Tại sao Mỹ không áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với chính họ?
It nhất là từ năm 1974 cho đến nay, không ngày nào không có những hạn chế nào đó, mà Mỹ áp dụng đối với đất nước chúng tôi. Rõ ràng là, trong nhiều thập kỷ đất nước chúng tôi đã bị giới cầm quyền Mỹ coi là quốc gia, mà việc áp dụng các biện pháp trừng phạt là bình thường, Người phát ngôn chính thức Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết.
Tổng thống Mỹ Trump và Tổng thống Nga Putin.
Về sự kém hiệu quả và phản tác dụng của các lệnh trừng phạt chống Nga của phương Tây, Người phát ngôn chính thức Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đã liệt kê ra vô số lần Mỹ trừng phạt Nga và đặt câu hỏi, tại sao Mỹ không trừng phạt chính họ.
Năm 1974, Mỹ thông qua sửa đổi luật Jackson-Vanik cấm giành cho Liên Xô quy chế tối huệ quốc trong thương mại, tín dụng quốc gia và bảo lãnh tín dụng.
Năm 1980 – hơn sáu mươi quốc gia tẩy chay Thế vận hội Olympic, trong đó có Mỹ, đứng về phía họ là các quốc gia phương Tây khác do việc bất đồng của phương Tây với việc Liên Xô đưa quân đội vào lãnh thổ Afghanistan. Không một ai đặt câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Tại sao Mỹ không áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với chính họ? Mặc dù sẽ rất thú vị.
Năm 1981 – phong tỏa xây dựng đường ống dẫn khí “Urengoy-Pomary-Uzhgorod”, theo đó đã áp dụng lệnh cấm vận cung cấp thiết bị công nghệ cao của Mỹ cho Liên Xô.
Video đang HOT
Sau đó đã có một thời gian nghỉ ngắn, nhưng nó hoàn toàn không có nghĩa là bãi bỏ các biện pháp trừng phạt trước đó – đơn giản là được ghi trong lịch sử là không áp dụng những biện pháp mới. Đó là cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90. Bây giờ rõ ràng về mặt lịch sử, lý do nghỉ ngơi này là gì.
Năm 1998 – “Danh sách đen” khoa học của các tổ chức được cho là đã vi phạm các biện pháp trừng phạt chống Iran (nghĩa là trừng phạt vì trừng phạt).
Năm 2012 – luật Magnitsky.
Từ năm 2014 bắt đầu kỷ nguyên trừng phạt liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine, còn từ năm 2018 – với cái gọi là “Vụ án Scripal”, mà không phải một lần chúng tôi đã thảo luận với các bạn.
Đến nay, số làn sóng trừng phạt của Mỹ đã lên tới 65. Liệu các đồng nghiệp Mỹ có đạt được các mục tiêu đề ra không? Không.
Nhưng đây không phải là điều thú vị nhất. Rõ ràng là, các lệnh trừng phạt đánh vào các vị trí thương mại quốc tế của những người khởi xướng của Mỹ. Dưới đây là những con số khách quan: năm 2013-2017 xuất khẩu của EU vào Nga giảm gần 50 tỷ đô la Mỹ, theo đánh giá của Nghị viện châu Âu đã làm giảm khoảng 400 nghìn việc làm ở châu Âu. Nhưng điều đáng nực cười nhất là, thiệt hại này mang tính bất đối xứng, vì xuất khẩu của Mỹ vào Nga trong cùng thời kỳ chỉ giảm 4 tỷ đô la Mỹ. Người châu Âu phải trả giá cao vì trao quyền xác định định hướng chính sách đối ngoại của họ cho các đồng nghiệp Bắc Mỹ. Có lẽ họ có thể cho phép mình.
Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt cũng có hại cho chính Mỹ, chủ yếu bởi sự suy giảm triển vọng dài hạn đối với các công ty Mỹ ở Nga. Theo phân tích của Phòng Thương mại Mỹ tại Nga (AmCham), 84% các công ty này đã ghi nhận tác động tiêu cực, một phần tư đã đóng băng các dự án mới của Nga, hơn một phần ba tuyên bố rằng, các các hạn chế của biện pháp trừng phạt đặt họ trong điều kiện bất bình đẳng với các công ty từ các quốc gia khác. Và qua một vài năm, sau khi chính sách trừng phạt tích cực cấm các công ty Mỹ hoạt động tại thị trường Nga, họ nhận thấy sự tăng trưởng tuyệt vời của Trung Quốc, trong đó cả ở hướng Nga. Họ bắt đầu áp dụng các biện pháp trừng phạt chống Trung Quốc để ngăn chặn sự tăng trưởng này.
Hoàn toàn rõ là, các lệnh trừng phạt, cùng với các cuộc chiến thương mại do Mỹ khởi xướng có tác động đáng kể đến hệ thống kinh tế thế giới và phá vỡ nền tảng của trật tự kinh tế quốc tế. Về bản chất, sự hình thành các mối quan hệ kinh tế quốc tế xuất phát từ lĩnh vực pháp lý. Thay vào đó Mỹ áp dụng những giải pháp mạnh để giải quyết các vấn đề kinh tế – thông qua chủ nghĩa bảo hộ tích cực, “thúc đẩy” các lợi ích của chính mình. Chúng tôi thấy qua các phương tiện thông tin đại chúng giao dịch thư tín của các đại sứ Mỹ với công chúng của các quốc gia nơi họ làm việc. Đây là những mối đe dọa trực tiếp đối với các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ và, về nguyên tắc là đối với người dân. Hiện nay thủ đoạn tống tiền đang được sử dụng tích cực để giải quyết các vấn đề phát sinh từ các lệnh trừng phạt do Mỹ áp đặt.
Bất chấp tất cả các cuộc tìm kiếm chính trị ở quốc gia họ, giới kinh doanh phương Tây vẫn quan tâm đến các liên hệ với doanh nghiệp Nga. Các công ty của nhiều nước châu Âu, đánh giá thực tế triển vọng phát triển kinh doanh của họ với các đối tác Nga, tiếp tục tích cực tham gia các sự kiện triển lãm quốc tế được tổ chức tại Nga. Ví dụ, phái đoàn doanh nghiệp Mỹ một lần nữa là một trong những doanh nghiệp lớn nhất tại SPIEF-2018 (Diễn đàn kinh tế quốc tế St. Petersburg) và có hơn 550 đại diện.
Hợp tác đầu tư giữa Nga và nước ngoài cũng đang được tăng cường. Theo tổng kết năm 2017, khối lượng đầu tư trực tiếp tăng lên gần 28 tỷ USD.
Theo Danviet
Ngoại trưởng Lavrov: 'Chạy theo Mỹ' trừng phạt Nga, EU mất hàng tỷ euro
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nhận định Liên minh châu Âu (EU) đang tự đánh mất hàng tỷ euro do chạy theo Mỹ trừng phạt Nga.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ El País (Tây Ban Nha) ngày 5/11, Ngoại trưởng Lavrov đã bày tỏ tiếc nuối về mối quan hệ ảm đạm giữa Nga-EU. Ngoại trưởng Lavrov đồng thời cho rằng chia rẽ này bắt nguồn từ Mỹ.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đánh giá EU chịu nhiều thiệt thòi khi trừng phạt Nga. Ảnh: Reuters
Ngoại trưởng Lavrov đồng thời đánh giá bất đồng giữa EU và Nga bắt nguồn từ thực tế các quốc gia châu Âu nhận "mệnh lệnh trực tiếp" từ Mỹ áp đặt trừng phạt đối với Moskva. Ông Lavrov cho rằng Mỹ hầu như ít phải chịu tác động ngược từ việc trừng phạt Nga mà chính EU mới là đối tượng phải hứng chịu.
Ngoại trưởng Lavrov nói: "Ước tính về thiệt hại của các quốc gia EU phải chuốc lấy bắt nguồn từ việc trừng phạt đã thay đổi. Theo một số đánh giá, họ có thể mất hơn 100 tỷ euro. Điều quan trọng là các chính trị gia châu Âu hiểu được điều này".
Ngoại trưởng Nga cũng nêu rõ: "Chúng tôi đã nhiều lần nói về việc sẵn sàng từ bỏ các biện pháp đáp trả. Tuy nhiên, EU phải có bước đi chủ động trước". Ngoại trưởng Lavrov nhấn mạnh các lệnh trừng phạt không hề đem lại lợi ích nào cho Nga hay cả EU.
EU đã áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế lên Nga sau khi Moskva sáp nhập Crimea. Những lệnh trừng phạt này nhắm đến lĩnh vực quân sự và ngân hàng của Nga cũng như các quan chức chính phủ, doanh nhân và chính khách quốc gia này. Sau đó, EU đã nhiều lần nới rộng thêm lệnh trừng phạt. Trong tháng 7, Ủy ban châu Âu đã kéo dài biện pháp trừng phạt nhằm vào kinh tế Nga cho đến tháng 2/2019.
Kênh RT (Nga) đưa tin trong khi đó, ngày càng có nhiều ý kiến mong muốn EU nới lỏng lệnh trừng phạt Nga. Cựu Tổng thống Pháp Nicholas Sarkozy từng nói với truyền thông rằng các lệnh trừng phạt là "phản tác dụng" và chỉ góp phần đẩy Moskva gần với Bắc Kinh.
Theo Hà Linh/ Báo Tin tức
Mỹ sẽ trừng phạt Nga nhiều chưa từng có Mỹ công bố cứ một hoặc hai tháng sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt mới chống Nga vì tình hình ở Ukraine. Điều này đã được tuyên bố bởi Đại diện đặc biệt của Mỹ về Ukraine Kurt Walker, khi phát biểu tại hội nghị Hội đồng Đại Tây Dương ở Washington. Ông Kurt Walker lưu ý rằng Mỹ "làm việc...