Tại Sao Lại Có Kinh Nguyệt?
Ngày đèn đỏ đến mỗi tháng nhưng nhiều bạn nữ không biết tại sao lại có kinh nguyệt. Vậy tại sao con gái có kinh nguyệt? Cùng tìm hiểu nhé!
Tại sao lại có kinh nguyệt?
Kinh nguyệt là hiện tượng bong lớp niêm mạc tử cung có chu kỳ do sự tụt giảm đột ngột của estrogen hoặc estrogen & progesterone có tính chất lặp lại.
Vậy tại sao lại có kinh nguyệt? Khi con gái bắt đầu tuổi dậy thì, não bộ phát ra những tín hiệu để cơ thể sản xuất hormone, trong đó có hormone chuẩn bị cho việc thụ thai. Hormone này làm cho lớp niêm mạc tử cung dày hơn. Tiếp đó, một trong hai buồng trứng sẽ phóng thích trứng (rụng trứng). Sau khi rụng, trứng sẽ di chuyển về phía tử cung để làm tổ. Nếu trứng không được thụ tinh với tinh trùng thì lớp niêm mạc của tử cung sẽ bong ra và chảy ra bên ngoài qua âm đạo. Đó chính là máu kinh nguyệt. Sở dĩ kinh nguyệt xuất hiện đều đặn hàng tháng là do hệ thống nội tiết sinh sản này phối hợp hoạt động nhịp nhàng, bao gồm buồng trứng, tuyến yên, vùng dưới đồi. Thật đơn giản đúng không? Kotex hi vọng rằng bạn đã tìm được lời đáp cho câu hỏi “ Tại sao có kinh nguyệt” hay “ Tại sao con gái lại có kinh nguyệt?”.
Hiện tượng kinh nguyệt chỉ xảy ra khi người phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản, bắt đầu từ thời kì dậy thì và kết thúc vào tuổi mãn kinh. Thông thường, bạn gái từ 15 tuổi sẽ có kinh nguyệt. Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại với chế độ dinh dưỡng, thói quen sống thay đổi có tác động rất lớn đến sự phát triển hormone của trẻ, nên một số bé gái từ 11-12 tuổi đã bắt đầu có kinh nguyệt, điều này hoàn toàn bình thường.
Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày bắt đầu của kỳ hành kinh này đến ngày bắt đầu của kỳ hành kinh kế tiếp. Chu kỳ này thường kéo dài từ 21-35 ngày và bạn gái sẽ hành kinh trong vòng 3-7 ngày. Lượng máu mất đi sau mỗi kỳ hành kinh là từ 50-150 ml.
Chuẩn bị gì cho kỳ kinh nguyệt đầu tiên?
Ngay từ chu kì kinh nguyệt đầu tiên, bạn gái hãy đánh dấu ngày đầu tiên chảy máu và cả những ngày tiếp theo để dễ dàng dự đoán thời điểm hành kinh vào tháng tiếp theo. Hiện nay cũng có rất nhiều ứng dụng giúp bạn theo dõi chu kì kinh nguyệt đó!
Trong kỳ kinh nguyệt đầu tiên, hẳn sẽ có những triệu chứng bất thường làm bạn bối rối và thậm chí là khó chịu. Nhưng yên tâm đi, bạn sẽ dần quen với người bạn “đỏng đảnh” này. Hãy giữ tâm lý thật thoải mái, kết hợp vận động và tập thể dục nhẹ nhàng, bổ sung nhiều hoa quả và rau xanh nhé. Tuyệt đối nói không với cafein và các chất kích thích như rượu, bia… để kỳ hành kinh được suôn sẻ nha!
Video đang HOT
Ngoài việc chuẩn bị kiến thức và tâm lý thoải mái, bạn gái chúng mình nhớ chú ý tìm hiểu và chọn loại băng vệ sinh phù hợp.
Theo Girlspace
Vì sao bạn có kinh nguyệt 2 lần trong 1 tháng?
Hiện tượng có kinh nguyệt 2 lần trong 1 tháng có thể là một dấu hiệu bất thường cảnh báo sức khỏe của bạn đang có nguy cơ mắc bệnh đấy!
Theo các chuyên gia, một chu kỳ trung bình sẽ xảy ra sau mỗi 21-35 ngày và kéo dài trong 2-7 ngày. Nếu thời gian giữa các chu kỳ ngắn lại, sẽ đồng nghĩa với việc nhiều chu kỳ diễn ra nhiều hơn. Khoảng 40-60% phụ nữ sẽ trải nghiệm những chu kỳ kinh nguyệt bất thường này ít nhất một lần trong đời.
Hầu hết phụ nữ đều nắm rõ chu kỳ của mình, do đó không khó để bạn nhận ra nếu có bất kỳ sự thay đổi nào. Trong phần lớn các trường hợp bất thường, nguyên nhân gây ra thường lành tính nên không có gì cần phải lo lắng cả. Tuy nhiên, quá trình bắt đầu và kết thúc chu kỳ thường làm hao tổn khá nhiều sức lực khiến cho nhiều phụ nữ lo lắng cơ quan sinh dục của mình đang có vấn đề.
Những chu kỳ bất thường sẽ phản ánh lên nhiều vấn đề khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe và di truyền từ gia đình. Khi thường xuyên bị và lặp lại chu kỳ quá nhiều, bạn nên đến khám phụ khoa ngay để được nhận sự chẩn đoán và điều trị phù hợp nhất. Bạn sẽ được kiểm tra xương chậu, âm đạo và cổ tử cung kèm theo siêu âm xương chậu.
Để phòng ngừa các căn bệnh phụ khoa, nếu bạn có kinh nguyệt 2 lần trong 1 tháng thì hãy kiểm tra xem mình có thuộc các trường hợp sau đây không nhé:
1. Bạn quên dùng thuốc tránh thai
Việc quên dùng thuốc tránh thai, cả dạng uống và tiêm đều gây tình trạng ra máu bất thường. Mỗi khi bạn không thực hiện phòng tránh thai đúng cách, máu sẽ chảy vì lượng hormone bị thu lại đột ngột.
Nếu bạn dùng thuốc tránh thai đúng theo hướng dẫn, lượng máu chảy sẽ giảm dần. Hãy đảm bảo rằng bạn có thêm phương án dự phòng để tránh thai trước khi chu kỳ mới diễn ra.
2. Cơ thể bạn đang chuẩn bị làm mẹ
Theo kiến thức thông thường mà chúng ta biết, mang thai đồng nghĩa với việc lỡ đi một vài chu kỳ kinh nguyệt. Thế nhưng, một số phụ nữ lại có kinh nhiều lần hơn khi họ mang thai. Hiện tượng chảy máu âm đạo khi mang thai khá phổ biến, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vì thế, bạn có thể dùng que thử để dễ dàng xác nhận xem đây có phải nguyên nhân gây ra kinh nguyệt 2 lần trong 1 tháng hay không.
Ngoài ra, có một số nguyên nhân khác sẽ gây ra tình trạng này, như tập thể dục hay làm tình quá mức. Bạn cũng có nguy cơ mắc chứng polyp - những thương tổn lành tính phát triển bên trong tử cung hoặc cổ tử cung, liên quan hoặc nằm gần mạch máu - có thể khiến cơ thể chảy máu tự phát.
3. Bạn có nguy cơ bị polyp hoặc u xơ
Các vấn đề về tử cung như polyp hay u xơ lành tính đều xuất hiện khá nhiều và thường liên quan đến hormone. Polyp tử cung sẽ gây chảy máu giữa các chu kỳ đặc biệt là lúc chúng bị chạm vào như khi đang quan hệ. U xơ có thể gây ra đau đớn, đau lưng, trướng bụng, thiếu máu, đau khi quan hệ và chảy máu tự phát vì dấu hiệu này không liên quan đến chu kỳ kinh.
Bạn nên đến phòng khám phụ khoa để được siêu âm, truyền nước biển, sinh thiết tử cung hoặc khám tử ngoại (dùng kính viễn vọng soi tử cung). Bác sĩ sẽ chữa trị để loại bỏ u đã phát triển nếu không còn nguyên nhân nào khác khiến bạn có kinh nguyệt 2 lần trong 1 tháng.
4. Bạn bị viêm âm đạo hoặc cổ tử cung
Viêm âm đạo hoặc viêm cổ tử cung sẽ gây ra rất nhiều vấn đề khó chịu cho người bệnh. Một trong số đó chính là khiến bạn có kinh nguyệt 2 lần trong 1 tháng.
Viêm nhiễm ở cổ tử cung kèm theo vi khuẩn, trùng roi âm đạo có thể gây ra máu bất thường. Do đó, bạn cần trị viêm ngay lập tức nếu không nguy cơ mắc HIV và các bệnh lây qua đường tình dục khác sẽ tăng lên rất nhiều.
5. Bạn gặp vấn đề ở tuyến giáp
Tuyến giáp ít hoạt động hay hoạt động quá mức đều khiến kinh nguyệt không đều. Tuyến giáp được điều chỉnh bởi hormone sản sinh, tại khu vực tuyến yên và vùng dưới đồi của não, chung với các hormone kiểm soát kinh nguyệt và sự rụng trứng. Nếu một cái ngừng hoạt động, những cái khác có thể bị ảnh hưởng. Tình trạng này được chẩn đoán nhờ xét nghiệm máu và thường dùng thuốc để chữa trị.
6. Bạn bị hội chứng buồng trứng đa nang
Hội chứng buồng trứng đa nang là tình trạng mất cân bằng nội tiết tố, ảnh hưởng khoảng 8-20% phụ nữ. Đây là kết quả của việc ít hoặc không rụng trứng, dẫn đến lượng estrogen, progesterone, testosterone mất cân bằng. Và việc có kinh nguyệt 2 lần trong 1 tháng cũng là triệu chứng của tình trạng này.
Những triệu chứng phổ biến khác bao gồm nổi mụn, khó duy trì cân nặng, mọc lông ở các vùng đặc trưng của nam giới như ria mép, cằm và gặp vấn đề về khả năng sinh sản. Nếu bạn nghĩ mình đang bị hội chứng này, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nhất.
7. Bạn có tế bào ung thư hoặc tiền ung thư
Nếu xuất hiện ở tử cung hoặc cổ tử cung, các tế bào ung thư và tiền ung thư đều gây có thể gây ra kinh nguyệt 2 lần trong 1 tháng. Một nghiên cứu khác cho thấy, kinh nguyệt bất thường có khả năng dẫn đến ung thư buồng trứng, do đó bạn nên đến gặp bác sĩ để được khám và phát hiện càng sớm càng tốt. Siêu âm, sinh thiết tử cung và phết tế bào cổ tử cung có thể hỗ trợ chẩn đoán trường hợp này.
Việc nhanh chóng phát hiện nguyên nhân khiến bạn có kinh nguyệt 2 lần trong 1 tháng sẽ giúp bạn phòng ngừa thêm những căn bệnh khác nữa. Vì vậy, hãy kiểm tra ngay dấu hiệu trên cơ thể và đến gặp các bác sĩ phụ khoa để được hỗ trợ chẩn đoán và điều trị tốt nhất nhé!
Theo Hellobacsi
Dấu hiệu bất thường của chu kỳ kinh nguyệt Nguyên nhân của kinh nguyệt tháng nhiều, tháng ít có thể do bạn bị rối loạn sức khỏe và tinh thần, áp lực căng thẳng hoặc do mắc một số căn bệnh phụ khoa... Nhiều chị em băn khoăn về lượng kinh của mình. Qua theo dõi và thăm khám lâm sàng, các bác sĩ sản phụ khoa đã đưa ra kết luận:...