ buộc phải cân nhắc một “phương trình” phức tạp hơn.
Không giống một số biện pháp trừng phạt hoặc đóng cửa doanh nghiệp với mục đích gây tổn hại chủ yếu cho chính quyền Nga, việc hạn chế quyền truy cập vào các nền tảng công nghệ, cho dù bằng biện pháp bắt buộc hay lựa chọn, đều có thể gây ra ảnh hưởng lớn đối với người dân Nga và khả năng tiếp cận thông tin đáng tin cậy của họ về “hoạt động quân sự đặc biệt” của Điện Kremlin ở Ukraine.
“Tôi nghĩ các công ty công nghệ là trường hợp khác biệt so với các công ty khác đang kinh doanh ở Nga, bởi vì chúng tôi có lợi ích rõ ràng trong việc để họ ở lại”, Joanna Szostek, giảng viên truyền thông chính trị tại Đại học Glasgow, nói.
Những người ủng hộ tự do internet cảnh báo không nên cắt đứt hoạt động mạng xã hội ở Nga
Ngành công nghệ đang đối mặt với một “phiên bản mới” của tình thế tiến thoái lưỡng nan vốn kéo dài trong nhiều năm, đó là: sự cân bằng giữa việc kết nối các phần khác nhau trên thế giới và rủi ro lan truyền thông tin sai lệch. Mặc dù một số người ở Ukraine đã kêu gọi các công ty công nghệ ngừng dịch vụ ở Nga để phản đối chiến sự, nhưng nhiều chuyên gia về tự do internet và kiểm duyệt của Nga cho rằng hành động đó có thể phản tác dụng. “Ý tưởng về việc nước Nga hoàn toàn bị mắc kẹt đằng sau một bức tường mà không có thông tin bên ngoài nào có thể vượt qua là điều thực sự kinh khủng”, theo bà Szostek.
Video đang HOT
Cần một sự cân bằng tinh tế
Nền tảng công nghệ hoạt động ở Nga hiện phải đối mặt với hai tình huống “đau đầu”. Một mặt, Facebook, Instagram, Twitter và YouTube không muốn trở thành phương tiện truyền thông cho Điện Kremlin. Nhưng mặt khác, việc vắng bóng dịch vụ của họ sẽ để lại khoảng trống có khả năng bị lấp đầy bởi thông tin sai lệch.
Một số dịch vụ công nghệ phương Tây đã chú ý đến lời kêu gọi đóng cửa hoạt động kinh doanh ở Nga, hoặc đổ lỗi cho rủi ro tiềm ẩn để quyết định thu hẹp quy mô. Hai nhà cung cấp dịch vụ internet của Mỹ là Lumen và Cogent đã cắt dịch vụ tới Nga, với lý do lo ngại về an ninh và các lệnh trừng phạt. Amazon Web Services (AWS) cho biết sẽ chặn đăng ký mới từ Nga. Apple và Google cũng đưa ra thông báo ngừng bán hàng tại quốc gia này.
Tuy nhiên, hành động như vậy được cho là không nên, vì nó khiến người dân Nga không có thông tin đa chiều. Trong một bức thư gửi tới Tổng thống Mỹ Joe Biden, hàng chục nhóm xã hội dân sự nói rằng không nên cắt đứt mạng internet của Nga.
Hiện một số hãng công nghệ lớn, ví dụ như Meta, đã cam kết cố gắng giữ cho dịch vụ của họ càng mở ở Nga càng tốt. Tuy nhiên, điều đó cũng có nghĩa là họ phải đưa ra thỏa hiệp cần thiết để đảm bảo dịch vụ vẫn được tiếp tục.
Theo ông Yevgeniy Golovchenko, nhà nghiên cứu kiểm duyệt thông tin tại Đại học Copenhagen (Đan Mạch), nếu tất cả mạng xã hội phương Tây biến mất khỏi Nga cùng một lúc, người dân Nga sẽ coi đó như dấu hiệu cho thấy có điều gì đó không ổn, và họ sẽ làm mọi cách để tìm hiểu sâu hơn về những gì đang xảy ra bên ngoài đất nước của họ.
Khó cấm các dịch vụ internet phổ biến
Chính phủ Nga đã đặt nền móng cho việc quản lý rộng rãi các nền tảng internet trong nhiều năm. Tuy nhiên, khác với Trung Quốc, nước này không có cơ sở hạ tầng khép kín để thực hiện kiểm duyệt nhanh chóng. Nga hiện cũng không có đủ lựa chọn thay thế cho nhiều dịch vụ nhắn tin và truyền thông xã hội phổ biến. Đây có thể là một phần lý do khiến Nga tiếp tục cho phép truy cập vào các dịch vụ như WhatsApp và YouTube, trong khi hạn chế Facebook.
Theo bà Marielle Wijermars, trợ lý giáo sư về an ninh mạng và chính trị tại Đại học Maastricht ở Hà Lan, có hai lý do khiến chính phủ Nga khó cấm một số dịch vụ phổ biến. Đầu tiên, chính phủ Nga sử dụng nền tảng như YouTube như kênh tuyên truyền của họ. Thứ hai, họ theo dõi các nền tảng truyền thông xã hội để tìm hiểu về chủ đề nhạy cảm và tình trạng bất ổn tiềm ẩn. Ngoài ra, việc chặn truy cập một dịch vụ phổ biến cũng có nguy cơ tạo ra phản ứng dữ dội từ phía công chúng, ảnh hưởng đến các doanh nghiệp dựa vào kênh truyền thông xã hội để bán hoặc quảng cáo hàng hóa.
Vượt qua kiểm duyệt ở Nga
Vẫn có nhiều cách để vượt qua quy tắc kiểm duyệt ở Nga, đặc biệt là vì cơ sở hạ tầng của nước này không khép kín như của Trung Quốc. Theo dữ liệu do SensorTower tổng hợp, từ ngày 24.2, ngày Nga chính thức phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine, cho đến ngày 8.3, có 10 VPN hàng đầu trong các cửa hàng ứng dụng dành cho thiết bị di động của Apple và Google ở Nga đã đạt gần 6 triệu lượt tải xuống. Hai nhà lập pháp ở Mỹ gần đây cũng giới thiệu một dự luật nhằm hỗ trợ cho công nghệ vượt kiểm duyệt ở Nga.
Microsoft trở thành nạn nhân của nhóm tin tặc Lapsus$
Microsoft có thể là nạn nhân mới nhất của một nhóm hack đã xâm nhập vào một số công ty công nghệ lớn nhất thế giới trong những tháng gần đây.
Theo Gizmodo, Microsoft đang điều tra các tuyên bố rằng Lapsus$ - nhóm hack đã đánh cắp dữ liệu từ Nvidia, Samsung và các công ty công nghệ lớn khác - đã giành được quyền truy cập vào các hệ thống nội bộ của công ty.
Báo cáo được đưa ra bởi Motherboard cho biết Lapsus$ đã đăng tải một ảnh chụp màn hình lên kênh Telegram của mình về những gì có vẻ là thông tin được lấy từ tài khoản nhà phát triển nội bộ cho Azure - mảng điện toán đám mây của Microsoft.
Hình ảnh hiển thị một số dữ liệu được cho là đến từ mảng đám mây Azure của Microsoft
Các hình ảnh hiển thị "Bing_UX", "Bing-Source" và "Cortana" đề xuất mã nguồn cho trợ lý ảo và công cụ tìm kiếm của Microsoft. Bên cạnh đó còn có các phần khác cho "mscomdev", "microsoft" và "msblox", cho thấy nhóm đã giành được quyền truy cập vào các kho mã khác.
Một quản trị viên kênh Telegram của Lapsus$ cho biết đã có những tài sản nhạy cảm của Microsoft và "sẽ đăng lên sau". Về phần mình, Microsoft cho biết trong một tuyên bố rằng công ty đang tiến hành điều tra.
Hiện tại Lapsus$ vẫn chưa đưa ra bất kỳ yêu cầu gì đối với Microsoft. Được biết, trong các cuộc tấn công gần đây, Lapsus$ đã giữ các thông tin nhạy cảm để tống tiền và yêu cầu phía nạn nhân thanh toán. Trong trường hợp của Nvidia, nhóm đã đe dọa phát hành dữ liệu nội bộ bị đánh cắp trừ khi các trình điều khiển GPU được tạo nguồn mở và các giới hạn khai thác tiền điện tử Ehtereum trong card đồ họa Nvidia 30-sereris bị xóa.
Được biết, Lapsus$ là một nhóm hack tương đối mới. Các chiến dịch đầu tiên mà nhóm này thực hiện nhắm vào các công ty ở Brazil và Bồ Đào Nha vào cuối năm ngoái, bắt đầu từ Bộ Y tế Brazil, sau đó là công ty truyền thông Impresa của Bồ Đào Nha và các hãng viễn thông Nam Mỹ là Claro và Embratel. Sau khi tấn công vào những gã khổng lồ công nghệ Nvidia và Samsung, nhóm này bắt đầu được chú ý nhiều hơn.
Úc buộc Big Tech trình báo cách xử lý thông tin sai lệch Cơ quan quản lý truyền thông Úc (ACMA) có thể sẽ bắt buộc các công ty công nghệ lớn (Big Tech) chia sẻ dữ liệu về cách họ xử lý thông tin sai lệch theo luật mới. Ngày 21.3, ACMA thông báo luật thông tin sai lệch mới (Disinformation Law) sẽ được chính phủ Úc ban hành trong cuối năm nay nhằm giảm...