Tại sao Google từ chối sở hữu Skype?
Vậy là Microsoft đã mua Skype với giá 8,5 tỷ USD, vụ giao dịch lớn nhất trong lịch sử của Microsoft. Thật quá sớm để có thể tuyên bố vụ mua bán này chỉ là hành động ngốc nghếch, một sáng kiến tuyệt vời hay một điều gì đó ở giữa 2 thông tin trên. Tuy vậy, trong một cuốn sách được xuất bản gần đây với tiêu đề “In the Plex”, thì Google mới là công ty gần như đã sở hữu Skype.
Vậy đầu đuôi câu chuyện ra sao?
Năm 2009 một nhà quản lý sản phẩm xuất sắc mang tên là Wesley Chan phụ trách Google Voice, lúc đó đang trong giai đoạn phát triển. Google Voice được Google cải tạo lại từ Grand Central, mà Chan đã thành công trong việc mua lại một năm trước đó.
Khi một số giám đốc điều hành của Google biết được thông tin rằng eBay đang rao bán Skype, họ đã ngay lập tức nắm bắt cơ hội và bắt đầu quá trình đàm phán.
Chan lúc đó được giao trách nhiệm thẩm định, và thậm chí ông đã tới Châu Âu để gặp gỡ trực tiếp các chuyên gia của Skype, và ông đã kết luận rằng vụ mua bán này là một ý tưởng tồi đối với Google. Ông kết luận rằng một trong những tài sản quan trọng của Skype – công nghệ peer-to-peer – là không phù hợp cho Google, vốn hoạt động trên các mô hình mới hơn của điện toán đám mây.
“Điều tồi tệ nhất về peer-peer-to là nó không thích hợp với Google”, Chan chia sẻ với các phóng viên trong một cuộc phỏng vấn dành cho “In the Plex” vào tháng 02/2010. “Peer-to-peer chỉ làm tiêu tốn dung lượng băng thông, phải, nó chỉ là một công nghệ cũ.”
Vì vậy, nếu Google mua lại Skype, công ty sẽ phải viết lại toàn bộ nền tảng Skype. Tệ hơn nữa, việc mua Skype sẽ bao gồm việc phải chấp nhận một cuộc điều tra toàn diện của chính phủ, liên quan đến Sở Tư pháp hoặc FCC hoặc cả hai.
Chan tính rằng sẽ mất từ 18 đến 24 tháng để có thể thông qua quá trình kiểm tra, và trong thời gian đó Google sẽ dậm chân tại chỗ. “Đó sẽ đã một thảm họa thức sự,” ông nói.
Ngay sau đó là Wesley Chan đã cố gắng thuyết phục ban giám đốc của Google từ bỏ thỏa thuận mua bán này. Ông thậm chí còn tranh thủ sự đồng thuận của các nhân viên xuất sắc, nhưng chủ yếu là Larry Page và Sergey Brin, những người mà ý kiến được đánh giá cao.
Microsoft đã mua Skype với giá 8,5 tỷ USD, nhưng trước kia gần như Google mới là kẻ sở hữu công ty
Một trong số những người ủng hộ Chan thời điểm đó là Salar Kamangar, một trong 10 sáng lập viên đầu tiên của Google kiêm đồng sáng lập AdWords. (Ông hiện đang là Giám đốc điều hành của YouTube.) Sau khi Chan giải thích lý do sự phản đối của mình, Kamanger đã hoàn toàn nhất trí việc loại bỏ thỏa thuận mua bán.
“Salar và tôi đã thực hiện những bước đầu tiên”, Chan chia sẻ với các phóng viên. Theo lời Chan, cả 2 người đã tới gặp Brin và thuyết phục ông ta, đây là một vụ mua bán tồi. Sau đó, họ lên một kế hoạch chi tiết để từ chối cuộc mua bán trong cuộc họp quan trọng của các nhà quản lý hàng đầu.
Ý tưởng để thực hiện kế hoạch này là “mồi câu và chuyển đổi”: Ban giám đốc của Google sẽ làm như mọi việc đã đi đúng hướng, trong khi Chan và các đồng minh của ông sẽ sử dụng các thủ thuật kinh doanh để làm rối tung mọi thứ.
Chan nói rằng ông đã bắt đầu buổi họp bằng cách ca ngợi thỏa thuận. “Tôi thậm chí đã tuyên bố rằng Skype sẽ là một sự siêu hỗ trợ cho Google,” ông nói.
Nhưng, sau đó, khi cuộc họp đã đi được nửa đường, Brin đã chộp lấy cơ hội “và bắt đầu trở nên thật sự tiêu cực.” Ông đã yêu cầu một loạt các câu hỏi mà ông biết sẽ nhận được những câu trả lời không đạt yêu cầu. (Ví dụ như: Có phải thỏa thuận mua bán này chỉ nhằm phát triển dữ liệu? Ai sẽ làm việc với các cơ quan điều tra của Châu Âu? (Không một ai trả lời.) Sẽ mất bao lâu để chính phủ thực hiện cuộc điều tra?…)
Video đang HOT
Như Chan đã tính toán, những người ủng hộ của thỏa thuận này đã không được chuẩn bị để ứng phó với những phản đối vào phút cuối.
Rồi ông miêu tả không khí cuộc họp. “Sergey nhìn tôi và nói, “Tại sao chúng ta lại phải chấp nhận rủi ro này? Chúng ta đang có một đội ngũ có khả năng xây dựng đường truyền cao, chúng ta có khách hàng, chúng ta có hàng trăm hàng triệu người sử dụng Gmail, vậy tại sao chúng ta cần có Skype nữa? ” Rồi ngay sau đó, Sergey đứng dậy và tuyên bố: “Đây là vụ mua bán tồi nhất mà tôi từng thấy.” Tiếp theo sau, Eric cũng đứng dậy và đi ra khỏi phòng, và tất nhiên, vụ mua bán đi tong. “
Vậy trong thời gian đó thì Larry Page đã làm gì?
“Larry ư”, Chan thở dài. “Ông ấy đã kiểm tra máy tính xách tay của mình Tôi không nghĩ rằng ông ấy thực sự quan tâm về vụ mua bán này nhiều như Eric.”
Theo Xã hội thông tin
Những người hùng thầm lặng của Google
Những gương mặt, mà nếu không có bất kỳ ai trong số họ, có thể Google sẽ chẳng thể vươn lên để trở thành một gã "quái vật" trên bản đồ công nghệ toàn cầu.
Khi nhắc tới Google, chắc hẳn ai ai trong chúng ta cũng sẽ hình dung ra ngay bộ đôi sáng lập Google, Larry Page và Sergei Brin, cùng cựu giám đốc điều hành nổi tiếng Eric Schmidt. Tuy nhiên sự thật cũng khá hợp lý: Để làm nên một Google như ngày hôm nay, bộ ba kể trên cũng chỉ như "một cánh én nhỏ chẳng làm nên mùa xuân". Đằng sau những tên tuổi lớn lúc nào cũng có những con người thầm lặng góp sức mình vào thành công chung.
Trong cuốn sách mang tên "In The Plex" của soạn giả Steven Levy, một tác giả chuyên về các vấn đề liên quan đến máy tính và công nghệ, một cái nhìn sâu sắc và toàn cảnh về bộ máy hoạt động của Google đã được mang tới cho độc giả. Qua đó, tên tuổi của những người có công với Google cũng đã dần được hé lộ. Sau đây xin được giới thiệu những gương mặt, mà nếu không có bất kỳ ai trong số họ, có thể Google sẽ chẳng thể vươn lên để trở thành một gã "quái vật" trên bản đồ công nghệ toàn cầu.
Những người "chống lưng" tài chính đầu tiên
Trong số những nhà đầu tư góp vốn vào dự án Google đầu tiên phải kể đến Jeff Bezos. Hiện tại ông vẫn đang nắm giữ một số lượng cổ phần tại Google. Bên cạnh Bezos, Andy Bechtolsheim, Dave Cheriton và Ram Shriram cũng là những người đầu tư đầu tiên vào Google.
Người viết lại toàn bộ mã nguồn cho công cụ tìm kiếm
Những đoạn code đầu tiên của Google được chính Larry Page viết nên, nhưng theo thời gian, nó đã chứng tỏ rằng nó cần được thay thế, vì vậy Amit Singhal đã làm việc này. Sau này, Singhal đã được trả hàng triệu USD vì những gì ông đóng góp cho Google.
Người loại bỏ những thông tin "bẩn" khỏi Google Search
Công cụ search nổi tiếng nhất thế giới luôn phải loại bỏ những kết quả tìm kiếm cũng như những thông tin không an toàn, ví dụ như những nội dung khiêu dâm. Tuy nhiên chắc hẳn Larry Page sẽ yên tâm về vấn đề này, vì bên cạnh ông ta có Matt Cutts. Với nhiệm vụ tìm ra những nội dung xấu, Matt đã lên được một danh sách các trang web mà Google sẽ không hiển thị những kết quả có liên quan tới những trang web đó.
Người đã rời NASA để về Google làm việc
Vào năm 2000, Peter Norvig đã rời NASA để về lập nên bộ phận nghiên cứu. Đó là khi Google chỉ vừa mới thành lập. Đến đây ắt sẽ có nhiều người tự hỏi vì sao Google lại cần bộ phận nghiên cứu. Câu trả lời xem ra khá đơn giản: Bộ phận này sẽ có tác dụng thu hút những nhân tài từ khắp mọi nơi về làm việc cho Google, giải quyết những vấn đề liên quan đến trí thông minh nhân tạo (artificial intelligence), thứ sẽ giúp ích rất nhiều cho công cụ tìm kiếm của gã khổng lồ.
Cha đẻ của Google Translate
Người được Google giao trọng trách phát triển công cụ dịch thuật của Google chính là Franz Och. Và với thành quả của mình, Och xứng đáng được đứng trong danh sách những người có công lớn đối với Google.
Người tạo ra Google Instant
Chức năng hiển thị ngay lập tức những kết quả tìm kiếm trên Google mới chỉ được đưa vào hoạt động vào năm ngoái. Tuy nhiên để đưa chức năng rất được ưa chuộng này vào hoạt động, Ben Gomes cùng các đồng sự đã phải làm việc trong nhiều năm ròng. Ben Gomes chính là người mặc áo xanh trong hình.
Người làm cho Google biết sợ Facebook
Urz Holzle là người giúp sức xây dựng nên hệ thống cơ sở hạ tầng cũng như những trung tâm dữ liệu khổng lồ của Google. Mới đây, Holzle đã viết một bài viết dài và giới thiệu nó ngay trong cuộc họp nội bộ của công ty. Qua đó, Holzle đã nhấn mạnh vào vị thế hiện tại của Facebook, cũng như việc mạng xã hội lớn nhất thế giới này đang đe dọa vị thế độc tôn của gã khổng lồ công nghệ.
Người tạo ra phần mềm phân tích của Google
Hệ thống phân tích trang web của Google tỏ ra khá "vô dụng" trước khi Wesley Chan về công ty này làm việc. Ngay sau khi bắt đầu làm việc cho Google, Chan đã quyết định mua lại một công ty mang tên Urchin với giá 20 triệu USD, sát nhập vào Google, sau đó mới bắt đầu phát triển hệ thống phân tích.
Tầm quan trọng của chương trình phân tích của Google thể hiện ở chỗ, nếu hệ thống phân tích càng tốt, thì sẽ càng có nhiều người hay đon vị đặt mua dịch vụ quảng cáo của Google. Theo Wesley Chan, chương trình phân tích trang web đã mang về cho Google ít nhất 3 tỉ USD lợi nhuận.
Vấn đề quyền sở hữu trí tuệ, và thông tin khách hàng
Khi Nicole Wong gia nhập Google, công ty này đang lên kế hoạch giới thiệu dịch vụ thư điện tử Gmail. Vào lúc bấy giờ, đó là một chiến lược gây nhiều tranh cãi, vì đội ngũ phát triển Gmail muốn quét thông tin nội dung từ những bức thư của người sử dụng, qua đó gửi tới họ những mẩu quảng cáo AdWords thích hợp nhất. Chính Nicole Wong là người được giao nhiệm vụ bảo vệ ý tưởng và quyết định này của Google.
Bên cạnh Wong, một người khác cũng góp không ít công sức vào việc củng cố tác quyền và tài sản trí tuệ của Google chính là Andrew McLaughlin. McLaughlin đã tham gia vào vài vụ kiện liên quan đến vấn đề sở hữu trí tuệ của Google.
Người quan trọng nhất trong bộ máy Google mà chẳng mấy ai biết đến
Đó chính là Salar Kamangar. Trong suốt quãng thời gian làm việc cho Google, Kamangar đã giúp phát triển hệ thống quảng cáu AdWords, sau đó là tham gia vào việc phát triển Google Docs. Hiện tại anh đang quản lý một trong những cỗ máy kiếm tiền của Google: YouTube.
Người Đan Mạch được Google giao trọng trách mang tên Chrome
Mặc dù sắp nghỉ hưu, nhưng chuyên gia máy tính người Đan Mạch, Lars Bak vẫn được Google tin tưởng giao cho trọng trách biến Google Chrome trở thành trình duyệt nhanh nhất thế giới.
Cô gái 25 tuổi và vấn đề an ninh mạng
Không một ai có thể tìm được bức ảnh nào của Heather, nhưng có vẻ như đây đích thị là chú cún cưng của cô.
Khi mới 25 tuổi, Heather Adkins đã gia nhập Google với tư cách là người chịu trách nhiệm cho những vấn đề liên quan đến an ninh mạng. Tuy nhiên không phải vì thế mà cô gái trẻ này bị xem như một "tay mơ" giữa những chuyên gia lão luyện làm việc trong cùng công ty. Trước khi về Google, cô gái trẻ này đã làm việc cho 2 công ty khác, cũng với trách nhiệm tương tự.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Cuốn sách tiết lộ bí mật chưa từng biết đến về Google Các chủ đề xoay quanh ông trùm tìm kiếm luôn kích thích trí tò mò của mọi người. Cuốn sách "In The Plex" của tác giả Steven Levy đã tiết lộ khá nhiều chi tiết thú vị xoay quanh các quyết định và những ý tưởng kì lạ từ người sáng lập Google. Dưới đây là những câu chuyện ấn tượng được chọn...