Tại sao lại bị chuột rút?
Chuột rút là hiện tượng khá thường gặp, nguyên nhân là do sự co chặt cơ liên tục, ngoài ý muốn (chủ yếu ở các cơ thuộc hai chi dưới).
Thưa bác sĩ tôi thường rất hay bị chuột rút bắp chân vào ban đêm. Điều này khiến tôi đau đớn và rất khó chịu. Vậy xin cho hỏi nguyên nhân của chứng chuột rút trên là do đâu? Và rất mong bác sĩ chỉ giúp tôi cách khắc phục trong trường hợp này.
Trả lời:
Chuột rút là hiện tượng khá thường gặp, nguyên nhân là do sự co chặt cơ liên tục, ngoài ý muốn (chủ yếu ở các cơ thuộc hai chi dưới). Đây là một bệnh hay gặp ở nam giới. Khi bị chuột rút bạn thường có cảm giác bị đau đớn, thậm chí là rất đau và không có khả năng cử động cơ đó nữa (trong chốc lát). Chuột rút ở chân thường xảy ra ở phía sau của bắp chân dưới, và hiện tượng này xảy ra đa phần là khi bạn đang ngủ hay khi bạn mới thức giấc.
Nguyên nhân về chứng chuột rút ở cẳng chân thì chưa thể kết luận một cách chính xác. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng nguyên nhân có thể là do xảy ra những yếu tố bất thường trong quá trình điện phân (quá trình điện phân cần có sự tham gia của các nguyên tố hóa học hay những dạng vật chất của hóa học trong cơ thể bạn).
Hầu hết mỗi người trong chúng ta đều đã trải qua cảm giác khi bị chuột rút, nhưng hiện tượng này sẽ phổ biến hơn nhiều đối với những người già cao tuổi. Những nguyên nhân phổ biến gây nên chứng chuột rút thường là:
- Sự căng cơ quá mức.
- Do ngồi lâu không vận động.
- Do sự khử nước.
- Khi mang thai.
- Tiểu đường.
- Sự sụt giảm hàm lượng kali trong cơ thể.
Video đang HOT
- Do việc dùng thuốc, như các loại thuốc albuterol, niacin, thuốc lợi tiểu, thuốc trị chứng tâm thần.
- Do việc sử dụng đồ uống có cồn.
- Rối loạn chức năng thần kinh thực vật.
- Cơ bắp phải làm việc nhiều.
Người bị chuột rút thường cảm thấy rất đau đớn và khó chịu
Cách khắc phục: Để khắc phục chứng chuột rút bạn có thể thực hiện theo những cách dưới đây.
– Đi bộ nhẹ nhàng bằng chân bị chuột rút.
- Mát xơ vùng chân và cơ.
- Áp dụng các bài tập kéo căng cơ đối với đôi chân.
- Chườm đá lạnh lên vùng bị chuột rút.
- Tắm nước nóng.
Phòng ngừa: Để chứng chuột rút không làm phiền bạn, ngay từ bây giờ hãy tuân thủ theo những nguyên tắc dưới đây.
- Uống đủ lượng nước cơ thể cần mỗi ngày, khoảng từ 6 đến 8 cốc.
- Nên tạo thói quen tập thể dục cho đôi chân trước mỗi khi đi ngủ.
- Nên điều chỉnh hài hòa lượng kali thu nạp vào trong cơ thể.
- Tập thể dục thường xuyên và khởi động kỹ trước khi tập luyện.
Cảnh báo: nếu bạn thường xuyên bị chuột rút vào ban đêm trong khoảng thời gian dài, bạn nên tới gặp bác sĩ để tìm cách điều trị. Có nhiều biện pháp để ứng phó với chứng chuột rút nhưng hiệu quả và thường dùng nhất đó là cách điều trị có sử dụng vitamin B12 và Gabapentin.
(Theo Bacsi.com)
Stress hay bệnh tim?
Tôi 26 tuổi. Trong một tháng gần đây, tôi hay có biểu hiện khó thở, cảm giác tim đập nhanh và giống như bị đè rất khó chịu, đôi khi đau nhói nơi vùng tim. Xin hỏi bác sĩ có phải tôi bị stress hay là biểu hiện bệnh lý của tim?
- Trả lời:
Các triệu chứng bạn kể có thể do một số bệnh lý khác nhau gây ra, và đây không phải là biểu hiện của stress (biểu hiện của stress thường dễ nhận biết nhất là mệt mỏi, người bệnh sẽ cảm thấy suy kiệt về tinh thần và thể xác, mất khả năng tự đánh giá mình và thường xuyên cáu giận...) nhưng có thể là hậu quả của stress.
Các triệu chứng trên cũng có thể có trong một số bệnh lý của hệ tim mạch hoặc cũng có thể gặp ở bệnh lý rối loạn thần kinh thực vật.
1/ Bệnh lý tim mạch: Bạn nên đi khám bác sĩ để được cho làm một số xét nghiệm cần thiết giúp chẩn đoán bệnh. Nếu tất cả mọi xét nghiệm về tim đều bình thường, có lẽ bạn chỉ bị rối loạn thần kinh thực vật.
2/ Rối loạn thần kinh thực vật thường xảy ra ở những người có tâm lý hay lo lắng nhất là phụ nữ trẻ. Bệnh nhân thường có các triệu chứng sau:
- Dễ bị làm hết hồn do các sự kiện xảy ra cho người khác (bị tai nạn, gây lộn với nhau to tiếng, đánh lộn...).
- Mỗi lần có chuyện gì lo lắng thấy tim hồi hộp, cảm giác nghẹt thở, nhói vùng tim và thượng vị, xót ruột...
- Đôi khi hay đổ mồ hôi tay, tê tay...
Nếu không điều trị, lâu ngày người bệnh sẽ dễ bị đau bao tử, ăn uống kém, mệt mỏi và như vậy người bệnh lại càng thêm lo lắng, cứ như vậy không làm sao cắt được các chuỗi triệu chứng trên.
Để điều trị bệnh này cần lưu ý:
1/ Người bệnh phải nghĩ rằng đây không phải là một bệnh nguy hiểm và đừng quá lo lắng.
2/ Bản thân người bệnh phải xác nhận đây là một bệnh tâm lý vì vậy phải chữa bằng tâm lý: mỗi khi có chuyện lo âu nên tâm sự với người thân để cùng giải quyết, đừng ôm lấy một mình.
3/ Khi bớt lo lắng thì bao tử sẽ bớt bị kích thích, ăn sẽ ngon hơn. Có thể uống thêm thuốc băng dạ dày trong vài ngày nếu xót ruột nhiều, ăn không tiêu theo hướng dẫn của bác sĩ.
4/ Trong trường hợp bệnh giảm hay không là do bản thân người bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn thêm.
5/ Tránh những chất gây kích thích như: cà phê, trà đậm, thức ăn cay.
Theo PNO
Khoai mỡ: giảm cân, phòng bệnh Trên thế giới, khoai mỡ được xem là một trong những loại cây lương thực quan trọng. Khoai mỡ có thể dùng trong nhiều món ăn quen thuộc như luộc, chiên, hay nấu canh, hấp bánh và mang lại khá nhiều lợi ích cho sức khỏe. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, khoai mỡ là một nguồn dồi dào kali, giúp duy trì...