Tại sao Nga vẫn đang thu về hàng tỷ USD từ Mỹ và châu Âu?

Theo dõi VGT trên

Nga vẫn thu lợi hàng tỷ USD từ sự phụ thuộc của Mỹ và châu Âu vào nhiên liệu hạt nhân.

Tại sao Nga vẫn đang thu về hàng tỷ USD từ Mỹ và châu Âu? - Hình 1
Nga đã bán khoảng 1,7 tỷ USD sản phẩm hạt nhân cho các công ty ở Mỹ và châu Âu. Ảnh: AP

Theo hãng tin AP (Mỹ) mới đây, Mỹ và các đồng minh châu Âu đang nhập khẩu một lượng lớn hợp chất và nhiên liệu hạt nhân từ ​​Nga, mang lại cho Moskva hàng trăm triệu USD doanh thu rất cần thiết trong bối cảnh nước này có xung đột với Ukraine.

Sự phụ thuộc vào các sản phẩm hạt nhân của Nga – được sử dụng chủ yếu để cung cấp nhiên liệu cho các lò phản ứng dân sự – khiến Mỹ và các đồng minh của họ có nguy cơ thiếu năng lượng nếu Tổng thống Nga Vladimir Putin cắt nguồn cung. Thách thức có thể sẽ trở nên gay gắt hơn khi các quốc gia đó tìm cách thúc đẩy sản xuất điện không phát thải để chống biến đổi khí hậu.

Theo dữ liệu thương mại và các chuyên gia, Nga đã bán khoảng 1,7 tỷ USD sản phẩm hạt nhân cho các công ty ở Mỹ và châu Âu. Các giao dịch diễn ra khi phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn đối với Moskva liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine nổ ra đầu năm năm 2022, ngăn chặn nhập khẩu các mặt hàng chủ lực của Nga như dầu, khí đốt, rượu vodka và trứng cá muối.

Tuy nhiên, phương Tây đã không nhắm mục tiêu nhằm vào xuất khẩu hạt nhân của Nga, bởi vì chúng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của các lò phản ứng của họ. Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, Nga đã cung cấp khoảng 12% uranium cho ngành công nghiệp hạt nhân của nước này vào năm ngoái. Châu Âu báo cáo nhận được khoảng 17% uranium vào năm 2022 từ Nga.

Sự phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân dự kiến ​​sẽ tăng lên khi các quốc gia tìm kiếm các lựa chọn thay thế cho nhiên liệu hóa thạch. Các nhà máy điện hạt nhân không tạo ra khí thải, mặc dù các chuyên gia cảnh báo rằng năng lượng hạt nhân đi kèm với nguy cơ tan chảy lò phản ứng và thách thức về cách lưu trữ chất thải phóng xạ một cách an toàn. Có khoảng 60 lò phản ứng đang được xây dựng trên khắp thế giới – 300 lò nữa đang trong giai đoạn lập kế hoạch.

Nhiều trong số 30 quốc gia sản xuất năng lượng hạt nhân với khoảng 440 nhà máy đang nhập khẩu vật liệu phóng xạ từ tập đoàn năng lượng quốc doanh Rosatom của Nga và các công ty con của họ. Rosatom dẫn đầu thế giới về làm giàu uranium và đứng thứ 3 về sản xuất uranium cũng như chế tạo nhiên liệu, theo báo cáo thường niên năm 2022.

Video đang HOT

Rosatom, từng cho biết họ đang xây dựng 33 lò phản ứng mới ở 10 nước, và các công ty con đã xuất khẩu khoảng 2,2 tỷ USD sản phẩm và vật liệu liên quan đến năng lượng hạt nhân vào năm ngoái, theo dữ liệu thương mại được phân tích bởi Viện nghiên cứu an ninh và quốc phòng RUSI, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại London. Viện này cho biết con số thực tế có thể lớn hơn nhiều vì rất khó theo dõi việc xuất khẩu như vậy.

Giám đốc điều hành của Rosatom, Alexei Likhachyov nói với tờ báo Nga Izvestia rằng hoạt động kinh doanh ở nước ngoài của công ty sẽ đạt tổng trị giá 200 tỷ USD trong thập kỷ tới. Các chuyên gia cho biết hoạt động kinh doanh dân sự béo bở đó cung cấp nguồn tài chính quan trọng cho trách nhiệm chính khác của Rosatom: thiết kế và sản xuất kho vũ khí nguyên tử của Nga, các chuyên gia cho biết.

Những người ủng hộ năng lượng hạt nhân cho rằng Mỹ và một số nước châu Âu sẽ gặp khó khăn trong việc cắt giảm nhập khẩu các sản phẩm hạt nhân của Nga. Ngành công nghiệp năng lượng hạt nhân của Mỹ, phần lớn sử dụng nguồn nhiên liệu bên ngoài, sản xuất khoảng 20% ​​điện năng của Mỹ.

Giá trị nhiên liệu và sản phẩm hạt nhân của Nga xuất khẩu sang Mỹ đạt 871 triệu USD vào năm ngoái, tăng so với 689 triệu USD vào năm 2021 và 610 triệu USD vào năm 2020, theo Cơ quan Thống kê Mỹ. Về khối lượng, nhập khẩu các sản phẩm uranium từ Nga của Mỹ tăng gần gấp đôi từ 6,3 tấn năm 2020 lên 12,5 tấn vào năm 2022, theo dữ liệu thương mại từ ImportGenius.

Những lý do cho sự phụ thuộc đó đã có từ nhiều thập kỷ trước. Các chuyên gia cho biết, ngành công nghiệp uranium của Mỹ đã bị ảnh hưởng nặng nề sau thỏa thuận không phổ biến vũ khí hạt nhân năm 1993 dẫn đến việc nhập khẩu uranium giá rẻ từ Nga.

Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, các nhà máy hạt nhân của nước này đã mua 5% lượng uranium của họ từ các nhà cung cấp trong nước vào năm 2021, năm gần nhất có dữ liệu sản xuất chính thức của Mỹ. Nguồn uranium lớn nhất cho các nhà máy hạt nhân của Mỹ là Kazakhstan, nơi đóng góp khoảng 35% nguồn cung. Là một đồng minh thân cận của Nga, Kazakhstan là nhà sản xuất uranium lớn nhất thế giới.

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết họ đang cố gắng khôi phục hoạt động khai thác uranium và sản xuất nhiên liệu hạt nhân, đồng thời Quốc hội Mỹ đã đưa ra luật để đẩy nhanh quá trình đó.

Tuy nhiên, trong tuần này, Tổng thống Joe Biden đã tuyên bố thành lập một đài tưởng niệm quốc gia để bảo tồn vùng đất xung quanh Công viên Quốc gia Grand Canyon nhằm ngăn chặn việc khai thác uranium mới trong khu vực.

Tại sao Nga vẫn đang thu về hàng tỷ USD từ Mỹ và châu Âu? - Hình 2
Mỹ và châu Âu cần nhiên liệu hạt nhân của Nga để cung cấp cho nhà máy điện không phát thải. Ảnh: AP

Về phần mình, châu Âu đang bị ràng buộc lớn bởi vì họ có 19 lò phản ứng do Nga thiết kế ở 5 quốc gia phụ thuộc hoàn toàn vào nhiên liệu hạt nhân của Moskva. Pháp cũng có lịch sử lâu dài phụ thuộc vào uranium làm giàu từ Nga. Trong một báo cáo được công bố vào tháng 3 năm nay, Greenpeace (tổ chức Hòa bình Xanh), trích dẫn cơ sở dữ liệu Comtrade của Liên hợp quốc, cho thấy rằng nhập khẩu uranium làm giàu của Pháp từ Nga đã tăng từ 110 tấn vào năm 2021 lên 312 tấn vào năm 2022.

Châu Âu đã chi gần 828 triệu USD (gần 750 triệu euro) vào năm ngoái cho các sản phẩm công nghiệp hạt nhân của Nga – bao gồm nhiên liệu, các bộ phận và máy móc của lò phản ứng hạt nhân, theo Cơ quan thống kê của EU (Eurostat).

Một số quốc gia châu Âu đang thực hiện các bước để loại bỏ uranium của Nga. Ngay từ đầu cuộc xung đột Ukraine, Thụy Điển đã từ chối mua nhiên liệu hạt nhân của Nga. Phần Lan, nước phụ thuộc vào năng lượng của Nga tại hai trong số năm lò phản ứng của họ, đã hủy bỏ một thỏa thuận với Rosatom để xây dựng một nhà máy điện hạt nhân mới. Công ty năng lượng Phần Lan Fortum cũng đã công bố một thỏa thuận với Công ty năng lượng Westinghouse của Mỹ để cung cấp nhiên liệu cho hai lò phản ứng sau khi hợp đồng với công ty con Tvel của Rosatom hết hạn trong 7 năm tới.

CH Séc cũng đã tìm cách loại bỏ hoàn toàn nguồn cung cấp của Nga và chuyển sang Westinghouse và công ty Framatome của Pháp để vận chuyển các tổ hợp nhiên liệu trong tương lai cho nhà máy điện hạt nhân duy nhất của họ, hiện do Tvel cung cấp, với nguồn cung mới dự kiến ​​​​sẽ bắt đầu vào năm 2024. Slovakia và Bulgaria, hai quốc gia khác dựa vào Tvel để cung cấp nhiên liệu hạt nhân, cũng đã chuyển sang các nhà cung cấp khác.

Bất chấp những thách thức, một số chuyên gia cho rằng áp lực chính trị và những nghi ngờ về khả năng cắt nguồn cung của Nga cuối cùng sẽ thúc đẩy phần lớn châu Âu từ bỏ Rosatom.

Đức tìm cách 'đẩy vũ khí Nga' ra khỏi thị trường Ấn Độ, nhưng liệu có thành công?

Các nước phương Tây đã có sự e dè trong việc chuyển giao công nghệ sản xuất tàu ngầm cho Ấn Độ do nước này có mối quan hệ tốt với Nga và chính sách "Sản xuất tại Ấn Độ" nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước và tạo việc làm.

Đức tìm cách đẩy vũ khí Nga ra khỏi thị trường Ấn Độ, nhưng liệu có thành công? - Hình 1
Bộ trưởng Quốc phòng Đức (trái) và người đồng cấp Ấn Độ New Delhi ngày 6/6/2023. Ảnh: REUTERS

Theo báo Kommersant (Nga) ngày 7/6, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius đang có chuyến thăm Ấn Độ, điểm đến chính trong chuyến công du châu Á của ông cùng với các điểm dừng ở Singapore và Indonesia. Tại New Delhi, Bộ trưởng Quốc phòng Đức cho biết Berlin sẵn sàng cung cấp tàu ngầm cho Ấn Độ và cùng với các đồng minh sẽ tìm cách giảm bớt sự phụ thuộc của New Delhi vào vũ khí Nga.

Nhận định về tuyên bố trên của Bộ trưởng Quốc phòng Đức, Vasily Kashin, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về châu Âu và Quốc tế tại Trường Kinh tế Cao cấp Nga nói: "Không ai ngăn cản Đức cung cấp tàu ngầm và các loại vũ khí khác cho Ấn Độ ngay cả trước khi cuộc xung đột ở Ukraine nổ ra và nước này đã làm như vậy với các mức độ thành công khác nhau. Đây là một dự án thương mại bình thường trong lĩnh vực hợp tác quân sự và kỹ thuật, mặc dù là một dự án khá lớn".

"Nhưng những nỗ lực của ông Pistorius với một dự án bán vũ khí của Đức cho Ấn Độ và tuyên bố đó là một 'cuộc chiến chống lại ảnh hưởng của Nga' là khá buồn cười. Ngoài Nga, các đối thủ cạnh tranh đến từ Pháp, Tây Ban Nha và Hàn Quốc cũng tham gia vào quá trình đấu thầu. Một trong số họ thậm chí có vị thế mạnh hơn Đức. Bên cạnh đó, Ấn Độ có thái độ tiêu cực đối với các bài rao giảng về cách họ nên quản lý mối quan hệ với Nga. Một số nước phương Tây, chẳng hạn như Mỹ, đã nhận thấy được vấn đề này. Vì vậy, tuyên bố của ông Pistorius khó có thể giúp các nhà sản xuất Đức giành được gói thầu này", chuyên gia Kashin nêu rõ.

Về phần mình, kỹ sư đóng tàu Vasily Fatigarov nói: "Hợp tác giữa Moskva và New Delhi trong việc đóng tàu chiến và tàu ngầm đã phát triển hơn 30 năm, với việc phía Nga cung cấp cho Ấn Độ các công nghệ cơ bản và giúp tổ chức đóng tàu tại các nhà máy đóng tàu của Ấn Độ. Sự hợp tác này cũng liên quan đến việc đào tạo nhân viên ở Nga cho ngành công nghiệp đóng tàu và hải quân của Ấn Độ. Điều đó nói lên rằng, phía Đức có các dịch vụ và quy trình sản xuất khác nhau, có thể sẽ không quen thuộc với các đối tác Ấn Độ. Ngoài ra, Đức không sẵn sàng chia sẻ công nghệ của họ".

Trước đó hãng tin Reuters dẫn lời ông Pistorius cho biết tập đoàn Thyssenkrupp AG của Đức có khả năng sẽ đấu thầu dự án cung cấp 6 tàu ngầm cho hải quân Ấn Độ trị giá 5,2 tỷ USD, vào thời điểm quốc gia Nam Á này đang tìm cách thúc đẩy sản xuất quốc phòng trong nước nhằm đối phó với sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương.

"Đây sẽ là một hợp đồng lớn và quan trọng không chỉ đối với ngành công nghiệp Đức mà còn đối với Ấn Độ và quan hệ đối tác chiến lược Ấn Độ - Đức", ông Pistorius nói. Về phần mình, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cũng muốn các công ty quốc phòng Đức và châu Âu tăng cường nỗ lực cung cấp cho New Delhi các thiết bị quân sự hiện đại như một cách giúp chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi thoát khỏi sự phụ thuộc vào Nga trong lĩnh vực quốc phòng.

Tàu ngầm là nhu cầu chính của New Delhi do hạm đội tàu cũ của nước này. Để tuần tra hiệu quả ở Ấn Độ Dương, hải quân Ấn Độ cần tối thiểu 24 tàu ngầm thông thường nhưng hiện chỉ có 16 chiếc. Trong đội tàu này, ngoài 6 chiếc được đóng mới, số còn lại đều đã trên 30 năm phục vụ và có khả năng sẽ ngừng hoạt động trong những năm tới.

Ấn Độ, thuộc một phần của cái gọi là nhóm "Bộ tứ" (Quad) gồm Nhật Bản, Mỹ và Australia, đã thúc đẩy các quốc gia này và các đối tác châu Âu chia sẻ công nghệ chế tạo tàu ngầm. Tuy nhiên, nhìn chung đã có sự e dè trong việc chuyển giao công nghệ do Ấn Độ có mối quan hệ tốt với Nga và chính sách "Sản xuất tại Ấn Độ" của Thủ tướng Modi nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước và tạo việc làm.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Phát hiện 200 viên sỏi trong khớp vai, bác sĩ cảnh báo căn bệnh nguy hiểm
06:34:12 24/06/2024
Thành phố Sevastopol ở Crimea ban bố tình trạng khẩn cấp sau vụ tấn công của Ukraine
20:28:38 24/06/2024
Nhật Bản tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn bay
09:11:57 25/06/2024
Nhà sáng lập WikiLeaks đồng ý nhận tội
11:38:46 25/06/2024
Máy bay Boeing 777 quay đầu hạ cánh khẩn cấp tại Hà Lan
05:59:00 24/06/2024
Hàn Quốc ghi nhận tháng 6 có nhiều ngày nóng nhất từ trước đến nay
06:19:50 24/06/2024
AP: Ukraine đang thúc giục Washington cho phép tấn công sâu hơn vào lãnh thổ Nga
06:23:07 24/06/2024
Ông Trump tuyên bố đã chọn được 'phó tướng' tranh cử cùng
06:06:34 25/06/2024

Tin đang nóng

Giật mình lời khai của nam thanh niên đặt camera quay lén Châu Bùi, CĐM tá hỏa
19:01:12 25/06/2024
Trường Đại học Luật Hà Nội nói gì về bằng tiến sĩ của Thượng tọa Thích Chân Quang?
22:45:08 25/06/2024
Chủ tịch CLB Hà Nội bất ngờ ẩn ý chuyện mong hoa hậu Đỗ Mỹ Linh sinh con lần hai?
20:50:39 25/06/2024
Nhân vật khiến Hoài Tâm phải gọi là "sư tổ", sở hữu sân khấu riêng mang tên mình là ai?
22:15:00 25/06/2024
Vợ, bạn gái sao tuyển Anh 'đốt' gần nửa tỷ đồng mỗi lần đến sân cổ vũ EURO 2024
18:54:19 25/06/2024
Bố chồng mới mất, tôi dọn phòng thì c.hết sững khi thấy giấy khám thai cùng kết quả xét nghiệm ADN
20:40:04 25/06/2024
Lời khai ban đầu của thủ phạm quay lén người mẫu Châu Bùi trong nhà vệ sinh
18:43:02 25/06/2024
Ngô Cẩn Ngôn lấy lại danh tiếng sau hai năm vắng bóng
20:53:02 25/06/2024

Tin mới nhất

Israel ưu tiên giải pháp ngoại giao nhằm chấm dứt căng thẳng với Hezbollah

22:03:41 25/06/2024
Cố vấn an ninh quốc gia Israel Tzachi Hanegbi ngày 25/6 cho biết nước này mong muốn chấm dứt căng thẳng với lực lượng Hezbollah ở Liban bằng biện pháp ngoại giao.

Nội dung chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống quốc gia thành viên NATO

21:31:35 25/06/2024
Ba Lan đang tìm kiếm thị trường mới cho các sản phẩm nông nghiệp của mình, bao gồm cả thịt gia cầm, và Tổng thống Duda nói với truyền thông Ba Lan sau cuộc đàm phán rằng họ đã tăng xuất khẩu sang Trung Quốc.

Cố vấn của ông Trump tiết lộ kế hoạch chấm dứt xung đột Nga - Ukraine

21:22:54 25/06/2024
Kế hoạch nêu rõ, Nga sẽ được cảnh báo rằng bất kỳ hành động từ chối đàm phán nào sẽ dẫn tới việc Mỹ tăng cường hỗ trợ Ukraine.

Diễn đàn ASEAN - Nhật Bản lần thứ 39

21:21:31 25/06/2024
Các nước đã rà soát tình hình hợp tác, đề xuất những định hướng và biện pháp nhằm phát triển hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN - Nhật Bản thời gian tới, đồng thời trao đổi về tình hình quốc tế và khu vực.

Trung Quốc mở rộng chính sách miễn thị thực với New Zealand, Australia và Ba Lan

21:16:51 25/06/2024
Thông tư có đoạn nêu rõ để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho trải nghiệm du lịch của khách du lịch nước ngoài, Trung Quốc sẽ tung ra thêm các sản phẩm và dịch vụ du lịch chất lượng cao đến nước này.

Thủ tướng Ấn Độ sẽ thăm Nga vào đầu tháng 7 tới

21:14:48 25/06/2024
Trong khi đó, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov thông báo Nga đang chuẩn bị cho chuyến thăm của Thủ tướng Modi đến nước này trong thời gian tới, song không nêu thời điểm cụ thể.

Nắng nóng kỷ lục tại vùng Tây Siberia của Nga

21:11:03 25/06/2024
Theo bà Kichanova, nguyên nhân dẫn đến nhiệt độ cao bất thường là do các khối không khí ấm di chuyển từ Trung Á, các vùng áp cao ở tầng đối lưu góp phần làm gia tăng nhiệt độ.

Hàn Quốc triển khai nhiều chính sách thúc đẩy tăng tỷ lệ sinh

21:09:21 25/06/2024
Ngoài ra, khoảng thời gian nghỉ chăm sóc trẻ chưa được sử dụng sẽ được cộng thêm gấp đôi vào thời gian giảm giờ làm việc của cha mẹ.

Số vụ cháy rừng thảm khốc tăng gấp đôi trong 2 thập kỷ

21:01:14 25/06/2024
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng giai đoạn 2017 - 2023 đã chứng kiến những thảm họa cháy rừng khốc liệt nhất, xét về tần suất và cường độ. Trong đó, năm 2023 là năm có cường độ cháy rừng thảm khốc nhất.

Xử lý vết dầu loang tại đảo Sentosa sẽ mất 3 tháng

20:57:17 25/06/2024
Sự cố tràn dầu xảy ra ngày 14/6 vừa qua sau vụ va chạm giữa tàu nạo vét treo cờ Hà Lan và tàu chở dầu Marine Honor treo cờ Singapore.

Phòng cấp cứu chạy đua giành giật sự sống cho bệnh nhân sốc nhiệt ở Ấn Độ

20:40:26 25/06/2024
Khi phần lớn miền Bắc Ấn Độ phải hứng chịu nắng nóng khắc nghiệt kéo dài từ giữa tháng 5, một bệnh viện ở New Delhi đã mở khoa cấp cứu dành riêng cho bệnh nhân sốc nhiệt.

Báo động về tội phạm bài Hồi giáo tại Đức

20:33:09 25/06/2024
Claim cho biết xung đột giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas ở Dải Gaza tác động rõ rệt đến số liệu thống kê tội phạm liên quan bài Hồi giáo tại Đức.

Có thể bạn quan tâm

Dân địa phương mách bạn 6 quán ăn xuất sắc ở Lý Sơn, đảm bảo cả 3 tiêu chí "tươi - ngon - rẻ"

Ẩm thực

23:51:32 25/06/2024
Có dịp du lịch hòn đảo Lý Sơn xinh đẹp, du khách hãy lưu lại ngay những địa chỉ ăn uống vô cùng chất lượng, tươi ngon ở dưới đây bạn nhé!

Liệu 'Inside Out 2' có đạt được doanh thu tỷ đô?

Hậu trường phim

23:48:43 25/06/2024
Nhìn vào doanh thu của Inside Out 2 tại thời điểm hiện tại, nhiều người thắc mắc liệu bộ phim hoạt hình của Pixar có cán mốc tỷ đô?

'Dự án mật: Thảm họa trên cầu' - Bom tấn Hàn Quốc từng gây sốt tại Liên hoan phim quốc tế Cannes lần thứ 76

Phim châu á

23:45:28 25/06/2024
Vai diễn để lại của cố diễn viên Lee Sun Kyun trong phim điện ảnh Dự án mật: Thảm họa trên cầu xác nhận hạ cánh rạp Việt vào tháng 7 năm nay.

4 mỹ nhân Việt mặc áo thun đẹp xuất sắc, gợi ý những cách phối đồ chuẩn sành điệu

Thời trang

23:12:20 25/06/2024
Áo thun luôn được yêu thích trong mùa hè vì độ nhẹ mát, thoải mái khi diện. Món thời trang này còn mang đến hiệu quả hack t.uổi và không hề kén người mặc.

Hàng xóm thương xót vợ chồng già t.ử v.ong trong nhà không ai biết ở Nam Định

Tin nổi bật

23:10:21 25/06/2024
Theo lời kể từ người hàng xóm, vợ chồng ông N.V.T. (80 t.uổi) và bà T.T.V. (77 t.uổi) có 6 người con gồm 5 con trai và 1 con gái. Ông bà đều là người hiền lành, sống tình cảm, đạo đức, còn các con có kinh tế ổn định.

Xét xử phúc thẩm bị cáo Đỗ Hữu Ca

Pháp luật

23:00:47 25/06/2024
Ngày mai 26/6, TAND cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên tòa phúc thẩm xét xử theo kháng cáo của ông Đỗ Hữu Ca trong vụ án mà ông Ca bị truy tố về tội L.ừa đ.ảo chiếm đoạt tài sản .

Rapper đầu tiên của Việt Nam ra album kép

Nhạc việt

22:55:13 25/06/2024
Karik sẽ kỷ niệm 15 năm hoạt động nghệ thuật của mình bằng một album kép với tựa đề 421 , thể hiện sự tương phản trong âm nhạc của anh.

Đoạn video Á hậu Phương Nga phản ứng khi Bình An bị đứt dây chằng gây sốt MXH

Sao việt

22:46:04 25/06/2024
Diễn viên Bình An và Á hậu Phương Nga là một trong những cặp đôi trai tài gái sắc của showbiz Việt. Sau khi về chung một nhà, cả hai thường xuyên chia sẻ hoạt động đời thường trên mạng xã hội.

Taylor Swift nuốt phải bọ khi đang biểu diễn ở London

Nhạc quốc tế

22:21:49 25/06/2024
Theo các báo cáo, Taylor Swift - một lần nữa - vô tình nuốt phải một con bọ trên sân khấu trong buổi hòa nhạc Eras Tour của cô ở London.

Tham quan nhà tù nhỏ nhất thế giới chỉ với 2 phòng giam

Du lịch

21:52:41 25/06/2024
Đảo Sark, hòn đảo nhỏ nhất trong Quần đảo Channel nằm giữa Pháp và Anh, là nơi có nhà tù nhỏ nhất thế giới vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay - một tòa nhà nhỏ chỉ có 2 phòng giam.

Mẫu nữ xứ Trung khiến netizen u mê vì style rất có gu, nếu làm idol thì kiểu gì cũng hút fan

Phong cách sao

21:51:49 25/06/2024
Nữ người mẫu, blogger thời trang có tiếng của Trung Quốc Suanbei (@suanbeiii) hiện đang sở hữu trang Instagram hơn 360K người theo dõi và tài khoản Weibo hot không kém với 270K followers.