Tại sao iPhone luôn được ưu ái hơn di động chạy Android
Nhóm lập trình Infinum mới đây đã phát hiện ra tại sao các ứng dụng trên iPhone và iOS nói chung luôn được phát hành trước so với phiên bản trên nền tảng mã nguồn mở Android.
Hồi đầu tuần, nhóm các nhà phát triển Infinum đã xuất bản bài viết mô tả chi tiết khác biệt giữa việc tạo ra các ứng dụng cho iOS và Android.
Câu chuyện đã hé mở tại sao các lập trình viên luôn phát hành ứng dụng trên iOS trước.
Nhìn lại 6 dự án của mình, Infinum nhận ra rằng, trung bình các ứng dụng cho nền tảng Android yêu cầu mã hóa cao hơn 38% so với iOS.
Trong đó, có ứng dụng chỉ cần 5.000 dòng mã trên iOS nhưng lại cần đến 14.000 với Android. Infinum giải thích, nhiều mã sẽ giúp việc bảo mật được tốt nhưng cũng làm mọi thứ phức tạp hơn cho các lập trình viên.
Video đang HOT
Sự phân mảnh là tác nhân khiến Android tự kiềm hãm sự phát triển của mình.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng dịch vụ theo dõi thời gian từ lúc nghiên cứu, phát triển đến phát hành ứng dụng. Kết quả cho thấy, phiên bản trên Android khiến Infinum tốn thời gian hơn 30% so với iOS. Điều này làm cho việc thuê viết ứng dụng cho Android có chi phí bị đội lên.
Infinum đưa ra những suy đoán tại sao việc phát triển ứng dụng trên nền tảng Android tốn nhiều thời gian hơn.
Đầu tiên, ngôn ngữ lập trình Java sử dụng để viết ứng dụng trên Android phức tạp hơn so với Objective C và Swift (hai ngôn ngữ được Apple sử dụng cho nền tảng MacOS và iOS).
Tiếp đó, các ứng dụng giả lập Android trên PC có tốc độ chậm hơn so với iOS, đây là yếu tố làm chậm đi sự phát triển chung cho toàn bộ nền tảng từ Google.
Thứ ba, sự phân mảnh của Android với hàng tá thiết bị, đi kèm với đủ loại kích thước, độ phân phân giải màn hình,… Điều này khiến các nhà phát triển mất thời gian trong việc chỉnh sửa ứng dụng sao cho phù hợp với các di động nhất có thể.
Trần Tiến
Theo Zing
Google tìm cách cứu mạng Internet khỏi bị sập vì giây thứ 61 ngày 30/6
Thế giới sẽ trải nghiệm giây nhuận thứ 61 cuối cùng vào ngày ngày 30/6/2015. Điều này khiến các chuyên gia lo ngại có thể khiến các hệ thống máy tính và mạng internet sụp đổ.
Vào lúc 23h 59 phút 59 giây, các đồng hồ trên thế giới sẽ thêm một giây phụ - đưa tổng số giây cho năm 2015 lên 31, 536, 001 giây. Các nhà khoa học nói rằng, việc thêm giây nhảy này rất quan trọng để bù đắp cho chuyển động quay chậm của Trái Đất. Nhưng theo một số chuyên giamáy tính, thời gian thêm này có thể tàn phá các hệ thống cung cấp "năng lượng" cho Internet. Khái niệm này đã được các nhà khoa học phát hiện ra từ năm 1972 và cũng từng gây ra nhiều sự cố cho vô số các hệ thống điện tử.
Bước nhảy vọt này đã từng xảy ra trong năm 2012 và khiến nhiều hệ thống chạy Linux cũng như các chương trình viết trên ngôn ngữ lập trình Java hay các dịch vụ trực tuyến phổ biến khác như LinkedIn bị sập.
Tuy nhiên, Google tuyên bố đã tìm ra câu trả lời và đã xây dựng được một giải pháp tùy biến cho các giây nhảy vọt này. Trên một bài đăng trong blog cá nhân, Google tuyên bố: "Thay vì lặp lại một giây, chúng tôi sẽ "làm mờ" giây phụ này. Trong 20 giờ xung quanh thời điểm xảy ra bước nhảy vọt, chúng tôi sẽ làm chậm đồng hồ hệ thống của tất cả các server. Vào thời điểm xảy ra giây nhảy vọt, toàn bộ giây thứ 61 đã được bổ sung,và chúng tôi sẽ tiếp tục đồng bộ với thời gian thực".
Google tuyên bố hàng rào công nghệ do mình tạo ra dựa trên kinh nghiệm giảm thiểu hậu quả của hiện tượng giây nhảy vọt và dự kiến biện pháp này sẽ bảo vệ toàn bộ hệ thống đám mây chạy trên Compute Engine (giải pháp máy chủ ảo trên nền đám mây).
"Hầu hết các phần mềm đều không được viết để xử lý triệt để những giây nhảy như thế này. Trong bước nhảy vọt năm 2005, chúng tôi đã nhận ra nhiều vấn đề tương tự như vậy với hệ thống nội bộ của mình. Khi xử lý giây nhảy vọt này, để tránh phải thay đổi tất cả các phần mềm sử dụng thời gian, chúng tôi sẽ khiến giây nhảy vọt này trở nên vô hình bằng cách thêm một giây vào đồng hồ máy chủ của chúng tôi trong suốt một ngày thay vì thêm khoảng thời gian này vào tất cả các đồng hồ máy chủ cùng một lúc", Google giải thích.
Nói một cách khác, Google sẽ đánh lừa các máy chủ của mình bằng cách thêm từng chút thời gian vào đồng hồ máy chủ trong một thời gian dài".
Các dịch vụ tài chính chủ chốt đều tỏ ra lo lắng về bước nhảy vọt một giây đồng hồ này và tuyên bố sẽ tạm tắt hệ thống trong sự kiện ngày 30/6. Người phát ngôn của NASDAQ khi trả lời trang Business Insider cho biết họ sẽ đóng cửa sàn sớm nửa tiếng để xử lý phần giây thừa này. Sàn giao dịch Intercontinental Exchange (ICE) cho biết ICE sẽ trì hoãn tất cả các giao dịch trên thị trường xuất hiện vào khoảng thời gian từ 23giờ 00 phút, giờ GMT ngày 30/6 đến 0 giờ 00 phút 01 giây ngày 1/7 theo giờ GMT.
Theo Gamek