Tại sao hacker ghét Sony?
Sony bỗng nhiên liên tục bị hacker tấn công. Nguyên nhân rất có thể do những biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ mạnh tay của hãng này.
Chuyên gia bảo mật Gene Spafford thuộc Đại học Purdue University – người giải trình trước Quốc hội về các vấn đề bảo mật của Sony – cho biết có rất nhiều vụ việc liên quan. Ông trích dẫn vụ Sony cấm truy cập vĩnh viễn đối với người dùng vi phạm bản quyền PlayStation, Sony cài đặt “rockits” trên máy tính khách hàng để kiểm soát việc sao chép nhạc, và các vụ kiện của hãng chống lại hacker George Hotz và Jammie Thomas.
George Hotz (hay còn gọi là GeoHot), một hacker nổi tiếng vì bẻ khóa iPhone, đã chọc tức Sony khi mở blog công bố quá trình hack PlayStation 3 – hệ thống được coi là an toàn và bảo vệ tốt.
Jammie Thomas bị bắt trong một vụ vi phạm bản quyền âm nhạc. Bà này bị buộc tội chia sẻ bài hát có bản quyền qua mạng chia sẻ Kazaa.
Video đang HOT
Spafford nói “Tất cả những vụ việc này làm nổi lên hình ảnh của Sony như một công ty tham lam và không có trái tim. Vì vậy không đáng nhạc nhiên khi họ trở thành mục tiêu của hacker.”
Vụ tấn công có chủ ý nhằm vào PlayStation Network xâm phạm hàng triệu tài khoản và thông tin người dùng cho thấy Sony không thực hiện tốt những biện pháp bảo mật cần thiết. Hacker thấy sơ hở và tìm đến là điều đương nhiên.
Sony rối tung trong các cuộc tấn công gần như liên tiếp khắp mọi phía, từ các trang web giả mạo trên máy chủ của hãng ở Thái Lan cho tới cuộc tấn công gần đây nhất của nhóm hacker LulzSec.
Hãy cùng nhìn lại những cuộc tấn công của Hacker mà Sony phải gánh chịu trong năm 2011:
Ngày 17/04: Hacker tấn công PlayStation Network, truy cập vào các thông tin cá nhân của 77 triệu người dùng.
Ngày 02/05: Sony phát hiện thông tin 12.000 thẻ tín dụng bị hacker đánh cắp trong các vụ tấn công PSN.
Ngày 19-20/05: So-net (công ty con của Sony) bị mất cắp số thẻ token ảo trị giá 1.200 USD; Hacker tấn công máy chủ của Sony ở Thái Lan, chuyển hướng người dùng đến những trang web giả mạo.
Ngày 23/05: Hacker tấn công máy chủ Sony BMG tại Hy Lạp, đánh cắp thông tin tài khoản.
Ngày 24/05: Sony xác nhận hacker tấn công trang web eShop tại Canada của Sony Ericsson, gây ảnh hưởng tới 2000 người dùng.
Ngày 02/06: Nhóm hacker Lulzsec tấn công attacks Sonypictures.com, xâm phạm thông tin cá nhân của 1 triệu khách hàng.
Theo ICT
Apple kiện Samsung ăn cắp thiết kế sản phẩm 'quả táo'
Tờ Thời báo phố Wall mới đây tiết lộ thông tin, Apple đã đệ đơn lên tòa án kiện công ty Hàn Quốc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong một số sản phẩm mang thương hiệu "quả táo".
Apple cho rằng, Samsung đã ăn cắp thiết kế cũng như giao diện người dùng sản phẩm iPhone và iPad. Những sản phẩm của Samsung bị điểm mặt gồm máy tính bảng Galaxy Tab và một số điện thoại thông minh như Galaxy S 4G, Nexus S và Epic 4G.
"Thay vì tự sáng tạo và phát triển công nghệ riêng và thiết kế độc quyền Samsung cho các sản phẩm điện thoại thông minh và máy tính bảng, hãng điện tử Hàn Quốc lại chọn cách copy công nghệ của chúng tôi cho các sản phẩm của họ", đơn kiện Samsung của Apple có đoạn viết.
Lâu nay, Samsung luôn là nhà cung cấp linh kiện lớn cho Apple. Tuy nhiên, Electronista nhận định rằng, với vụ việc này, mối quan hệ của hai hãng sản xuất điện thoại lớn trên thế giới có thể sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Trước đây, Apple cũng đã từng kiện Motorola vi phạm bản quyền.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Loạn sao chép trong trường ĐH Được coi là cái nôi sinh ra những thành quả sáng tạo có thể được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nhưng trường ĐH cũng là nơi mà nạn sao chép đang trở thành "căn bệnh" khó chữa. Thời gian gần đây, không ít trường ĐH đã xảy ra các vụ xâm phạm quyền tác giả (luộc sách) khi biên soạn giáo...