Tại sao huyết áp lại tăng khi đo ở phòng khám?
Huyết áp của tôi luôn cao hơn khi đo ở phòng khám bác sĩ so với đo ở nhà. Tại sao vậy?
Bạn có thể bị một tình trạng gọi là tăng huyết áp áo choàng trắng.
Tăng huyết áp áo choàng trắng xảy ra khi số đo huyết áp tại phòng khám bác sĩ cao hơn so với khi ở nơi khác, chẳng hạn như ở nhà. Tình trạng này được gọi là tăng huyết áp áo choàng trắng bởi vì các nhân viên y tế đo huyết áp cho bạn đôi khi mặc áo choàng trắng.
Người ta đã từng nghĩ rằng tăng huyết áp áo choàng trắng là do căng thẳng mà các cuộc hẹn khám bác sĩ có thể tạo ra. Khi bạn rời khỏi phòng khám, nếu huyết áp trở về bình thường, người ta nghĩ rằng sẽ không có vấn đề gì.
Video đang HOT
Tuy nhiên, một số bác sĩ cho rằng tăng huyết áp áo choàng trắng có thể báo hiệu rằng bạn có nguy cơ bị huyết áp cao về lâu dài. Nếu bạn bị tăng huyết áp áo choàng trắng, bạn cũng có thể có nguy cơ cao hơn phát triển một số vấn đề tim mạch so với những người có huyết áp bình thường mọi lúc. Điều này cũng có thể đúng với những người tăng huyết áp che khuất, có nghĩa là huyết áp của họ bình thường tại phòng khám, nhưng lại tăng đột biến khi đo ở những nơi khác.
Người ta cho rằng ngay cả những lần tăng huyết áp tạm thời này cũng có thể phát triển thành vấn đề lâu dài.
Nếu bạn bị tăng huyết áp áo choàng trắng, hãy nói chuyện với bác sĩ về việc theo dõi tình trạng của bạn tại nhà. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn đeo máy đo huyết áp lưu động trong tối đa 24 giờ để theo dõi huyết áp vào ban ngày cũng như trong khi ngủ. Điều này có thể giúp xác định xem huyết áp cao của bạn chỉ xảy ra ở phòng khám của bác sĩ hay đó là một tình trạng dai dẳng cần điều trị.
Cẩm Tú
Theo Self
Bác sĩ Anh - Mỹ tranh cãi về bức ảnh của tay vợt Andy Murray
Các bác sĩ Mỹ nhận định đồng nghiệp Anh đã phạm lỗi khi chăm sóc Andy Murray còn các bác sĩ Anh cho rằng người Mỹ "chẳng biết gì".
Theo Yahoo Sports, Andy Murray - cựu tay vợt số một thế giới, vừa trải qua ca phẫu thuật tái tạo xương hông ở London (Anh). Trên trang cá nhân, ngôi sao tennis đăng tải ảnh chụp hậu phẫu kèm chia sẻ: "Tôi cảm thấy hơi nhức và bầm tím một chút nhưng hy vọng cơn đau hông của tôi sẽ chấm dứt hoàn toàn".
Andy Murray sau ca phẫu thuật hông. Ảnh: Instagram.
Sau khi xuất hiện trên Internet, bức ảnh Murray nằm trên giường bệnh trở thành chủ đề gây tranh cãi. Hiệp hội Tiếp cận Mạch máu Mỹ, tổ chức chuyên về các loại ống truyền, cho rằng các bác sĩ chăm sóc cho tay vợt đã phạm hàng loạt lỗi sai như: không cắt bớt lông tay bệnh nhân, đo huyết áp ở bên tay đang được truyền tĩnh mạch, có máu trong ống truyền tĩnh mạch, truyền tĩnh mạch ở tay phải trong khi bệnh nhân là vận động viên thuận tay phải. Vì những lý do này, Hiệp hội Tiếp cận Mạch máu Mỹ lo ngại Murray có thể đối mặt với nguy cơ tử vong.
Tất nhiên, lời chỉ trích trên không được đón nhận tốt ở Anh. Trên tờ Telegraph, một bác sĩ gây mê giấu tên có 12 năm kinh nghiệm phản bác: "Chúng tôi thực hiện hàng trăm cuộc phẫu thuật mỗi ngày và phần lớn bệnh nhân đều được chăm sóc như vậy".
Bác sĩ trên giải thích không nên cắt lông tay bệnh nhân để tránh nguy cơ nhiễm trùng, vị trí đặt kim truyền tĩnh mạch hoàn toàn phù hợp bởi bệnh nhân được phẫu thuật hông trái. Hiện tượng có máu trong ống truyền cũng là điều bình thường sau ca phẫu thuật.
"Tôi nghĩ các bác sĩ Mỹ đã quá vội vàng phán xét mà chẳng biết gì", bác sĩ gây mê người Anh nói.
Andy Murray là vận động viên tennis nổi tiếng của Anh. Murray từng là tay vợt số một thế giới với hai huy chương vàng Olympic, 3 danh hiệu Grand Slam cùng nhiều giải thưởng khác.
Năm 2018, Murray rút khỏi giải Australia mở rộng vì chấn thương. Do phẫu thuật hông, vận động viên 31 tuổi cũng sẽ không đủ khỏe mạnh để tham dự giải Wimbledon mùa hè năm nay.
Minh Nguyên
Theo VNE
Huyết áp cao như thế nào thì cần dùng thuốc? Hơn một năm trước, các hướng dẫn về huyết áp đã được cập nhật. Điều này có nghĩa là thêm 31,3 triệu người Mỹ được coi là có huyết áp cao. Vấn đề, theo các chuyên gia, là rất nhiều người dân và thầy thuốc không biết chắc liệu có nên bắt đầu dùng thuốc hạ huyết áp hay không? Theo hướng dẫn...