Tại sao nên bỏ ngay thói quen ngồi bắt chéo chân?
Theo một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Dịch tễ học Mỹ, ngồi quá nhiều làm tăng nguy cơ tử vong do các bệnh mạn tính.
Đối với những người có yếu tố nguy cơ hình thành cục máu đông cao, cần phải tránh ngồi bắt chéo chân – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Nhưng có một tư thế ngồi đặc biệt nguy hại, đó là ngồi bắt chéo chân. Cách ngồi này gây ra rất nhiều tác hại, từ hình thành cục máu đông đến huyết áp cao và các vấn đề về lưng, theo Live Strong.
1. Tăng nguy cơ cục máu đông
Tiến sĩ Marc Bonaca, phó giáo sư, phát ngôn viên của Đại học Tim mạch Mỹ, cho biết việc gồi bắt chéo chân làm cản trở một số tĩnh mạch ở chân, làm chậm lưu lượng máu. Từ đó, máu có thể lắng đọng trong tĩnh mạch, có thể làm tăng nhẹ nguy cơ cục máu đông ở chân, dẫn đến bệnh tim và đột quỵ, bác sĩ Bonaca nói.
Tuy thực tế, rất khó để một người bình thường phát triển cục máu đông do ngồi bắt chéo chân. Tiến sĩ Bonaca kêu gọi tránh ngồi trong tư thế này lâu hơn 10 -15 phút, theo Live Strong.
Riêng đối với những người có yếu tố nguy cơ hình thành cục máu đông cao, cần phải tránh ngồi bắt chéo chân.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, đó là những người có các yếu tố sau:
Bênh nhân ung thư
Có tiền sử gia đình bị cục máu đông
Nhập viện gần đây
Khi đi máy bay đường dài
Phải ngồi bất động trong một khoảng thời gian dài, ngồi bắt chéo chân có thể uốn cong các tĩnh mạch ở chân, làm hạn chế lưu lượng máu và có thể gây ra huyết khối tĩnh mạch, khi máu đọng lại trong tĩnh mạch, tiến sĩ Bonaca nói. Vì vậy, ngồi bắt chéo chân sẽ thêm co thắt nhiều hơn và tăng nguy cơ đông máu. Khi đi máy bay đường dài, hãy đứng dậy và duỗi chân sau mỗi 30 phút, theo Live Strong.
Mang thai
Thai phụ không nên ngồi bắt chéo chân. Khi mang thai, máu dễ đông hơn. Mặt khác, thai nhi nằm trên tĩnh mạch chủ dưới, làm hạn chế lưu lượng máu, bác sĩ Bonaca nói. Bắt chéo chân có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.
2. Dẫn đến tư thế đi khập kiễng
Video đang HOT
Thường xuyên ngồi bắt chéo chân có thể xoắn vặn cơ thể ở vị trí không tự nhiên.
Một nghiên cứu nhỏ, được đăng trên Tạp chí Khoa học Vật lý trị liệu, cho thấy tư thế ngồi bắt chéo chân có thể gây vẹo cột sống, giảm chiều dài thân và biến dạng cột sống. Có thể gây ra dáng đi khập khiễng, tiến sĩ Hayden, phát ngôn viên của Hiệp hội Chỉnh hình Cột sống Mỹ, nói.
Mặc dù ban đầu có thể chưa thấy bất cứ điều gì không ổn khi ngồi với tư thế xấu này, nhưng nó mang lại hậu quả lâu dài cho xương, tiến sĩ Hayden cho biết.
3. Gây đau lưng
Nhiều người thích ngồi bắt chéo chân vì cảm thấy thoải mái hơn.
Tiến sĩ Hayden giải thích rằng ngồi bắt chéo chân đặt các lực bất đối xứng lên các khớp giữa xương chậu và thắt lưng.
Lớp sụn ở các khớp chịu trọng lượng này có thể sưng lên khi bị lệch hoặc bị kích thích, có thể dẫn đến đau lưng, tiến sĩ Hayden cho biết, theo Live Strong.
4. Tăng huyết áp nhẹ
Nếu bạn đo huyết áp khi ngồi chéo chân, kết quả sẽ hơi cao hơn so với ngồi bình thường.
Huyết áp bị tăng tạm thời do lưu lượng máu bị hạn chế, nhưng nếu không bị huyết áp cao hoặc tiểu đường, thì không sao, bác sĩ Bonaca nói.
Ngay cả khi có bệnh mạn tính, nếu được kiểm soát, thì việc ngồi bắt chéo chân cũng không tác hại lâu dài.
Tiến sĩ Bonaca chỉ ra rằng nếu đo huyết áp tại nhà, cần phải ngồi đặt chân lên sàn để có kết quả chính xác.
5. Gây tê bại hoặc yếu chân
Bạn có thể cảm thấy ngứa ran hoặc tê chân khi bắt chéo chân, nhưng không có gì phải lo lắng.
Nguyên nhân chỉ là do sự chèn ép dây thần kinh mặt ngoài cẳng chân và sẽ không gây ra bất kỳ thiệt hại nào, tiến sĩ Bonaca nói. Có một nguy cơ nhỏ là lâu ngày có thể gây bại hoặc yếu, nhưng điều đó rất khó xảy ra, theo Live Strong.
Cách ngồi tốt nhất
Lý tưởng nhất là ngồi như Nữ hoàng Elizabeth! Chân không bắt chéo mà đặt trên sàn, lưng thẳng, mắt tập trung thẳng về phía trước.
Nếu thói quen ngồi bắt chéo chân đã ăn sâu đến mức bạn cảm thấy không thoải mái khi ngồi khác đi, tiến sĩ Hayden khuyến khích, ít nhất là nên đổi chân thường xuyên, theo Live Strong.
Vậy bạn có còn muốn ngồi bắt chéo chân?
Mặc dù bắt chéo chân không có nguy cơ gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu bạn không thuộc nhóm có nguy cơ cao, nó vẫn có thể tác hại đến cột sống lưng của bạn, theo Live Strong.
"2 đau, 2 nếp gấp, 2 đỏ" là dấu hiệu báo trước cơ thể đã bị tấn công bởi cục máu đông
Nếu hình thành cục máu đông trong cơ thể và không điều trị kịp thời thì bạn có thể gặp các vấn đề nguy hiểm như hoại tử tế bào, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, thậm chí là tử vong.
Cục máu đông - hay còn gọi là huyết khối, là quá trình tập trung máu đến các mạch máu bị rách và làm ngừng ra máu khi bạn bị thương. Tuy nhiên, khi cơ thể gặp "trục trặc" thì các cục máu đông có thể hình thành bên trong tĩnh mạch, kể cả bạn có bị thương hay không. Lúc này, nếu không điều trị kịp thời thì rất dễ gặp các vấn đề nguy hiểm như hoại tử tế bào, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, thậm chí là tử vong.
Ai cũng nghĩ ung thư mới là bệnh nguy hiểm nhất nhưng nếu mắc phải cục máu đông, nó có thể làm bạn tử vong ngay lập tức chứ đừng nói đến việc có thời gian điều trị.
Theo bác sĩ Luis Navarro - người sáng lập Trung tâm điều trị tĩnh mạch ở New York (Mỹ), biến chứng nghiêm trọng nhất của cục máu đông là làm tắc dòng chảy của máu. Do vậy, cần phải nhận biết sớm các dấu hiệu ban đầu thông qua "2 đau, 2 nếp gấp, 2 đỏ" dễ thấy này:
2 đau gồm
- Đau ngực
Khi chức năng tạo máu của tim suy giảm, nó sẽ xảy ra hiện tượng đau ngực do hàm lượng oxy trong phổi giảm khiến nhịp tim tăng. Nếu đau ngực và tức ngực xảy ra thường xuyên, nó sẽ gây nên nhồi máu cơ tim lúc nào không hay.
Ho và đau ngực mãi không dứt là dấu hiệu khá dễ thấy của chứng cục máu đông.
Ngoài ra, cần phân biệt giữa cơn đau ngực do đau tim và do tắc mạch phổi. Đau do nhồi máu cơ tim thường tập trung ở phần trên của cơ thể, còn đau do tắc mạch phổi là một cơn đau dữ dội và hay có cảm giác ngứa ran khi thở.
- Đau đầu và chóng mặt
2 triệu chứng này không chỉ xuất hiện khi thiếu ngủ hay cảm lạnh mà còn liên quan đến sự xuất hiện của cục máu đông. Lúc này, cục máu đông sẽ gây thiếu máu mô não và oxy nên gây nhức đầu. Bệnh nhân thường có triệu chứng tê tay chân và răng xỉn màu khi mắc bệnh giai đoạn đầu, vậy nên hãy đi kiểm tra càng sớm càng tốt.
2 nếp gấp gồm
- Xuất hiện nếp gấp mũi
Nếu xuất hiện sọc hoặc một nếp gấp trên sống mũi, hầu hết chúng đều cảnh báo bạn đang mắc cục máu đông trong cơ thể. Hiện tượng này còn đặc biệt xảy ra ở những người có lipid máu cao do máu không thể lưu thông đi khắp cơ thể.
- Có nếp gấp ở dái tai
Dái tai có nếp gấp lạ cũng phản ánh nhiều loại bệnh nguy hiểm, trong đó có cục máu đông.
Nếp gấp trên dái tai cũng là một bằng chứng cho thấy máu đang không cung cấp đủ cho tim, mà nguyên nhân chủ yếu chính do cục máu đông. Vậy nên hãy đi khám sớm nhất có thể khi xuất hiện dấu hiệu này.
2 đỏ gồm
- Vệt đỏ xuất hiện trên da
Cụ bà bị ung thư ruột vẫn sống thọ 115 tuổi và có nét đẹp thanh tú như "thiếu nữ": Bí quyết kéo dài sự sống đến từ 4 việc rất cơ bản
Nếu cục máu đông xảy ra sâu trong những tĩnh mạch của cơ thể, nó sẽ khiến da bị nổi đỏ lên từng những mảng lớn. Ngoài ra theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), cục máu đông còn gây sưng ở cánh tay, bàn tay và bàn chân nếu bệnh trở nặng.
- Chân đỏ ửng lên
Cục máu đông sẽ làm tắc nghẽn tĩnh mạch ở chi dưới, khiến chân bị đỏ và nóng lên trông thấy. Lúc này bạn sẽ có cảm giác tê cứng ở chân nhưng không đáng kể. Nếu loại trừ những bệnh khác và uống thuốc cũng không khỏi, gần như chắc chắn đó là do cục máu đông gây nên.
Làm sao để phòng ngừa cục máu đông xuất hiện?
Đầu tiên cần phải tập thể dục thường xuyên bởi nó giúp thúc đẩy lưu thông máu, cải thiện khả năng miễn dịch, giảm tính nhất quán của máu và giúp loại bỏ chứng cục máu đông hiệu quả.
Đặc biệt, mọi người cần tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn ít thực phẩm giàu chất béo, uống nhiều nước và ăn những thực phẩm giúp tan cục máu đông như dầu oliu, lựu, tỏi, trà xanh, cà chua, kiwi... Ngoài ra một số thực phẩm chứa anthocyanin, axit béo không bão hòa và vitamin cũng rất tốt để ngăn ngừa sớm chứng cục máu đông.
Một phần ba số bệnh nhân Covid-19 nặng bị huyết khối nguy hiểm Một phần ba số bệnh nhân nặng do virus corona bị huyết khối nguy hiểm có thể gây đau tim, đột quỵ và suy tạng, một nhà khoa học hàng đầu của Anh cảnh báo. Một phần ba số bệnh nhân Covid-19 nặng bị huyết khối nguy hiểm Cục máu đông, hay huyết khối, có thể gây tử vong nếu chúng di chuyển...