Tại sao loài động vật được mệnh danh là ‘ác quỷ’ này lại được Úc coi nó là báu vật quốc gia?
Thổ dân Úc là những người đầu tiên phát hiện ra quỷ Tasmania, chúng là một loài động vật bí ẩn và rất ít khi xuất hiện trước mặt con người,
Ở Úc, nơi đất rộng người thưa, có một loài động vật được gọi là “quỷ Tasmania”. Loài động vật này hiện chỉ còn phân bố với số lượng nhỏ ở Tasmania, và chúng cũng là loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng rất cao, bởi vậy Úc luôn coi loài vật này là bảo vật quốc gia của mình.
Quỷ Tasmania có thân hình nhỏ nhắn và tròn trịa, có bộ lông đen bóng, mắt nhỏ và miệng to, những mô tả này khiến chúng trở thành một nhóm động vật nhỏ không có gì nổi bật, nhưng trên thực tế chúng lại được mệnh danh là “ác quỷ” trong thế giới động vật.
Hàng trăm năm trước, thực dân châu Âu tràn vào Úc với số lượng lớn, và quỷ Tasmania bị săn lùng gay gắt đến mức chúng bị đẩy đến bờ vực tuyệt chủng.
Giờ đây, các nhà khoa học đang thực hiện nhiều nỗ lực khác nhau để bảo vệ quỷ Tasmania, nhưng không ai có thể đoán trước được khi nào quỷ Tasmania sẽ tuyệt chủng.
Trên thực tế, quỷ Tasmania có tính tình rất hung dữ, nó sẽ tấn công và cắn xé con mồi thậm chí là đồng loại của mình một cách không thương tiếc nếu cần.
Miệng của nó có thể mở ra và đóng lại ở góc 180 độ, chúng cũng có thể dễ dàng giết chết con mồi nặng gấp 6 lần trọng lượng của chính mình.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng trong số các loài động vật có cùng kích thước thì quỷ Tasmania là loài có lực cắn mạnh nhất, nếu quỷ Tasmania có cùng kích thước với sư tử hoặc hổ thì lực cắn của nó sẽ gấp khoảng ba lần so với sư tử hoặc hổ.
Hàng trăm năm trước, thổ dân Úc lần đầu tiên phát hiện ra quỷ Tasmania, nhưng quỷ Tasmania rất ít khi xuất hiện trước mặt con người, vậy cái tên quỷ Tasmania có nguồn gốc như thế nào?
Điều này là do quỷ Tasmania là loài sống về đêm, chúng thường phát ra những tiếng hú đáng sợ khi săn mồi vào đêm khuya. Tiếng hú của chúng đặc biệt đáng sợ khi nghe trong đêm khuya.
Ngoài ra, quỷ Tasmania có lực cắn rất mạnh, có thể dễ dàng cắn đứt thanh sắt bằng những ngón tay, thậm chí có thể cắn nát cả những chiếc bẫy thú cứng. Loài động vật này còn phát ra mùi hôi thối và thường nuốt chửng xác chết, vì vậy thổ dân địa phương tin rằng quỷ Tasmania là ác quỷ đến từ địa ngục.
Quỷ Tasmania có cơ thể dài chưa đến một mét nhưng rất khỏe và mạnh mẽ, ngoại trừ phần lông trắng ở cổ họng và đuôi, các bộ phận khác của bộ lông đều có màu đen bóng.
Quỷ Tasmania ăn rất nhiều, chúng có thể ăn hết lượng thức ăn bằng 1/2 trọng lượng cơ thể của chính mình. Chúng là một loài không kén chọn thức ăn, con mồi của chúng có thể là rắn độc, thằn lằn, chuột túi, gấu túi, thỏ rừng và đôi khi chúng còn ăn cả rác và lốp xe khi không thể tìm được thức ăn.
Quỷ Tasmania cũng rất đáng sợ khi ăn mồi, chúng sẽ ưỡn lưng đẩy về phía trước như một chiếc xe nâng nhỏ, sau mỗi bữa ăn, chúng sẽ không để lại bất kỳ dấu về gì kể cả xương. Chúng dùng lực cắn rất mạnh để nhai và nuốt chửng xương, chỉ trong vài phút, một vài con quỷ Tasmania có thể ăn hết một con kangaroo lớn.
Khắp người quỷ Tasmania đều có mùi hôi thối, đó là bởi vì khi gặp phải kẻ thù, chúng sẽ tiết ra nước bọt hôi từ miệng, bởi vậy có rất ít người có ấn tượng tốt về chúng.
Nhưng quỷ Tasmania cũng không phải là kẻ lười biếng không chú ý vệ sinh, thậm chí còn có chút sạch sẽ. Sau khi kiếm ăn xong, quỷ Tasmania sẽ tìm một cái ao để tắm rửa sạch sẽ, cẩn thận dùng móng vuốt cọ rửa má và tai giống như một con mèo, chúng sẽ kiên nhẫn chải sạch máu trên lông trước khi chui vào hang để nghỉ ngơi.
Quỷ Tasmania là loài thú có túi bản địa của Australia, và con cái cũng nuôi con non trong túi. Phần sau cổ của quỷ Tasmania cái khi động dục sẽ nhanh chóng sưng lên những khối u cứng, đỏ và to, đồng thời bốc ra mùi khó chịu, mùi phát ra càng khó chịu thì càng dễ thu hút được nhiều con đực.
Để tranh giành quyền giao phối, những con đực thường gào rú và đánh nhau. Kiểu chiến đấu này thường có kết cục rất bi thảm. Chúng sẽ đặc biệt tấn công vào mặt, cổ họng và các bộ phận chết người của đối thủ.
Trong khi đó, những con cái sẽ đứng nhìn cuộc chiến giữa các con đực cho đến giây phút cuối cùng của trận chiến. Khi “hẹn hò” xong, quỷ Tasmania cái sẽ tìm đủ mọi cách để chạy ra khỏi hang, trong khi đó, con đực sẽ ra sức để kéo vào giữ con cái ở lại.
Điều này là do quỷ Tasmania cái có tính cả thèm chóng chán, nếu quỷ Tasmania đực buông lỏng cảnh giác, đàn con trong bụng của con quỷ Tasmania cái có thể sẽ có một vài người cha khác.
Bảy ngày sau khi “hẹn hò”, khối u trên cổ của quỷ Tasmania cái dần dần biến mất, thời kỳ động dục cũng theo đó mà kết thúc. Lúc này con đực sẽ để cho con cái đi lại tự do và làm những điều nó thích.
Sau khi quỷ Tasmania cái mang thai, bụng của nó trở nên lớn hơn và cử động của nó cũng chậm chạp hơn. Một khi những kẻ thù tự nhiên như chó dingo hay chim săn mồi tấn công nó, quỷ Tasmania cái sẽ chết ngay lập tức.
Vì vậy, quỷ Tasmania đực sẽ trở thành vệ sĩ cho con cái, chúng luôn chờ đợi bên cạnh và tìm kiếm thức ăn cho con cái.Thời gian mang thai của quỷ Tasmania cái chỉ kéo dài một tháng ngắn ngủi, mỗi lần nó có thể sinh khoảng 20 con non, nhưng không phải tất cả những con non này đều sống sót.
Những con quỷ Tasmania nhỏ trong túi của mẹ sẽ không ngừng cạnh tranh nhau, chúng sẽ xô đẩy, đánh nhau nhau và tranh giành cơ hội được ăn sữa. Theo đó, một số con quỷ Tasmania non nhỏ và yếu hơn sẽ chết đói vì không được ăn sữa.
Quỷ Tasmania nhỏ sẽ sống trong túi khoảng 100 ngày, nhưng thời kỳ cho con bú của quỷ Tasmania cái kéo dài tới 8 tháng, trong thời kỳ này quỷ Tasmania cái phải kéo cả đàn con đi kiếm ăn.
Khi những con quỷ Tasmania non bắt đầu sống độc lập, khả năng sinh tồn và sức đề kháng của chúng cũng sẽ trở nên rất mạnh mẽ, cho dù chúng có săn mồi là rắn độc, thằn lằn hay ăn xác thối thì chúng cũng không bị mắc bệnh.
Cách vi sinh vật có thể tồn tại trong môi trường axit sôi sùng sục
Suối lưu huỳnh của Công viên Yellowstone ở Mỹ bề ngoài hoàn toàn không thể ở được, nhưng vẫn có những vi sinh vật sống sót trong vùng nước nóng và có nồng độ axit rất cao.
Các nhà khoa học đã khám phá ra bí mật giúp chúng có thể làm được điều này.
Có một số suối nước nóng địa nhiệt ở Vườn quốc gia Yellowstone, trên thực tế, nước trong đó gần như có thể coi là axit sôi. Con người trong điều kiện như vậy sẽ không tồn tại được lâu.
Năm 2021, nhiều người đã bị sốc trước thông tin về một du khách bất cẩn rơi vào nguồn axit. Anh sau đó đã chết vì bỏng và thân thể đã bị tan rã chỉ sau một đêm.
Tuy nhiên, có những vi sinh vật đang tồn tại và thậm chí phát triển mạnh trong môi trường này. Để hiểu cách chúng làm điều này, một nhóm nghiên cứu quốc tế đã nghiên cứu một loài vi khuẩn cổ ưa axit có tên là Sulfolobus acidocaldarius.
Vi sinh vật này là nhà vô địch thực sự về khả năng sống còn trong môi trường khắc nghiệt. Chúng cho thấy có khả năng sinh tồn mạnh mẽ nhất ở nhiệt độ 80 độ C và môi trường có tính axit rất cao. Hơn nữa, bằng cách oxy hóa lưu huỳnh, Sulfolobus acidocaldarius tự tạo ra axit sulfuric tinh khiết để chúng có thể sống trong đó.
Sử dụng kính hiển vi điện tử nghiệm lạnh (cryo-electron microscopy), các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu các tế bào bí ẩn và tìm thấy trong thành phần của chúng một loại protein chưa từng được biết đến trước đây, hình thành nên các cấu trúc giống như sợi tóc cực kỳ chắc chắn.
Các nhà khoa học đã phân lập protein này từ các tế bào, đông lạnh nó ở nhiệt độ rất thấp và hiển thị nó bằng kính hiển vi điện tử truyền qua (transmission electron microscopy, viết tắt: TEM). Điều này cho phép tạo ra hình ảnh ba chiều chi tiết của protein với độ phân giải nguyên tử.
Hóa ra cấu trúc giống như sợi tóc này bao gồm các đoạn riêng biệt, có hình dạng giống nòng nọc, trong đó "đuôi" của một đoạn được lồng vào "đầu" của đoạn tiếp theo.
Nhờ những "sợi tóc" này, các tế bào vi khuẩn cổ riêng lẻ được kết hợp thành một màng sinh học bền vững, cho phép chúng duy trì sự tiếp xúc giữa các tế bào, trao đổi vật liệu di truyền và tiếp tục axit hóa môi trường để ngăn chặn các yếu tố bất lợi có thể xảy ra.
Dữ liệu mới không chỉ giúp hiểu rõ hơn về cách các sinh vật nhỏ bé tồn tại trong môi trường khắc nghiệt, mà còn có thể giúp phát triển các vật liệu nano bền nhưng có khả năng phân hủy sinh học.
Nghiên cứu mới này đã được công bố trên tạp chí khoa học Nature Communications - tạp chí được xếp hạng là một trong các chuyên san khoa học uy tín hàng đầu thế giới.
Chú chim "chạy marathon" trên trời trong 11 ngày liên tục, bay hơn 13.500km Hàng năm, các nhà khoa học ở vùng Alaska (Mỹ) lắp đặt thiết bị theo dõi vệ tinh lên một số loài chim để quan sát và nghiên cứu về sự di cư của chúng. Trong số dữ liệu của năm nay, có một thông tin gây bất ngờ: Chú chim choắt mỏ thẳng đuôi vằn lập kỷ lục Guinness Thế giới nhờ...