Tại sao Mỹ muốn Chính quyền Palestine quản lý Dải Gaza sau xung đột Israel – Hamas?
Các quan chức Mỹ ngày càng ủng hộ đề xuất rằng Chính quyền Palestine (PA) nên quản lý Dải Gaza sau khi Israel đạt được mục tiêu loại bỏ Hamas – nhóm đang kiểm soát lãnh thổ này.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cảnh báo rằng đề xuất này có thể không thực tế và quá sớm trong bối cảnh cuộc chiến Israel – Hamas sắp bước sang tuần thứ 7.
Tại sao Mỹ đưa ra đề xuất này?
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại cuộc họp báo ở California ngày 15/11/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo ông Osamah Khalil, Giáo sư lịch sử tại Đại học Syacuse (Mỹ), chính quyền của Tổng thống Joe Biden đang phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng khi hỗ trợ Israel. Cho đến nay, ít nhất 11.500 người Palestine đã thiệt mạng và các chuyên gia Liên hợp quốc cảnh báo về nguy cơ diệt chủng nghiêm trọng ở Gaza.
Ông Khalil nhận định rằng đề xuất PA quản lý Gaza hoàn toàn là đề xuất dành cho cử tri Mỹ và Mỹ không có ý chí chính trị để Israel phải chịu trách nhiệm, đặc biệt là khi sắp bước vào năm bầu cử tổng thống.
Ông cho rằng Mỹ hoàn toàn thiếu những ý tưởng mới, dẫn đến Mỹ không có chính sách tránh giải quyết xung đột mà tập trung vào quản lý xung đột.
Cả Mỹ và Israel đều loại trừ khả năng đàm phán với Hamas về mặt chính trị sau cuộc chiến hiện nay.
Tình hình chính trị ở Gaza
Người dân chuyển hàng cứu trợ nhân đạo tại cửa khẩu Rafah ở Dải Gaza ngày 2/11/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Chính quyền Palestine do Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) và phong trào chính Fatah kiểm soát, được thành lập năm 1994 theo Hiệp định Oslo. Hiệp định này có mục đích chuyển các vùng lãnh thổ Palestine từ kiểm soát quân sự của Israel sang lãnh đạo dân sự.
Theo hiệp định này, cuối cùng sẽ thành lập một nhà nước Palestine, nhưng tiến trình hòa bình chưa bao giờ dẫn đến giải pháp cho cuộc xung đột Israel – Palestine.
Trong thập kỷ tiếp theo, PA tiếp tục tự quản hạn chế ở Bờ Tây và Gaza, cùng tồn tại với sự chiếm đóng của Israel. Israel gần như có toàn quyền kiểm soát các vấn đề an ninh ở vùng lãnh thổ Palestine.
Năm 2005, Israel đơn phương rút lực lượng quân sự và dỡ bỏ các khu định cư ở Gaza, nhưng vẫn duy trì quyền kiểm soát việc di chuyển ra vào vùng đất này.
Video đang HOT
Một năm sau, phong trào Hamas giành chiến thắng trong cuộc bầu cử lập pháp của Palestine, một đòn giáng mạnh vào PA.
Khi Hamas cam kết đấu tranh vũ trang chống Israel còn Fatah bám sát tiến trình hòa bình, hai bên đã không thể dung hòa được những khác biệt.
Trong khi đó, Hamas phải đối mặt với áp lực quốc tế ngày càng tăng và giao tranh nổ ra giữa nhóm này và PA. Năm 2007, Hamas tiếp quản Gaza và duy trì quyền kiểm soát lãnh thổ này từ đó.
Về phần mình, PA vẫn ở Bờ Tây khi Israel tiến hành mở rộng khu định cư ở đó. Rạn nứt đã chia rẽ phong trào dân tộc Palestine. Nhiều nỗ lực nhằm thu hẹp khoảng cách bằng các thỏa thuận hòa giải đã thất bại.
Khi tiến trình hòa bình bị đóng băng, Israel đã phong tỏa Dải Gaza trong khi tiếp tục củng cố chiếm đóng quân sự ở Bờ Tây với sự hỗ trợ của Mỹ.
Quan điểm của Mỹ
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (trái) và Tổng thống Chính quyền Palestine (PA) Mahmoud Abbas trong cuộc gặp ở thành phố Ramallah, Bờ Tây ngày 5/11/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Với giả định rằng Hamas sẽ bị tiêu diệt khi cuộc tấn công hiện tại của Israel kết thúc, Mỹ đang muốn PA quản lý Gaza một lần nữa.
Trong một bài báo đăng trên tờ Washington Post, Tổng thống Joe Biden nhấn mạnh: “Gaza và Bờ Tây cần được thống nhất dưới một cơ cấu quản lý duy nhất, đó là một Chính quyền Palestine có thêm sức sống mới, trong quá trình tất cả đều hướng tới một giải pháp hai nhà nước”. Tổng thống Mỹ khẳng định giải pháp hai nhà nước là con đường duy nhất đảm bảo an ninh lâu dài cho cả người Israel và người Palestine, đồng thời nhấn mạnh cuộc khủng hoảng hiện nay khiến điều này càng trở nên cấp thiết hơn. Ông Biden cũng nêu rõ: “Không được dùng vũ lực buộc người Palestine rời Gaza, không được tái chiếm, bao vây hay phong tỏa cũng như không được thu hẹp vùng lãnh thổ này”.
Trước đó, trợ lý Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề Cận Đông Barbara Leaf đã nói với các nhà lập pháp vào tuần trước rằng PA là chính quyền Palestine duy nhất hình thành từ Hiệp định Oslo.
Bà Leaf nói: “Dù có những khuyết điểm gì thì đó cũng là chính quyền của người Palestine ở Bờ Tây. Chúng tôi tin rằng cuối cùng tiếng nói và nguyện vọng của người Palestine phải là trung tâm cho quá trình quản lý và an ninh sau xung đột ở Gaza”. Bà nói thêm rằng PA lực lượng thích hợp cho công tác quản lý Gaza.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cũng gợi ý rằng PA cuối cùng sẽ tiếp quản Gaza. Hồi đầu tháng này, ông nói rằng một nền hòa bình lâu dài phải có người Palestine lãnh đạo và Gaza thống nhất với Bờ Tây dưới sự quản lý của Chính quyền Palestine.
Tổng thống Biden và các trợ lý cũng đã nói về việc khôi phục giải pháp hai nhà nước cho cuộc xung đột hiện nay.
Tuy nhiên, ông Khalil Jahshan, Giám đốc điều hành Trung tâm Arab Washington DC, cho rằng chừng nào Mỹ không kêu gọi ngừng bắn thì nói về những gì xảy ra sau chiến tranh là lãng phí thời gian. Ông nói thêm rằng người Palestine nên có một chính quyền ở Bờ Tây và Gaza nhưng sau khi ngừng bắn và bầu cử dân chủ.
Ông Jahshan nói với Al Jazeera rằng đưa Chính quyền Palestine vốn hoạt động không hiệu quả ở Bờ Tây tới Gaza – nơi đổ nát hoàn toàn – là công thức dẫn đến thảm họa. Cuộc bắn phá của Israel đã làm hư hại gần một nửa số tòa nhà dân cư trên lãnh thổ Gaza.
Cùng quan điểm, ông Khalil nói: “Israel không có ý định đồng ý thành lập một nhà nước Palestine. Và cuối cùng, PA không thể quay lại sau khi xe tăng của Israel rời đi và nói với người dân rằng họ là chính quyền mới”.
Advertisement: 0:51
Close Player
Quan điểm của Israel
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu phát biểu tại cuộc họp báo ở Tel Aviv. Ảnh: AFP/TTXVN
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu gần như bác bỏ những khẳng định của đồng minh Mỹ, nói rằng Israel sẽ duy trì quyền kiểm soát an ninh đối với Gaza.
Ông nói với NBC News tuần trước: “Gaza phải được phi quân sự hóa và Gaza phải được phi cực đoan hóa. Và tôi nghĩ, cho đến nay, chúng tôi chưa thấy bất kỳ lực lượng Palestine nào, kể cả Chính quyền Palestine, có thể làm được điều đó”.
Theo ông Jahshan, khó có khả năng Mỹ sẽ gây áp lực mạnh với Israel để hướng tới một giải pháp rộng hơn cho cuộc xung đột.
Còn theo ông Khalil, Mỹ không nghiêm túc trong việc giải quyết xung đột. Ông cho rằng Mỹ đang đưa ra ý tưởng về việc PA quay lại Gaza để xoa dịu bất đồng quan điểm trong nước về vấn đề phương Tây hỗ trợ Israel.
Ông Khalil nhận định rằng, thảo luận về việc quản lý Gaza trong tương lai cũng giúp người Israel có thêm thời gian để giành chiến thắng trước Hamas ở Gaza. Hiện nay, sau hơn 40 ngày ném bom không ngừng, Israel vẫn còn xa mới vô hiệu hóa được Hamas. Nhóm Hamas vẫn tiếp tục tấn công binh sĩ Israel.
Lực lượng Israel cũng đã chưa giải thoát được những người bị Hamas bắt giữ làm con tin từ ngày 7/10. Israel cũng chưa tiêu diệt được các nhà lãnh đạo chính trị hoặc quân sự cấp cao của nhóm Hamas.
Quan điểm của PA
Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuy nhiên, Tổng thống chính quyền Palestine Mahmoud Abbas vẫn bày tỏ sẵn sàng đưa PA trở lại Gaza, nhưng chỉ trong khuôn khổ của giải pháp rộng lớn hơn.
Hãng thông tấn chính thức của Palestine Wafa dẫn lời ông Abbas nói với Ngoại trưởng Mỹ Blinken: “Chúng tôi sẽ hoàn toàn đảm nhận trách nhiệm của mình trong khuôn khổ một giải pháp chính trị toàn diện bao gồm toàn bộ Bờ Tây, bao gồm cả Đông Jerusalem và Dải Gaza”.
Nhưng đối với một số nhà phân tích, những điểm yếu của PA ở Bờ Tây khiến PA gặp khó khăn khi bắt đầu lãnh đạo phong trào dân tộc Palestine.
Israel sẽ cắt đứt mọi liên lạc với Dải Gaza, không dùng người lao động Palestine
Ngày 2/11, nội các an ninh của Israel tuyên bố sẽ đưa về Gaza những người lao động Palestine đang ở trên lãnh thổ Israel và cắt tài trợ dành cho Gaza.
Xuất hiện thêm lực lượng giúp Hezbollah can dự vào xung đột Israel - Hamas Quân đội Israel bao vây thành phố lớn nhất Gaza; Mỹ nói về khả năng Hezbollah toàn lực can dự Tác động của cuộc xung đột Israel - Hamas đối với Nga
Người lao động Palestine xếp hàng để vào Israel thông qua trạm kiểm soát Mitar ở thành phố Hebron ở Bờ Tây ngày 28/6/2020. Ảnh tư liệu: AFP
Theo kênh CNN, văn phòng báo chí chính phủ Israel tuyên bố: "Israel sẽ cắt đứt mọi liên lạc với Gaza. Sẽ không còn người lao động Palestine tới từ Gaza nữa. Những người lao động Gaza đã ở Israel vào ngày chiến tranh bùng phát sẽ được đưa trở lại Gaza".
Tuyên bố không nêu rõ cách thức và thời điểm người lao động Palestine sẽ trở lại Gaza.
Theo COGAT - cơ quan quốc phòng Israel chịu trách nhiệm về các vấn đề dân sự của Palestine, trước khi xung đột Israel - Hamas bắt đầu, Israel đã cấp giấy phép lao động cho khoảng 18.500 người Gaza. Tại Israel, họ có thể kiếm được nhiều tiền hơn đáng kể so với khi ở Gaza.
Nội các an ninh Israel cũng quyết định cắt tất cả các khoản tiền dành cho Dải Gaza trong quỹ dành cho Chính quyền Palestine.
Chính quyền Palestine là một cơ quan chính phủ riêng, có quyền tự trị hạn chế ở Bờ Tây, được thành lập theo hiệp ước hòa bình giữa Israel và Tổ chức Giải phóng Palestine vào năm 1993. Trong khi đó, phong trào Hồi giáo Hamas kiểm soát Dải Gaza.
Ngày 1/11, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant và Bộ trưởng Tài chính nước này Bezalel Smotrich bất đồng ý kiến về việc có nên bàn giao một số khoản thu thuế tại Bờ Tây cho Chính quyền Palestine hay không.
Trong bài phát biểu được phát trên truyền hình, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant cho rằng cần chuyển ngay lập tức các khoản thuế mà Israel đã thu hộ tại Bờ Tây cho Chính quyền Palestine để họ sử dụng. Theo ông, cần giữ nguyên quyết định đã được nội các Israel đưa ra vài ngày trước.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Tài chính Bezalel Smotrich cho rằng ông Gallant đã phạm sai lầm khi đưa ra yêu cầu giải ngân ngay lập tức khoản tiền này. Ông Smotrich tuyên bố sẽ phản đối việc chuyển số tiền thu thuế này cho Chính quyền Palestine, do người Palestine ở Bờ Tây ủng hộ cuộc tấn công của Hamas nhằm vào Israel hôm 7/10.
Theo các thỏa thuận từ những năm 1990, Israel đại diện cho Chính quyền Palestine thu thuế tại Bờ Tây và chuyển số tiền thu được cho Chính quyền Palestine hằng tháng để họ trả lương cho khu vực công và các khoản chi tiêu khác. Tuy nhiên, nhiều tranh cãi đã nổ ra xung quanh vấn đề này.
Trên thực tế, bộ trưởng quốc phòng và bộ trưởng tài chính của Israel đã nảy sinh mâu thuẫn từ đầu năm khi Thủ tướng Benjamin Netanyahu bãi nhiệm ông Gallant do những bất đồng về kế hoạch cải cách tư pháp. Sau đó, Thủ tướng Netanyahu đã buộc phải thu hồi quyết định này trước sự phản đối mạnh mẽ của công chúng.
Tại sao Gaza là tâm điểm của xung đột Israel - Palestine? Kể từ khi lực lượng Hồi giáo Hamas nắm quyền kiểm soát Gaza vào năm 2007, vùng đất nhỏ và đông đúc này đã trở thành tâm điểm của cuộc xung đột quân sự giữa Israel và người Palestine. Người dân Gaza di dời tránh xa biên giới với Israel ngày 7/10. Ảnh: AFP Hàng nghìn người dân ở Dải Gaza đã thiệt...