Tại sao miễn dịch cộng đồng lại quan trọng và những lý do chúng ta cần tiêm vắc-xin đầy đủ
Miễn dịch cộng đồng là gì và nó bảo vệ chúng ta ra sao?
Tại Mỹ, cứ tới mỗi mùa cúm, các quan chức y tế đều thúc giục mọi người từ 6 tuổi trở lên đi tiêm vắc-xin ngừa cúm.
Nguyên nhân chính khiến các bác sĩ muốn càng nhiều người tiêm vắc-xin ngừa cúm càng tốt nằm ở chỗ: Nó giúp bảo vệ cộng đồng, chứ không chỉ riêng bạn. Nguy cơ đối với gia đình bạn, đồng nghiệp của bạn và tất cả những người quanh bạn đều được cắt giảm.
Khi nhiều người trong một khu vực tiêm vắc-xin, ít người bị ốm hơn. Từ đó, ít vi trùng lây lan từ người sang người hơn. Khái niệm này được gọi là miễn dịch cộng đồng.
Khi nhiều người trong một khu vực tiêm vắc-xin, ít người bị ốm hơn.
Michael Brady, bác sĩ, phó giám đốc y tế Bệnh viện Nhi Nationwide tại Columbus, bang Ohio (Mỹ) kiêm thành viên Khoa các Bệnh truyền nhiễm của bệnh viện, giải thích: “Nguyên tắc chung là nếu bạn tiêm vắc-xin cho một người, bạn bảo vệ họ khỏi bị nhiễm trùng. Nhưng bạn còn bảo vệ họ không truyền bệnh sang cho người khác”.
Miễn dịch cộng đồng bảo vệ những người không tiêm vắc-xin do họ có hệ miễn dịch yếu và vắc-xin có thể khiến họ bị bệnh. Đối tượng này bao gồm trẻ sơ sinh, những người bị dị ứng vắc-xin và bất cứ ai mắc bệnh ức chế miễn dịch như HIV hay ung thư.
Amanda Cohn, bác sĩ nhi kiêm cố vấn cấp cao về lĩnh vực vắc-xin tại Trung tâm Quốc gia về Miễn dịch và Bệnh đường hô hấp của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho biết: “Thông thường, những người mà chúng ta cần bảo vệ thông qua miễn dịch cộng đồng là những đối tượng có khả năng mắc cao nhất những căn bệnh nguy hiểm”.
Tại sao vắc-xin lại quan trọng đến vậy?
Đê có miễn dịch cộng đồng và bảo vệ nhiều người khỏi bệnh tật, tai bât ki khu vưc nao cân co môt lương lơn dân sô được tiêm vắc-xin. Thuật ngữ chuyên ngành gọi đây là “ngưỡng”.
Bác sĩ Brady cho biết: “Một căn bệnh càng có khả năng lây lan cao thì phần trăm người cần tiêm vắc-xin càng phải lớn”. Ví dụ, để có được miễn dịch cộng đồng đối với bệnh sởi, 93-95% số người trong một cộng đồng phải tiêm vắc-xin. Nói cách khác, cứ 100 người, có khoảng 95% tiêm vắc-xin là có thể ngừa bệnh sởi.
Video đang HOT
Khi có quá ít người tiêm vắc-xin, những căn bệnh từng biến mất khỏi nước Mỹ nhiều năm trước có thể xuất hiên trơ lai. Đó là bởi những căn bệnh dù không còn ở Mỹ vẫn tồn tại ở các quốc gia khác.
Khi có quá ít người tiêm vắc-xin, những căn bệnh từng biến mất khỏi nước Mỹ nhiều năm trước có thể xuất hiên trơ lai. Đó là bởi những căn bệnh dù không còn ở Mỹ vẫn tồn tại ở các quốc gia khác.
Vi du như bênh Rubella đã được quét sạch khỏi nước Mỹ vào năm 2004. Nhưng nó vẫn phổ biến ở Mexico. Bệnh sởi ngừng lây lan ở Mỹ vào năm 2000 nhưng các đợt bùng phát đã nổ ra ngày nay ở châu Âu, châu Phi, châu Á và Thái Bình Dương.
Những người đến từ các quốc gia khác mang theo nguồn bệnh khi họ du lịch Mỹ. Và những căn bệnh này có thể lây lan tại các khu vực mà tỷ lệ tiêm vắc-xin thấp. Năm 2014, một đợt bùng phát bệnh sởi đã bắt đầu tại Disneyland, California, My dẫn tới 147 ca mắc sởi ở 7 bang, cùng với Mexico và Canada.
Bác sĩ Cohn tiết lộ: “Nếu chúng ta hạ thấp độ phủ vắc-xin đối với những căn bệnh này tại Mỹ, thì khả năng cao là chúng sẽ xuất hiện trở lại”.
Miễn dịch cộng đồng còn quan trọng ở chỗ biện pháp bảo vệ bằng vắc-xin có thể giảm dần tác dụng theo thời gian. Vắc-xin ho gà bắt đầu giảm tác dụng 2 năm sau khi bạn tiêm. Tương tự là trường hợp vắc-xin viêm màng não cầu khuẩn giúp bảo vệ bạn khỏi bệnh viêm màng não.
Khi miễn dịch của mọi người suy giảm, nó có thể dẫn tới các đợt bùng phát bệnh mới, trừ khi nhiều người trong cộng đồng đó được tiêm vắc-xin
Miễn dịch cộng đồng và bệnh cúm
Một số vắc-xin co kha năng tạo ra miễn dịch cộng đồng tốt hơn một số loại khác. Vắc-xin bệnh sởi, quai bị và rubella có hiệu quả ngừa sởi lên tới 97%. Do đó, khi nhiều người trong một cộng đồng được tiêm vắc-xin này, tỷ lệ được bảo vệ sẽ giữ ở mức cao.
Vắc-xin cúm thì có khác đôi chút. Với bất cứ năm nào, hiệu quả bảo vệ của nó chỉ rơi vào khoảng 40-60%. Đó là bởi đôi khi chủng virus trong vắc-xin không tương thích hoàn toàn với loại virus đang lây lan vào thời điểm đó.
Ngay cả khi vắc-xin cúm không hoàn hảo, nó vẫn đáng để tiêm – bác sĩ Brady nhấn mạnh. Vào bất cứ mùa cúm nào, vắc-xin cúm đều giúp hàng triệu người khỏi mắc cúm. Bác sĩ Brady khẳng định: “Điều này đặc biệt quan trọng khi những người không bị cúm ở cạnh người trên 6 tuổi hoắc mắc các bệnh khác hoặc trẻ nhỏ”.
Vắc-xin cúm cũng hiệu quả trong việc bảo vệ một nhóm nhỏ – ví dụ những người trong gia đình bạn, cơ quan, trường học. Theo bác sĩ Cohn, khi tiêm vắc-xin, bạn giúp một người thân lớn tuổi mắc bệnh mãn tính, một em bé còn quá nhỏ để tiêm vắc-xin tránh được việc mắc bệnh.
Vắc-xin đặc biệt quan trọng đối với những người làm việc tại bệnh viện và các trung tâm chăm sóc sức khoẻ. Người bệnh mà họ chăm sóc có nhiều nguy cơ mắc các biến chứng cúm. Vì vậy, họ cần sự bảo vệ nhiều hơn.
Không dựa dẫm hết vào miễn dịch cộng đồng
Bạn có thể nghĩ rằng: “Nếu miễn dịch cộng đồng bảo vệ được tôi, vậy tại sao tôi lại cần tiêm vắc-xin nữa”. Vắc-xin vẫn là cách tốt nhất để bảo vệ chính bạn – theo bác sĩ Cohn. Có thể một ngày nào đó, bạn sẽ đi tới một nơi mà tỷ lệ tiêm vắc-xin không cao.
Bác sĩ Cohn chỉ ra rằng: “Trong khi miễn dịch cộng đồng có lợi ích tuyệt vời trong việc tạo độ phủ vắc-xin cao, biện pháp bảo vệ trực tiếp nếu bạn có thể tiêm vắc-xin vẫn là cách tốt nhất để bảo vệ con bạn, bản thân bạn khỏi những căn bệnh có thể ngăn ngừa bằng vắc-xin”.
Theo Helino
Sự thật về vắc xin phòng bệnh cúm
Vào mùa cúm, vắc xin là một dấu hỏi lớn về hiệu quả của nó. Nói cách khác là liệu chủng cúm trong vắc xin có thật sự phù hợp với cơ thể? Và nó có luôn là một trò chơi đoán mò, chứ không có câu trả lời chính xác?
Vắc xin chỉ có hiệu lực ngắn hạn
Theo Bác sĩ Ann Falsey, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y khoa Đại học Rochester, các kháng thể sẽ lên đến đỉnh điểm sau 4 đến 6 tuần sau khi tiêm vắc xin phòng cúm và sẽ từ từ giảm xuống trong 6 tháng tiếp theo.
Do đó, BS Ann khuyên mọi người nên tiêm phòng cúm vào cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10 để được bảo vệ khỏi những tháng cúm mùa đông.
Vắc xin chỉ có giá trị trong năm lưu hành dịch
Các chuyên gia sẽ theo dõi các sự lưu hành của dịch cúm ở Nam bán cầu để dự đoán sự lưu hành ở bán cầu Bắc như thế nào. Sau đó, các nhà sản xuất vắc xin sẽ bắt đầu tiến hành sản xuất trước vài tháng của đại dịch.
"Họ phải ước tính sao cho phù hợp và chọn loại họ nghĩ sẽ có thể lưu hành. Hầu hết thời gian họ xác định được chính xác, tuy nhiên đôi khi cũng có những trường hợp rủi ro bởi bệnh cúm có thể bị đột biến", BS Ann nói.
Trên thực tế, theo thông báo tổ chức Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) trong tháng 8/2018, vắc xin phòng cúm năm ngoái bị giảm hiệu quả xuống còn khoảng 36% và không còn phù hợp với mùa cúm năm nay. Và vắc xin của mùa này đã được cập nhật để phù hợp hơn với loại vi rút đang lưu hành.
Vắc xin bảo vệ 50 - 60% là đã rất tốt rồi!
"Mọi người đều muốn vắc xin có thể ngăn ngừa truyền nhiễm hoàn toàn 100%, nhưng điều đó chưa bao giờ xảy ra. Nói chung, nếu vắc xin đạt hiệu quả 50 - 60% là đã rất tốt rồi", BS, Falsey cho biết.
Không chỉ ngăn chặn một số chủng cúm, nó còn làm giảm các biến chứng liên quan đến cúm, bao gồm cả nhập viện và tử vong.
Vắc xin dạng xịt chỉ phù hợp với 1 số cá nhân
Theo CDC, vắc xin cúm dạng xịt mũi chỉ phù hợp với một số cá nhân và thậm chí loại vắc xin này cũng mất khả năng bảo vệ sau khoảng 1-2 năm nếu lạm dụng thuốc.
Ưu tiên tiêm chủng tại trường học
Chỉ cần 1 đứa trẻ mắc bệnh là hàng chục hay hàng trăm người khác mắc bệnh theo. Do đó, vắc xin phòng cúm luôn được khuyến khích tiêm trong trường học.
CDC khuyến cáo rằng tất cả các đối tượng, từ 6 tháng tuổi trở lên nếu không bị dị ứng với vắc xin phòng cúm thì nên đi tiêm ngừa. Điều này đặc biệt quan trọng ở những người lớn tuổi, những người có xu hướng bị biến chứng ngày càng nặng hơn khi nhiễm cúm, cũng như ở những người mắc bệnh mãn tính hay đang mang thai.
Hồ Tiên
Theo Health
Tẩy chay vắc-xin - Cái giá phải trả rất đắt: Kỳ 1: Báo động tỷ lệ tiêm chủng đang giảm Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỷ lệ tiêm chủng trên toàn cầu giảm mạnh trong những năm gần đây, dù có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy vắc-xin rất an toàn và hiệu quả. Tại Việt Nam, nhiều người vẫn còn do dự, ngần ngại, thậm chí kiên quyết không tiêm vắc-xin cho bản thân và con cái của...