Tại sao loài lười chậm chạp nhưng không bị tuyệt chủng?
Loài lười tuy di chuyển chậm chạp nhưng sở hữu nhiều đặc điểm thích nghi độc đáo giúp chúng tồn tại và phát triển trong môi trường sống của mình, qua đó tránh khỏi nguy cơ tuyệt chủng.
Năm 2018, các nhà động vật học đã chứng kiến một cảnh tượng nực cười khi quan sát báo sư tử trong tự nhiên. Con báo sư tử phát hiện ra một con lười đang ngủ treo trên cây khi đang tìm kiếm thức ăn. Báo sư tử chỉ mất vài giây đã có thể leo lên được cái cây và cắn vào chân sau của con lười. Kết quả là con lười vẫn ngủ mà không thèm nhìn lại.
Là loài động vật chậm nhất thế giới, con lười có thể nói là có tính “lười biếng” đến cực điểm. Ngay cả khi đối mặt với nguy hiểm, nó vẫn cố gắng hết sức để “chạy” với tốc độ chỉ khoảng 10 mét/phút.
Ngoài việc di chuyển rất chậm, loài lười thậm chí còn không thèm ăn. Chúng ăn những chiếc lá có sẵn trên cây, thậm chí chúng còn không thèm nhai những chiếc lá khi cho vào miệng. nước bọt “tiêu hóa” lá cho đến khi chúng gần như hoàn chỉnh trước khi nuốt.
Lười có tỷ lệ trao đổi chất thấp nhất trong số các động vật có vú không ngủ đông. Điều này giúp chúng tiết kiệm năng lượng, chỉ cần ăn một lượng thức ăn nhỏ mỗi ngày và ngủ tới 20 tiếng. Nhờ vậy, chúng có thể tồn tại trong môi trường khan hiếm thức ăn.
Vậy câu hỏi đặt ra là, là loài động vật ăn cỏ di chuyển chậm chạp, tại sao con lười lại có thể tồn tại cho đến ngày nay?
Trong tự nhiên, các loài có thói quen di cư, và một số loài có phạm vi hoạt động rất rộng. Di cư là một điều rất nguy hiểm, đặc biệt đối với động vật ăn cỏ, vì chúng sống tập trung và dễ bị kẻ săn mồi phát hiện và săn bắt ở khoảng cách xa, theo đó, sự di cư sẽ dẫn đến sự gia tăng đáng kể tỷ lệ tử vong của động vật. Ví dụ, ít nhất 10-20% số chim én chết trong quá trình di cư hàng năm của chúng, nhưng loài lười thì khác. Chúng chỉ phân bố ở Nam Mỹ, loài này không bao giờ rời khỏi rừng nhiệt đới trong đời, điều này tránh được những thiệt hại do di cư gây ra.
Video đang HOT
Thứ hai, nếu một con vật có phạm vi hoạt động rộng thì nguy cơ bị phát hiện cũng cao, nhưng con lười thì khác, chúng sẽ chỉ sống sót trên một vài cây gần đó trong suốt cuộc đời. Vì vậy, nơi ở yên bình của loài lười chính là “vũ khí thần kỳ” giúp chúng có thể sống sót cho đến ngày nay.
Dạ dày của lười có cấu tạo đặc biệt với bốn ngăn, giúp tiêu hóa thức ăn hiệu quả, hấp thu tối đa chất dinh dưỡng. Quá trình tiêu hóa của chúng cũng diễn ra chậm rãi, giúp tiết kiệm năng lượng.
Về cơ bản, con lười dành cả đời trên cây, ngoại trừ việc đi vệ sinh một vài tuần một lần, con lười hầu như không bao giờ rời khỏi cây. Những cái cây mà con lười sống không phải là những cây bình thường mà là những cây lớn, cao hơn mười mét và chúng thường được tìm thấy ở gần ngọn cây. Thói quen sinh tồn này giúp chúng tránh được hầu hết các loài săn mồi trên mặt đất.
Lười có bộ lông màu xanh lục giúp chúng hòa mình vào tán cây, trở nên khó phát hiện đối với kẻ săn mồi.
Là động vật ăn cỏ, đặc biệt là loài sống một mình, những con lười luôn biết cách ẩn mình để sinh tồn tốt hơn. Vì lười sống trong các khu rừng mưa nhiệt đới ẩm, nóng và hiếm khi di chuyển nên một số loài tảo và bướm đêm có khả năng bám và sinh sôi trên cơ thể chúng.
Tảo xanh bao phủ cơ thể con lười, giúp nó ngụy trang tốt. Ngoài ra, chúng thường bất động nên có thể hòa trộn hoàn hảo với vỏ và lá trên cây, khiến kẻ săn mồi khó phát hiện ra.
Trên thực tế, mối quan hệ giữa tảo và con lười là mối quan hệ công sinh, cả hai bên đều có lợi, bởi vì chính tảo xanh trên con lười đã gây khó khăn cho những kẻ săn mồi trong việc tìm thấy con lười và những xác chết của bướm trên con lười lại cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết để tảo xanh có thể tồn tại.
Lười có chu kỳ sinh sản tương đối dài và chỉ sinh một con mỗi lứa. Tuy nhiên, con non lười có khả năng tự lập sớm và có thể đi kiếm ăn cùng mẹ sau vài tuần.
Con lười thích sống trên cây cao nên nếu muốn săn con lười, những kẻ săn mồi phải trèo cây hoặc bay. Điều này khiến nhiều kẻ săn mồi trên cạn nản lòng. Việc trèo cây tiêu tốn nhiều năng lượng hơn là chạy, và thân cây trơn trượt có thể khiến chúng vô tình rơi xuống đất. Tất nhiên, báo đốm và báo sư tử đều là những chuyên gia leo cây, vì vậy có lý do để chúng săn những con lười.
Nhưng một con lười trưởng thành chỉ nặng khoảng 5kg, nếu bỏ đi lượng lông và xương dày thì phần thịt còn lại chỉ còn 1-2kg. Miếng “thịt nhỏ” này rõ ràng không thể là mục tiêu săn mồi lý tưởng, vì vậy, con lười chỉ là mục tiêu để báo sư tử và báo săn khi chúng nhìn thấy và đang rất đói chứ không phải là con mồi chính của chúng.
Lười sống trong môi trường rừng mưa, nơi có ít loài động vật cạnh tranh thức ăn với chúng.Ngoài ra, một số nghiên cứu gần đây cho thấy rằng tốc độ trao đổi chất thấp có thể là một yếu tố quan trọng giúp các loài động vật sống sót trong thời gian dài. Do đó, lười di chuyển chậm có thể là một lợi thế tiến hóa giúp chúng thích nghi với môi trường sống và tránh khỏi nguy cơ tuyệt chủng.
Mặc dù con lười di chuyển chậm nhưng nó cũng có khả năng phòng thủ nhất định, đó là những móng vuốt dài nhọn ở chi trước của con lười có thể dài tới 10 cm. Khi gặp kẻ thù tự nhiên, chúng sẽ vẫy móng vuốt theo kiểu “chuyển động chậm” để chống trả. Mặc dù chuyển động chậm này không dễ thấy nhưng ngay cả một vết xước bằng một móng vuốt cũng sẽ gây thương tích.
Mặc dù loài lười nổi tiếng là chậm chạp và ăn cỏ, nhưng chúng thực sự có những quy tắc sinh tồn riêng – không chỉ phụ thuộc vào môi trường sống trên cây cao mà còn phụ thuộc vào khả năng ngụy trang, ít thịt hơn các loài khác, v.v.
Vì vậy, nếu không có sự tàn phá rừng nhiệt đới do con người gây ra thì những con lười ngày nay vẫn sẽ là loài ít được quan tâm nhất.
Khoảnh khắc gây sốc 2.500 hải cẩu chết dạt vào bờ biển
Video ghi lại khung cảnh xác của khoảng 2.500 hải cẩu dạt vào bờ biển Caspian, Nga gây xôn xao mạng xã hội. Hải cẩu Caspi là loài động vật có vú sinh sống ở vùng biển Caspi, xếp vào danh sách đỏ có nguy cơ tuyệt chủng của Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế IUCN kể từ năm 2008.
Bộ tài nguyên Dagestan cho biết những con hải cẩu chết vì các yếu tố tự nhiên, đồng thời đưa ra cảnh báo rằng số lượng hải cẩu chết có thể còn cao hơn nhiều.
Đánh giá dựa trên vẻ ngoài của những cái xác dạt bờ, hải cẩu đã chết khoảng 2 tuần. Các thanh tra vẫn đang tuần tra dọc bờ biển để tìm kiếm thêm những con hải cẩu chết. Trong khi đó, các chuyên gia từ trung tâm môi trường Caspian đang phân tích mẫu từ những xác hải cẩu để tìm kiếm nguyên nhân cái chết.
Cơ quan bảo tồn hải cẩu Caspian cho biết cái chết hàng loạt xảy ra sau khi người dân địa phương phát hiện xác của hơn 140 con hải cẩu Caspian trên bãi biển Kazakh, Caspian vào đầu năm nay.
Zaur Gapizov, người đứng đầu Trung tâm môi trường Caspian, cho biết những con hải cẩu này đã chết vài tuần trước, không có dấu hiệu cho thấy chúng bị giết hay mắc vào lưới đánh cá.
Các chuyên gia kiểm tra đường bờ biển và thu thập dữ liệu cho nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, nhưng không phát hiện ngay bất kỳ chất gây ô nhiễm nào.
Biển Caspi là vùng biển nội hải lớn nhất thế giới, có 5 nước bao quanh là Nga, Kazakhstan, Azerbaijan, Iran và Turkmenistan. Hải cẩu và động vật đặc hữu như cá tầm beluga, biển Caspi còn có trữ lượng tài nguyên khổng lồ.
Theo IUCN, quần thể hải cẩu Caspian đã bị săn bắt quá mức, suy thoái môi trường sống và biến đổi khí hậu. Sau vụ việc này, Bộ tài nguyên Dagestan cho biết tổng số lượng hải cẩu Caspi trong khu vực vẫn ổn định, dao động từ 270.000 đến 300.000 con.
Hải cẩu Caspi chủ yếu ăn cá, thường đạt chiều dài hơn 1,6 mét, nặng tới 100 kg, thường không có kẻ thù tự nhiên khi trưởng thành.
Cái chết hàng loạt của hải cẩu không rõ nguyên nhân đã từng xảy ra trước đây. Đã xảy ra ít nhất 3 vụ việc tương tự trong năm nay tại quốc gia có đường bờ biển Caspi dài là Kazakhstan.
Khám phá loài động vật ăn cỏ lớn nhất đại dương Lợn biển loài động vật có vú với thân hình to lớn sống trong nước biển. Chúng có đa dạng loài sống ở các vùng biển khác nhau. Theo nhiều nghiên cứu, lợn biển tuy di chuyển chậm chạp và khá lười biếng, xong chúng được đánh giá là rất thông minh, thậm chí trí thông minh của chúng không hề kém cạnh...