Tại sao Microsoft không làm smartphone, ngay cả khi người dùng hết sức mong muốn
Trước khi iPhone ra mắt vào năm 2007, Microsoft đang ở thời kỳ đỉnh cao với gần 50% thị phần trên thị trường smartphone. 11 năm sau, Microsoft không còn chiến binh nào trong cuộc đua song mã iPhone/Android.
Nếu bạn cảm thấy sự việc chưa đủ tồi tệ, thì Microsoft hiện còn đang phải đối mặt với sự tức giận của người hâm mộ, những nuối tiếc ngay trong nội bộ công ty, và vô vàn những xỉa xói từ các đối thủ sau thông tin Windows Phone sẽ không còn được phát triển nữa.
CEO Microsoft, Satya Nadella, người từng phản đối thương vụ thâu tóm mảng điện thoại Nokia của Microsoft và khẳng định rằng thị trường không còn chỗ cho một nền tảng di động thứ ba nữa, là đối tượng bị đổ lỗi hàng đầu cho những tai ương mà Microsoft gặp phải trên thị trường di động. Tuy nhiên, nguồn gốc của vấn đề thực ra lại xuất phát từ động thái của hãng vào năm 2010 nhằm mang một nền tảng di động thân thiện với người tiêu dùng ra thị trường, ba năm sau khi iPhone ra mắt.
Sự tự tin thái quá cùng bao năm trời dậm chân tại chỗ trong việc cải tiến người tiền nhiệm của Windows Phone – Windows Mobile – đã khiến chiến lược rộng hơn của Microsoft là Windows-trên-di-động rơi vào tình trạng phát triển rùa bò và dễ dàng bị vượt mặt bởi các đối thủ. Hiện nay, với hai nền tảng di động nổi tiếng (iOS, Android), các thiết bị phổ biến, và một lượng lớn người dùng trung thành nhưng bị buộc phải rời khỏi “thánh địa” Windows Phone, Microsoft sẽ không làm ra một chiếc smartphone nào nữa, ngay cả khi bạn hết sức mong muốn điều đó. Tất nhiên, họ không hề từ bỏ thị trường di động màu mỡ.
Điều gì khiến một nền tảng di động thành công?
Nadella có lẽ đã đúng khi nói rằng thị trường không còn chỗ cho một nền tảng di động thứ ba nữa, nhưng đó là những chiếc smartphone dạng thanh truyền thống. Nadella sau đó đưa ra nhiều tuyên bố rằng sẽ tung ra thị trường một “thiết bị di động tối thượng”, “vượt trên khuôn khổ”. Những lời nói này khiến người ta tin rằng nền tảng di động thứ ba mà ông đang ấp ủ sẽ tránh cạnh tranh trong một thị trường với những đối thủ sừng sỏ, những người dùng đã đầu tư mạnh vào các thiết bị của mình, một cửa hàng ứng dụng, và một nền kinh tế nhà phát triển vốn đã bỏ xa một Microsoft vốn ngày một chậm chạp hơn.
Cơ sở hạ tầng di động 11 năm tuổi hiện nay bao gồm các hệ sinh thái ứng dụng, mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà phát triển và nhà mạng, quan hệ đối tác giữa các OEM (trong trường hợp của Google và Android), và sức mạnh tổng hợp giữa phần cứng cao cấp và phần mềm (trong trường hợp của Apple).
Từ 2010 đến 2015, Microsoft đã thử (dù có lẽ không mấy hào hứng) áp dụng những nỗ lực về di động của hãng vào cơ sở hạ tầng này, nhưng thất bại thê thảm. Microsoft cuối cùng nhận ra rằng thực sự không còn chỗ đứng cho các nền tảng di động khác nữa. Nhưng cũng chẳng sao, vì smartphone đã chết rồi.
Smartphone đã chết
Những chiếc smartphone thời kỳ đầu mang đậm chất “điện thoại” hơn nhiều so với những smartphone ngày nay. Người ta sử dụng những chiếc điện thoại với bàn phím cứng, cùng màn hình từ 2 đến 3-inch để trò chuyện, thỉnh thoảng check mail, gửi và nhận tin nhắn, xem qua tài liệu, và một số tính năng khác.
Các thiết bị hiện nay với màn hình HD hơn 6-inch chẳng khác gì một chiếc tablet cỡ nhỏ, với vi xử lý tốc độ cao, RAM 4GB và bộ nhớ lưu trữ tối đa 256GB, tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) và nhiều thứ khác, đều có thể được xem là những chiếc máy tính tablet nhỏ. Nghe có vẻ khó hiểu, nhưng bạn có biết rằng những thứ mà chúng ta gọi là smartphone thực ra lại là những chiếc máy tính bỏ túi, và khi mua sắm, người tiêu dùng cũng lựa chọn chúng dựa trên việc so sánh những danh mục thông số phức tạp chẳng kém đi mua PC.
Sự tiến hóa phần cứng này, những đòi hỏi trong việc tăng cường hơn nữa không gian lưu trữ và kết nối di động băng thông rộng, là một sự chuyển dịch nhỏ nhưng lại đáng chú ý trong ngành công nghiệp di động. Quy luật thói quen sử dụng thiết bị di động của người dùng đã chuyển từ điện thoại sang PC: không còn ưu tiên điện thoại trước hết nữa. Việc lướt web, chơi game, kiến tạo nội dung, và chỉnh sửa, nhắn tin… vốn là chức năng chính của thiết bị di động, nay lại được thực hiện trên những chiếc tablet PC trước tiên.
Sự chuyển dịch này là một tin tốt đối với Microsoft và là một lý do tại sao hãng không làm smartphone nữa.
Tất cả là về trải nghiệm
Dù phần cứng quan trọng với người dùng, nhưng trải nghiệm mới quan trọng nhất. Một người dùng không thực sự quan tâm làm thế nào anh đặt được vé xem ca nhạc, miễn là thiết bị của anh giúp thực hiện điều đó. Thông thường, khởi chạy một ứng dụng hoặc mở một trang web di động sẽ có thể giúp người dùng thực hiện được việc họ muốn. Hành vi đó, cùng với mô hình nhiều lớp (bao gồm các nhà phát triển, cửa hàng ứng dụng, thiết bị) là rất khó để bỏ qua. Đi ngược lại với quán tính của hệ thống đó là một điều khó khăn, nhưng nó đang diễn ra chậm rãi.
Tiếp đó, các trợ lý kỹ thuật số và cuộc cách mạng điện toán dựa trên âm thanh cho phép người dùng nói với các thiết bị của họ. Google Assistant và cả Cortana nay có thể thực hiện những thứ một số ứng dụng trước đây từng làm. Google cách đây không lâu đã biểu diễn một AI không thể phân biệt được với người thật, có khả năng đặt lịch hẹn hay trả lời điện thoại. Trải nghiệm thực hiện được mọi thứ trên thiết bị di động đang dần tiến hóa sang xu hướng ít lệ thuộc hơn vào ứng dụng, khi mà AI ngày càng được tích hợp sâu hơn vào hệ thống và có năng lực mạnh mẽ hơn.
Progressive Web App (PWA), những ứng dụng lai với trang web, cũng đang dần chuyển dịch lĩnh vực điện toán vượt qua những rào cản của nền kinh tế ứng dụng mà Microsoft đã thất bại trong việc tìm kiếm chỗ đứng.
Video đang HOT
Dù công nghệ đang phát triển chậm rãi, không thể chối cãi rằng đang có một sự chuyển dịch trong cách người dùng trải nghiệm việc mọi thứ được hoàn thành trên thiết bị di động của mình. Kết hợp với sự tiến hóa phần cứng vốn biến đổi từ điện thoại sang những chiếc máy tính bỏ túi, những rào cản từng ngăn Microsoft bước chân vào lĩnh vực di động với một nền tảng thứ ba đang dần mất đi. Thiết bị Surface bí ẩn mang tên “Andromeda” của Microsoft không nhất thiết phải được xem là một chiếc điện thoại, khi mà quy luật thói quen sử dụng thiết bị di động nay đã nhất quán hơn với PC.
Liều lĩnh với Andromeda?
Việc Microsoft tập trung vào điện toán ranh giới và dịch vụ stream game mới của hãng (xCloud) tận dụng sức mạnh, khả năng tiếp cận, sự phổ biến và bản chất không lệ thuộc thiết bị của đám mây để thực hiện mọi công việc.
Điện toán đám mây và stream ứng dụng/game (không kể nền tảng) trên ranh giới là nội dung của chiến lược đám mây của Microsoft. Hãng không cần một chiếc smartphone để tận dụng ưu thế của điều đó. Một chiếc máy tính bỏ túi có khả năng hỗ trợ trải nghiệm chung của người dùng về AI, PWA, điện toán đám mây, và tất nhiên là cả các ứng dụng, sẽ là chìa khóa cho vấn đề.
Không có đất sống cho một nền tảng thứ ba vào 8 năm trước. Khi di động ngày nay được xem là “PC bỏ túi”, và AI lẫn PWA đang bắt đầu cho thấy những ưu điểm so với các ứng dụng truyền thống trong việc nâng cao trải nghiệm di động của người dùng, có lẽ chỗ đứng cho một nền tảng di động thứ 3, không phải smartphone, đang dần định hình.
Microsoft nên làm gì
Microsoft nên tránh hoàn toàn mọi mối liên hệ của Surface Andromeda với một chiếc điện thoại (dù cho nó có khả năng nghe gọi đi chăng nữa), và định hình nó như một chiếc Surface PC bỏ túi để sử dụng xCloud và Windows Ink. Nó sẽ nằm trong một danh mục PC riêng, với hệ điều hành Core OS, tập trung vào chơi game và viết vẽ lên màn hình, đồng thời tương thích hoàn toàn với Windows.
Ngoài ra, Microsoft nên hỗ trợ cho các OEM trong việc tạo ra danh mục thiết bị mới này. Microsoft sẽ không làm một chiếc smartphone nào cả, dù bạn muốn điều đó xảy ra. Thời đó qua rồi, đã đến lúc dành cho một thứ tốt hơn. Câu hỏi là liệu Microsoft có thể thực hiện được hay không?
Theo GenK
Đây là cách Microsoft giúp nhân viên của họ suy nghĩ sáng tạo, cùng nhau đưa ra những ý tưởng mới thay đổi thế giới
Năm nào vũng vậy, Microsoft tổ chức cuộc thi Hackathon nội bộ, một sự kiện để cho tất cả những nhân viên của họ có thể biến những ý tưởng thành hiện thực và nâng cao tinh thần sáng tạo.
Năm ngoái, Microsoft Hackathon 2017 đã thu hút hơn 18.000 người đến từ 400 thành phố và 75 quốc gia. Năm nay đã là lần thứ 5 cuộc thi này được tổ chức và nó đã diễn ra vào hồi tháng 7/2018 tại Remond, Mỹ.
Dưới đây là những hình ảnh và câu chuyện thú vị tại Microsoft Hackathon 2018, chúng được ghi nhận bằng góc quan sát khéo léo của phóng viên James Martin đến từ CNET.
Sự kiện được tổ chức ở khuôn viên trụ sở của Microsoft, tại 3 khu lều trại như thế này. Mỗi khu đều được trang bị điều hòa không khí và rộng bằng một sân bóng bầu dục. Microsoft gọi đây là "cuộc thi nội bộ lớn nhất hành tinh".
Cũng có thể gọi sự kiện này là một ngày hội lập trình bởi vì có đến hàng ngàn lập trình viên tụ họp cùng một chỗ. Nhìn đâu đâu cũng chỉ thấy bàn ghế, máy tính và những con người cùng nhau bàn bạc để đưa ý tưởng của họ vào thực tiễn.
Những dự án tham gia nằm ở rất nhiều lĩnh vực, từ nghệ thuật, thiết kế đến xử lý văn bản, các công cụ tài chính và những sản phẩm trợ giúp người khuyết tật.
CEO Microsoft đang phân tích, trao đổi ý tưởng với một nhân viên. Những lúc như thế này, khoảng cách giữa người lãnh đạo và nhân viên bị xóa nhòa, những gì còn lại chỉ là công việc.
Ông Satya Nadella đang lắng nghe một nhóm trình bày về dự án Hình săm Kỹ thuật số.
Cận cảnh một sản phẩm của dự án Hình săm Kỹ thuật số.
Không khí làm việc khá gay cấn vì đây là một cuộc thi. Các nhóm thường tụ lại bên nhau trao đổi ý tưởng theo nhịp độ nhanh và tự do.
Có rất nhiều tấm bảng trắng và màn hình để các nhóm có thể phác họa và thuyết trình những ý tưởng của họ.
Một góc chụp cho thấy quy mô đồ sộ của sự kiện này.
Còn đây là hình vẽ trên áo phông của một nhóm phát triển các sản phẩm hỗ trợ người khuyết tật.
CEO Microsoft dừng lại và nói chuyện với một nhân viên về dự án hỗ trợ những người khuyết tật mà cô đang thực hiện. Có thể dự án đó sẽ giúp ích cho những người phải ngồi xe lăn như cô.
Một nhân viên khiếm khuyết thị giác phải đưa mắt sát vào màn hình để nhìn thấy những dòng code. Nỗ lực làm việc của nhân viên này thật đáng khâm phục!
Hình ảnh lối vào của một trong 3 khu lều trại trong khuôn viên diễn ra sự kiện. Mục tiêu của tất cả những hoạt động đang diễn ra bên trong rất đơn giản: "Lập trình vì một thế giới tốt đẹp hơn".
Một lối vào khác in hình ảnh robot 3D trông khá đẹp.
Đây là ý tưởng của một dự án sử dụng máy chơi game Xbox và bộ điều khiển thế hệ mới để điều trị các vấn đề sức khỏe.
Đồ ăn được cấp miễn phí cho nhân viên để giúp họ nạp năng lượng.
Những dụng cụ hỗ trợ như bút chì, bút mực, bút viết bảng, băng keo, ghim, kéo, bút màu được phát miễn phí.
Nhóm nhân viên này đang cùng nhau hướng về một màn hình để theo dõi thành quả của họ.
Có những nhóm lại muốn làm việc ở ngoài, tận hưởng không khí trong lành.
CEO Microsoft đi vòng quanh để lắng nghe và quan sát những gì mà nhân viên của ông đang làm.
Đây là quà lưu niệm khi tham dự dành cho tất cả mọi người.
Một ví dụ cụ thể của Microsoft trong việc thực hiện mục tiêu đem đến cuộc sống tốt hơn.
Một đội thi cười tươi chụp ảnh lưu niệm trước ống kính của phóng viên James Martin.
Theo Tri Thuc Tre
Doanh thu, lợi nhuận Microsoft cao hơn kỳ vọng nhờ tăng trưởng đám mây Doanh thu và lợi nhuận Microsoft cao hơn dự báo của phố Wall trong quý vừa qua nhờ ngày càng nhiều doanh nghiệp đăng ký sử dụng dịch vụ đám mây Azure và Office 365. Từ khi ông Satya Nadella trở thành CEO năm 2014, cổ phiếu Microsoft đã tăng gấp 3 lần. Công ty chuyển hướng sang xây dựng dịch vụ và...