Tại sao IBM nên bán lại mảng server cho Lenovo
IBM không còn mặn mà với các hoạt động kinh doanh có lợi nhuận biên thấp. Đó chính là lí do mà công ty này đã sẵn sàng loại bỏ mảng kinh doanh máy chủ doanh nghiệp được bán cho khách hàng cuối (commodity server), ví dụ như những server chạy trên bộ xử lý tương thích “ x86″ của Intel. Nếu Lenovo sẵn sàng mua lại mảng server của IBM này, đây sẽ là sự đánh dấu cuộc chia tay cuối cùng của IBM với ngành kinh doanh máy tính.
Chiến thắng cho cả hai:
Hoạt động mua bán này sẽ đem lại lợi ích cho cả hai bên. Lenovo đã mua lại hoạt động kinh doanh PC của IBM vào năm 2005 với giá 1,75 tỷ USD. Sau thương vụ này, Lenovo sẽ lập tức trở thành nhà sản xuất server x86 lớn thứ ba thế giới, sau ông lớn dẫn đầu là Hewlett-Packard và tiếp đó là Dell. Nhờ vào quyền lực tại thị trường trong nước, công ty của Trung Quốc này đã trở thành nhà sản xuất PC lớn thứ hai toàn cầu, theo báo cáo của IDC.
Việc có thêm mảng server x86 có ý nghĩa tuyệt đối với Lenovo, nó chứng tỏ rằng công ty vẫn có thể kiếm lời tốt với việc kinh doanh PC có lợi nhuận biên thấp. Với IBM, lợi ích của công ty này ngược hẳn lại. IBM sẽ tập trung sức mạnh vào việc bán các mainframe (máy chủ loại cực lớn) đắt tiền đem lại lợi nhuận cao hơn.
Mảng kinh doanh mainframe của IBM là lí do công ty này dẫn đầu tại thị trường server thế giới, ít nhất về doanh thu. Dẫn chứng là sản phẩm mainframe “System z” của IBM chiếm 12% tổng số doanh thu từ việc kinh doanh server trên toàn thế giới trong quý 4 năm 2012. Với việc làm mới dây chuyền sản xuất và giới thiệu sản phẩm mới (như là zEnterprise), doanh thu từ mainframe của IBM đã tăng 56% qua từng năm.
Lenovo sẽ là một đối tác tốt của IBM, vì công ty này không cạnh tranh trên bất kì thị trường nào mà IBM quan tâm, gồm có phần mềm và các dịch vụ công nghệ thông tin. Nếu người mua là HP hay Oracle, mọi chuyện sẽ hoàn toàn khác.
Video đang HOT
Sự sụp đổ của thị trường server:
IBM mong muốn mình không phải là một phần của sự sụp đổ sắp tới của thị trường server. Ngày càng có nhiều công ty từ bỏ server để chuyển sang máy chủ đám mây, đồng nghĩa với việc số lượng server được bán ít hơn. Bên cạnh đó, các công ty Internet với những server mạnh như Facebook và Google đã mua các loại máy chủ giá rẻ được làm theo yêu cầu của khách hàng (customized white-box servers). Điều này sẽ đe dọa hình thức bán hàng truyền thống của HP, Dell và IBM.
Không ai ngoài IBM và Lenovo biết được thương vụ này trị giá bao nhiều, nhưng theo một nguồn tin thân cận, nó sẽ có giá từ 2,5 – 4,5 tỷ USD, tùy vào giá trị tài sản và nợ bao gồm.
Lenovo đã sẵn sàng để tiến lên:
Không phải ai cũng đồng ý rằng IBM sẽ hưởng lợi nhiều từ việc bán đi x86. Nhà phân tích Sergis Mushell đã nói rằng nều không có x86, IBM chỉ còn lại những dàn máy chạy hệ xử lý Power, và nhu cầu cho sản phẩm này đang đi xuống.
Trong khi đó, Lenovo đang rất có tham vọng vươn lên với thị trường PC. Năm ngoái, công ty đã thông báo hợp tác với EMC, Lenovo có dự định giới thiệu server x86 bao gồm hệ thống bộ nhớ của EMC. Lenovo đã đồng ý bán cho EMC sản phẩm mạng lưới bộ nhớ tại Trung Quốc như một phần trong thỏa thuận.
Với một tương lại tươi sáng khi sở hữu được x86, Lenovo có thể sẵn sàng đưa ra những lời đề nghị mà IBM khó có thể từ chối.
Theo GenK
Dell muốn "bán mình"?
Cổ phiếu của Dell tăng gần 13% vào hôm qua 14/1 sau khi Bloomberg News cho biết Dell đang đàm phán với ít nhất 2 công ty đầu tư vốn cổ phần tư nhân về vụ mua lại công ty máy tính đang gặp khó khăn này.
Thương vụ mua lại có thể không giải quyết mọi vấn đề của Dell nhưng sẽ cho phép Công ty thực hiện các giải pháp quyết liệt nhằm vượt qua khó khăn mà không khiến cổ đông phải khó chịu.
Thế nhưng, Dell là thương vụ thâu tóm sẽ rất khó nuốt đối với những người mua tiềm năng. Bởi lẽ, thương vụ mua lại dựa trên vay nợ này có thể sẽ ngốn tới hơn 20 tỷ USD, nhất là khi Dell đang mang trong mình món nợ lên tới 9 tỷ USD.
Với giá trị hơn 20 tỷ USD, đây sẽ là thương vụ mua lại lớn nhất trong ngành công nghệ kể từ vụ mua lại Freescale Semiconductor giá 17,6 tỷ USD của một nhóm đi thâu tóm đứng đầu là Tập đoàn Blackstone Group vào năm 2006 (phát ngôn viên của Dell đã từ chối trả lời về vấn đề này).
Bất kỳ thỏa thuận mua lại nào cũng sẽ dính líu đến Michael Dell, nhà sáng lập Công ty, vì ông đang sở hữu gần 16% cổ phần của Dell. Tại một hội nghị vào tháng 6/2010, khi được hỏi liệu ông có cân nhắc đến việc đưa Dell trở thành công ty tư nhân, Michael Dell đã trả lời là "Có".
Kể từ khi quay trở lại vị trí Tổng Giám đốc cách đây 6 năm, ông Michael Dell đã nỗ lực đưa Công ty chuyển từ mảng kinh doanh chính là máy tính cá nhân và máy chủ sang mảng kinh doanh tăng trưởng ổn định hơn là trang bị phần cứng và phần mềm cho các trung tâm dữ liệu doanh nghiệp. Tuy nhiên, mảng máy tính cá nhân vẫn chiếm tới 50% tổng doanh thu của hãng máy tính này.
Trong khi đó, mảng máy tính cá nhân ngày càng sa sút thấy rõ. Hôm thứ Hai, hãng nghiên cứu thị trường Gartner cho biết Dell chỉ bán được 37,6 triệu chiếc máy tính cá nhân trên toàn thế giới trong năm 2012, giảm tới 12,3% so với năm 2011.
Lĩnh vực máy tính cá nhân đang đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ máy tính bảng và điện thoại thông minh. Việc Microsoft tung ra hệ điều hành Windows 8 vào tháng 10/2012, vốn được các nhà sản xuất máy tính kỳ vọng sẽ giúp cải thiện tình hình kinh doanh của họ, có thể khiến cho tình hình càng tồi tệ hơn. Bởi lẽ, các khách hàng dường như không mấy thích thú với lối thiết kế và các cải tiến về màn hình cảm ứng của Microsoft.
Thấy rõ điều này, ông Michael Dell đang cố gắng giảm sự lệ thuộc vào mảng máy tính cá nhân. Nhưng nỗ lực của ông đang gặp quá nhiều làn gió ngược. Tháng 7 năm ngoái, Dell đã mua lại Quest Software, một hãng sản xuất phần mềm cho các trung tâm dữ liệu, với giá 2,4 tỷ USD. Tuy nhiên, John A. Swainson, đứng đầu mảng phần mềm doanh nghiệp của Dell, cho biết sẽ phải mất 5 năm mới xây dựng được một bộ phận đủ lớn và mạnh để có thể tác động lên kết quả kinh doanh chung của cả Tập đoàn.
Hồi tháng 10, Dell cũng đã công bố một loạt cải tiến trong lĩnh vực máy chủ, lưu trữ dữ liệu và kết nối mạng máy tính nhưng lại gặp sự cạnh tranh khốc liệt từ Hewlett-Packard, IBM và Oracle. Những khó khăn này đã khiến cho cổ phiếu của Công ty liên tục lao dốc. Trước ngày 14/1, giá cổ phiếu của Dell đã giảm tới 30% trong suốt 12 tháng qua.
Sau những nỗ lực không thành này, dường như Michael Dell cũng đã hết cách. Việc bán đi doanh nghiệp là một khả năng rất cao. Một số chuyên gia cho rằng, hơn 20 tỷ USD có thể là cái giá quá cao đối với một công ty đi thâu tóm, nhưng nếu là nhiều công ty cùng mua thì sẽ khác. Hơn nữa, những người mua này có thể đi vay giá rẻ nhờ vào sức cầu cao trên các thị trường nợ. Ngoài ra, Dell có lượng tiền mặt và các khoản đầu tư ngắn hạn lên tới 11,3 tỷ USD tính đến ngày 2/11/2012.
Những điều này khiến cho thương vụ thâu tóm Dell trông có vẻ không quá "đáng sợ" đối với những người mua tiềm năng.
Theo Đầu Tư Chứng Khoán
Trả đũa Mỹ, Trung Quốc cáo buộc Cisco là nguy cơ an ninh Có vẻ như Trung Quốc đã sẵn sàng trả đũa một nghiên cứu gần đây của Quốc hội Mỹ xác định Huawei và ZTE tiềm ẩn nguy cơ đối với an ninh quốc gia Mỹ. Trang tin TechinAsia dẫn một số trang tin tức ở Trung Quốc cáo buộc Cisco cùng 7 công ty công nghệ Mỹ khác bao gồm IBM, Microsoft, Google,...