Tại sao Grab không thể thôn tính Indonesia?
Vươn lên ở Việt Nam, thậm chí ‘nuốt trọn’ Uber nhưng ở Indonesia, ứng dụng gọi xe có trụ sở ở Singapore – Grab lại vấp phải cạnh tranh từ một đối thủ còn khá non trẻ: Go-Jek.
Tính từ đầu năm 2018 tới nay, Grab đã được rót vốn tới 2 tỷ USD trong đó có 1 tỷ USD từ hãng xe Nhật Bản Toyota. Grab đang gia tăng gấp đôi sức ảnh hưởng ở Indonesia. Trong khi đó, Go-Jek bắt đầu xâm nhập vào các thị trường chính của đối thủ và đang từng bước tạo đột phá tại các đô thị lớn ở Việt Nam – thị trường nước ngoài đầu tiên.
Chẳng hề kém cạnh Grab, vào tháng 2 năm nay, Go-Jek huy động số tiền khổng lồ 1,5 tỷ USD từ 11 nhà đầu tư tại vòng gọi vốn E, gồm những cái tên thậm chí còn đình đám hơn như Tencent Holdings, Temasek Holdings, Google, JD.com…
Đợt gọi vốn lần này cũng thu hút được hai doanh nghiệp hàng đầu Indonesia tham gia là Blibi và Astra. Đầu tháng 11 vừa qua, ứng dụng gọi xe nằm trong top 10 thương hiệu mạnh nhất Indonesia này tiếp tục được Google, Tencent và JD rót thêm 1,2 tỷ USD.
Go-Jek là ứng dụng gọi xe được phát triển bởi hai nhà sáng lập trẻ tuổi cũng là hai người bạn thân thiết cùng theo học tại Đại học Harvard. Cả hai đều nhận ra cơ hội khởi nghiệp tại các khu vực có tỷ lệ dân số trẻ lớn.
Sự thành công của chiến lược đó phụ thuộc rất nhiều vào thói quen của đại đa số người trẻ khu vực Đông Nam Á trong thời đại công nghệ số hiện nay: thời đại của Facebook và Instagram.
Khác với Mỹ, các công ty thường phát triển một ứng dụng chuyên biệt, ví dụ Amazon để mua sắm, iMessage để trò chuyện và Uber để đi lại. Tại châu Á, các công ty khởi nghiệp đang tập trung toàn bộ nguồn lực nhằm phát triển nền tảng “siêu” ứng dụng khổng lồ, nơi bạn có thể yêu cầu mọi thứ mình muốn. WeChat của Tencent Holdings Limited là một ví dụ điển hình.
Với Go-Jek, ngoài việc gọi xe, bạn có thể chi trả hóa đơn, gọi đồ ăn, gửi hàng hóa hoặc tìm người giúp việc trong lúc mình vắng nhà. Thậm chí, với Go-Glam, bạn có thể tìm một thợ cắt tóc phù hợp với phong cách của mình. Về phần mình, ngoài gọi xe, Grab chỉ cung cấp tùy chọn vận chuyển hàng và giao đồ ăn. Rõ ràng, Go-Jek tỏ ra đa năng hơn rất nhiều so với Grab.
Ngay cả khi Grab muốn mở rộng, phát triển thành một siêu ứng dụng ở Indonesia thì vẫn còn một rào cản lớn cũng là ưu thế của Go-Jek: Giấy phép giao dịch tiền tệ điện tử (e-money) do Ngân hàng Trung ương cấp.
Với giấy phép này, Go-Jek dễ dàng tiếp cận nhóm người dùng không có thẻ tín dụng hoặc tài khoản ngân hàng. Với Go-Pay, người dùng có thể nạp tiền tại các cửa hàng tạp hóa hoặc đơn giản hơn là chi trả bằng tiền mặt cho một trong một triệu lái xe hiện có của Go-Jek. Tiền nhanh chóng xuất hiện trong tài khoản ví điện tử.
Không may, tài khoản ví điện tử của Grab đã bị niêm phong hồi cuối năm ngoái do ngân hàng Indonesia đã đưa ra các quy định hồi tháng 5 nhằm hạn chế sức ảnh hưởng của các công ty có vốn đầu tư từ nước ngoài.
Để hoạt động được, Grab bắt buộc phải hợp tác với OVO – ứng dụng ví điện tử thuộc sở hữu của tập đoàn Lippo có trụ sở ở Indonesia. Điều này có nghĩa Grab sẽ phải nhường lại quyền kiểm soát ứng dụng cũng như giải quyết các khiếu nại của người dùng trong quá trình sử dụng ứng dụng.
Ở Indonesia, liên kết với ví điện tử là rất quan trọng bởi các ngân hàng tại nước này thường rất chậm chạp cập nhật công nghệ mới. Các giao dịch trực tuyến thực hiện trên hệ thống ngân hàng có tỉ lệ không thành công lên tới 70%. Trên Shopee, một trang thương mại điện tử thuộc sở hữu của Sea Ltd., hơn 20% hàng hóa được đặt hàng đã bị hủy ở bước thanh toán bởi vì các giao dịch trực tuyến thường rất chậm.
Rõ ràng, Go-Jek đang rất có lợi thế nhờ ví điện tử. Phóng viên hãng tin Bloomberg đã thử thực hiện một giao dịch nhỏ trên ứng dụng Go-Jek, đó là gửi một gói hàng từ văn phòng Bloomberg tới ngân hàng Indonesia, quãng đường chỉ 1,6 km (tương đương 1 dặm) với chi phí 13.000 rupiah (tương đương 76 cent) trong giờ cao điểm. Tuy nhiên, theo một quảng cáo trên ứng dụng Go-Pay, chi phí này chỉ còn 12.000 rupiah.
Theo Báo Mới
An Giang: "Nếu không có mấy chú đưa rước, tụi con chẳng biết làm sao đến trường"
"Đường từ nhà cháu đến trường ngập hết rồi chú ơi. Nước ngập cao đến ngực, nếu không có mấy chú đưa rước, tụi con chẳng biết làm sao đến trường" - em Phan Thị Trúc Phương, học sinh lớp 4B trường tiểu học B Vĩnh Hội Đông (xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú, An Giang) cho biết.
Lũ năm nay về sớm, mực nước hiện tại so với cùng kỳ cao gần cả 1m nước. Theo ngành Giáo dục tỉnh An Giang cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, chưa có trường nào bị ngập. Tuy nhiên đường đi đến nhiều điểm trường trên địa bàn huyện An Phú, thị xã Tân Châu bị ngập, gây khó khăn cho giáo viên và học sinh trong việc đi lại.
Đưa đón học sinh đến trường an toàn trong mùa lũ
Có mặt tại điểm trường tiểu học B Vĩnh Hội Đông (huyện An Phú) mới thấy hết được sự khó khăn của các em nơi đây trong việc đến trường, bởi tuyến lộ dọc theo kênh Châu Đốc dẫn đến trường bị nước ngập đến tận cổ. Do vậy tại điểm trường này hiện có 151/552 em học sinh phải đi đò dọc đến trường mỗi ngày.
Thầy Hà Minh Phương - Phó hiệu trưởng trường tiểu học B Vĩnh Hội Đông chỉ con đường dẫn đến trường bị ngập như thế này
Em Nguyễn Ngọc Thiên Như - học sinh lớp 5B, trường tiểu học B Vĩnh Hội Đông cho biết: "Nước ngập hết tuyến đường dẫn từ nhà cháu đến trường rồi. Những ngày đầu, cha mẹ đưa đón đến trường rất vất vả và nguy hiểm. Tuy nhiên, từ khi được nhà trường và các chú ở xã tổ chức có vỏ lãi đưa chúng cháu đến trường an toàn lắm".
Bà Nguyễn Thị Hai - một phụ huynh có hai con học tại trường này, chia sẻ: "Các chú tổ chức đưa đón các cháu nhỏ an toàn lắm. Tất cả các cháu khi lên tàu là phải mặc áo phao. Hôm nào các cháu học hai buổi, các chú ấy tổ chức đưa đón 4 lượt nhưng tụi nhỏ chẳng phải tốn tiền hay phí gì".
Nhiều người dân phải bắc cầu ván như thế này để đi lại
Theo ghi nhận của PV Dân trí, vào buổi trưa tại trường tiểu học B Vĩnh Hội Đông, khoảng 10h40, dưới bến sông đã có 3 chiếc vỏ lãi đang chờ đón các em học sinh đưa về nhà. Cũng vào thời gian này, các em học sinh tan học, khi đó, các giáo viên không cần nhắc nhở việc mặc áo phao, nhiều em đã mặc áo phao ngay tại lớp trước khi xuống đò về nhà.
Hiện trường tiểu học B VĨnh Hội Đông tổ chức đưa đón 151 em học sinh bằng vỏ lãi đến trường hàng ngày
Theo danh sách (nhà trường đã phân loại theo tuyến kênh), các em học sinh cẩn thận bước xuống những chiếc vỏ lãi. Sau khi ổn định và kiểm tra lại số lượng đúng như danh sách, chủ phương tiện cho nổ máy, đưa các em học sinh đến tận nhà.
Các cháu xuống đò về nhà tuyệt đối phải mặc áo phao
Trao đổi với PV Dân trí, thầy Hà Minh Phương - Phó hiệu trưởng trường tiểu học B Vĩnh Hội Đông cho biết: "Cũng nhiều năm rồi, nước lũ không làm ngập tuyến đường dân sinh như năm nay. Vì thế, khi nước dâng cao, được sự quan tâm của Phòng Giáo dục, UBND huyện và cán bộ xã đã tổ chức 5 tuyến đón rước 151 em học sinh đến trường an toàn. Tất cả các em này đều tham gia học 2 buổi vào 3 ngày trong tuần, vì thế vào các ngày này các em khá vất vả khi đi lại đến 4 lượt, không có thời gian nghỉ ngơi, xem bài vỡ trước khi đến lớp".
Em Phan Thị Trúc Phương - lớp 4B trường tiểu học B Vĩnh Hội Đông cho biết rất vui khi được các chú đưa đón đi học
Ông Lê Minh Thuận - Phó Chủ tịch UBND huyện An Phú cho biết: "Là địa bàn đầu nguồn vùng lũ nên nhiều năm qua UBND huyện cũng như các ngành liên quan luôn có "kịch bản" cho những năm lũ nhỏ, lũ lớn. Riêng mùa lũ năm nay, lũ về sớm, mực nước không ngừng dâng cao, do đó, qua thống kê trên toàn huyện có khoảng 1.000 em học sinh phải đi đò đến trường. Hiện địa phương đã tổ chức đưa đón 380 em học sinh, số còn lại khi nào đường bị ngập, địa phương tiếp tục thực hiện việc đưa đón các em, đảm bảo các em an toàn đến trường trong mùa lũ".
Ngoài việc tổ chức đưa đón các em học sinh đến trường khi các tuyến đường dân sinh bị ngập, UBND huyện An Phú còn tổ chức 4 điểm giữ trẻ ở xã Phú Hữu, Vĩnh Hội Đông với 150 cháu. Mặt khác, chính quyền địa phương còn tổ chức 30 điểm cứu hộ trên địa bàn huyện để khi người dân gặp nạn kịp thời ứng cứu.
Nguyễn Hành
Theo Dân trí
Cậu bé bại não 12 tuổi viết sách bằng ánh mắt Bị bại não và không thể viết lách, thế nhưng mới đây, Jonathan Bryan đã viết một cuốn sách kể về quá trình mẹ đã dạy cậu giao tiếp thông qua ánh mắt. Jonathan Bryan, 12 tuổi, đến từ Chippenham, Wiltshire bị bại não từ lúc mới sinh. Căn bệnh này khiến cậu không thể đi lại hay nói chuyện. Thay vì từ...