Tại sao Mỹ không thể thuyết phục được châu Âu cấm Huawei?
Nhà Trắng cử phái đoàn đến chính phủ các nước châu Âu với lời cảnh báo rằng hệ thống của Huawei sẽ mở cửa hậu cho gián điệp Trung Quốc đã nhiều lần.
Ảnh: Reuters
Mùa hè năm ngoái, chính quyền Tổng thống Trump đã khởi động chiến dịch thuyết phục các nước đồng minh châu Âu ngăn Huawei Technologies không được tham gia vào hệ thống viễn thông của họ.
Tự tin với những thành công của nỗ lực tương tự tại Australia và New Zealand, Nhà Trắng cử phái đoàn đến chính phủ các nước châu Âu với lời cảnh báo rằng hệ thống của Huawei sẽ mở cửa hậu cho gián điệp Trung Quốc. Mỹ thậm chí còn dọa sẽ ngừng chia sẻ thông tin tình báo với châu Âu nếu châu Âu lờ đi lời khuyên từ phía Mỹ. Cho đến nay, chưa một nước châu Âu nào cấm Huawei.
Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố trong ngày thứ Ba: “Có hai điều tôi không tin: Thứ nhất không nên bàn đến những vấn đề vô cùng nhạy cảm về an ninh này trước công chúng; thứ hai, loại bỏ một doanh nghiệp chỉ bởi vì doanh nghiệp ấy đến từ một đất nước nào đó”.
Châu Âu, mắc kẹt giữa cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung Quốc, đang cố gắng cân bằng những lo lắng về tầm ảnh hưởng tăng dần của Trung Quốc với mong muốn tăng cường làm ăn kinh doanh với đối tác thương mại lớn nhất này. Khi mà không chịu ràng buộc bởi lệnh cấm, Huawei nhiều khả năng sẽ tham gia đấu thầu mạng 5G, công nghệ siêu nhanh mà lãnh đạo châu Âu kỳ vọng sẽ giúp cho kinh tế dựa trên dữ liệu phát triển.
Người đứng đầu cơ quan gián điệp Anh đã tuyên bố rằng việc cấm Huawei sẽ không xảy ra bởi xét đến ít lựa chọn thay thế để nâng cấp hệ thống viễn thông Anh. Chính phủ Italy đã lờ đi cảnh báo từ phía Mỹ bởi Italy đang muốn tăng cường quan hệ thương mại với Trung Quốc. Tại Đức, giới chức nước này đã đề xuất về quy định an ninh chặt chẽ hơn áp dụng với các mạng dữ liệu chứ không muốn loại bỏ hẳn Huawei. Pháp đang làm tương tự sau khi ban đầu Pháp cũng từng để ngỏ khả năng hạn chế Huawei.
Video đang HOT
Chuyên gia phân tích tại Eurasia Group – một công ty tư vấn chính trị, ông Paul Triolo, chỉ ra: “Việc triển khai 5G sẽ có thể coi như một trong những dự án công nghệ phức tạp và tốn kém nhất. Châu Âu đối diện với thách thức tìm cách giảm thiểu rủi ro liên quan đến các nhà cung cấp Trung Quốc nhưng không trì hoãn 5G, vốn rất quan trọng với khu vực này”.
Chính phủ các nước đã lắng nghe quan điểm của nhiều doanh nghiệp viễn thông như Vodafone, Deutsche Telekom AG và Orange SA, họ cảnh báo rằng việc cấm Huawei sẽ trì hoãn việc triển khai 5G nhiều năm và gây ra thiệt hại hàng tỷ euro.
Luật sư hàng đầu tại Vodadone và đồng thời là nhà vận động hành lang hàng đầu tại Anh, ông Helen Camprell, khẳng định: “Chúng tôi chưa nhìn thấy rủi ro cửa hậu nào trong hệ thống. Nếu người Mỹ có bằng chứng, hãy trưng nó lên bàn”.
Mỹ đã đẩy cao áp lực trong nhiều tháng. Trong tháng 2/2019, Mỹ đã gửi đại diện đến MWC Barcelona, hội chợ thương mại hàng đầu của ngành, để hối thúc các nhà điều hành và chính trị gia tránh dùng thiết bị của Huawei và nhiều công ty viễn thông Trung Quốc khác. Trong tháng này, đại sứ Mỹ tại Berlin đã gửi thư lên chính phủ Đức tuyên bố rằng Đức cần phải loại bỏ Huawei nếu không sẽ không nhận được chia sẻ tình báo từ Mỹ.
Khi mà các nhà mạng có thể mua thiết bị từ Ericsson AB, Nokia Oyj, and Samsung Electronics Co, các chuyên gia ngành khẳng định rằng chất lượng thiết bị của Huawei tốt và trong năm ngoái công ty có 5.405 bằng sáng chế toàn cầu, cao gấp đôi số lượng bằng sáng chế của Ericsson và Nokia. Và nhiều nhà hoạch định chính sách châu Âu cũng thận trọng với Cisco bởi Edward Snowden từng tung ra bằng chứng rằng Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ sử dụng thiết bị của Mỹ để gián điệp.
Huawei tuy nhiên cũng không hẳn đã được an toàn. Tại Đức, nhiều chính trị gia với quan điểm cứng rắn khẳng định rằng công ty này không đáng tin cậy và rằng luật an ninh sửa đổi mà chính phủ Đức đang soạn thảo sẽ có thể khiến cho Huawei khó dành được hợp đồng hơn.
Công ty điện thoại lớn nhất Đan Mạch TDC A/S trong khi đó từ chối gia hạn hợp đồng với Huawei và thay vào đó chọn Ericsson làm đối tác chiến lược để phát triển 5G. Trên khắp châu Âu, công ty trụ sở tại Thâm Quyến này chịu nhiều áp lực chỉ trích về công nghệ.
Cho đến nay, không có nhiều bằng chứng cho thấy rằng châu Âu sẽ hạn chế Huawei. Công ty đường sắt quốc gia tại Đức và Áo đã mua thiết bị của công ty, nhiều công ty như Deutsche Telekom và Telefonica đang thử nghiệm các dự án 5G bằng sản phẩm của Huawei.
Trong 2 tháng đầu năm nay, tăng trưởng doanh thu toàn cầu của Huawei lên mạnh, mức tăng trưởng đạt đến 30%, theo nhà sáng lập Ren Zhengfei. Công ty cũng công bố doanh số bán điện thoại thông minh tại Trung Quốc tăng gấp đôi trong cùng kỳ.
Theo BizLive
Doanh nghiệp châu Âu 'tiến thoái lưỡng nan' với mạng 5G của Huawei
Trong bối cảnh 'người khổng lồ' viễn thông Trung Quốc Huawei đang vướng vào những cáo buộc và bê bối, các công ty viễn thông châu Âu lại đối mặt với một câu hỏi hóc búa.
Họ có nên dẫn trước các đối thủ cạnh tranh và nhanh chóng triển khai mạng di động 5G bằng các thiết bị mua của nhà cung cấp hàng đầu Huawei?
Tầm quan trọng của mạng 5G là quá hiển nhiên khi mạng di động thế hệ tiếp theo này được coi là cột mốc mới trong cuộc cách mạng kỹ thuật số, mang lại kết nối gần như tức thời, dung lượng dữ liệu lớn và công nghệ tiên tiến. Không công ty viễn thông nào muốn chậm chân trong cuộc đua này, cũng như các chính phủ mà coi công nghệ 5G là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế trong tương lai.
Trong khi đó, Huawei đã âm thầm trở thành nhà cung cấp thiết bị hàng đầu cho các mạng di động, đặc biệt là tại các thị trường đang phát triển nhờ giá rẻ. Giờ đây, với những thiết bị 5G tiên tiến, tập đoàn viễn thông Trung Quốc này đã bắt đầu xâm nhập vào các thị trường phát triển.
Biểu tượng Huawei tại tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuy nhiên, ngày càng có nhiều quốc gia lo ngại rằng Huawei có thể được Chính phủ Trung Quốc sử dụng trong các hoạt động gián điệp. Một số chính phủ đã công khai loại bỏ hoàn toàn các sản phẩm của Huawei trong việc xây dựng hạ tầng mạng không dây 5G vì rủi ro an ninh thông tin.
Huawei đã khẳng định công ty không có mối liên kết nào với chính phủ và Bắc Kinh chưa bao giờ đề nghị tập đoàn chia sẻ "thông tin không thích hợp".
Trong khi giới chức châu Âu vẫn đang xem xét các đề xuất nhằm tiến tới một lệnh cấm trên thực tế đối với việc sử dụng các thiết bị của Huawei cho các mạng di động thế hệ tiếp theo vì lý do an ninh, các công ty viễn thông đối mặt với vấn đề nan giải hơn.
Theo giám đốc của một công ty điều hành mạng di động ở châu Âu yêu cầu giấu tên, các thiết bị của Huawei ngày nay đắt hơn các đối thủ nhưng cũng tốt hơn nhiều. Họ đã thực sự vượt lên về chất lượng thiết bị mạng di động so với các công ty cùng ngành của châu Âu.
Sau khi trở thành nhà cung cấp thiết bị mạng 4G, công ty có trụ sở tại Thâm Quyến này đã tăng gấp đôi chi phí nghiên cứu để thống trị lĩnh vực mạng 5G thế hệ tiếp theo. Mỗi năm, Huawei đầu tư từ 10 đến 15% doanh thu cho nghiên cứu và phát triển (R&D). Công ty đã chi 13,8 tỷ USD cho hoạt động R&D trong năm 2017 và 15 tỷ USD vào năm ngoái.
Theo số liệu của IHS Markit, trong năm 2017, Huawei là nhà cung cấp thiết bị số 1 cho các công ty điều hành mạng viễn thông, với thị phần chiếm 22%. Công ty Phần Lan Nokia đứng thứ hai với 13% và sau đó là Ericsson của Thụy Điển với 11%. Khoảng cách này có thể gia tăng khi ngày càng nhiều nhà mạng trên thế giới bắt đầu phát triển mạng 5G, song những căng thẳng địa chính trị tạo ra những thách thức cho Huawei trong việc duy trì và khai thác vị trí dẫn đầu về công nghệ hiện nay.
Theo AFP
Huawei liên tiếp đón 'tin dữ' từ châu Âu Tết Kỷ Hợi 2019 sắp đến nhưng vận xui vẫn đeo bám Huawei khi nhà mạng lớn thứ hai thế giới tạm dừng sử dụng thiết bị viễn thông hãng này trong mạng lõi. Vodafone, nhà mạng lớn thứ hai thế giới, cho biết tạm dừng triển khai thiết bị Huawei trong mạng lõi cho đến khi chính phủ các nước phương Tây...