Tại sao gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine là ‘tin xấu’ với Nga
Các vũ khí và trang thiết bị Mỹ cung cấp tiếp theo có thể giúp Ukraine phòng thủ trước ưu thế pháo binh của Nga trong bối cảnh cơ sở hạ tầng quan trọng bị bắn phá trong những tuần gần đây.
Nga đã phản ứng mạnh sau khi gói viện trợ mới cho Ukraine được thông qua tại Hạ viện Mỹ. Ảnh: TASS
Bất chấp sự phản đối đáng kể từ một số người bảo thủ, Hạ viện Mỹ mới đây đã bỏ phiếu thông qua dự luật gửi 60,8 tỷ USD cho Ukraine với tỷ lệ 311/112. Hơn 23 tỷ USD trong số đó sẽ được sử dụng để bổ sung vũ khí và kho dự trữ do Mỹ cung cấp; 13,8 tỷ USD sẽ trang trải chi phí cho các hệ thống vũ khí tiên tiến. Dự luật sẽ được chuyển tới Thượng viện, nơi Lãnh đạo đa số Thượng viện Chuck Schumer chuẩn bị cho cuộc bỏ phiếu vào ngày 22/4.
Phát biểu sau khi gói viện trợ được thông qua tại Hạ viện Mỹ, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết hàng chục tỷ USD viện trợ mới sẽ củng cố lực lượng vũ trang nước này và tạo “cơ hội chiến thắng” cho Kiev.
Bình luận của Tổng thống Zelensky được đưa ra sau khi ông cảnh báo vào tuần trước rằng việc không có thêm viện trợ từ Mỹ có nghĩa là Nga sẽ giành chiến thắng trong cuộc chiến vừa bước sang năm thứ ba.
Như vậy, khi khoản viện trợ đó được thông qua, các vũ khí và trang thiết bị Mỹ cung cấp tiếp theo có thể giúp Ukraine phòng thủ trước ưu thế pháo binh của Nga trong bối cảnh cơ sở hạ tầng quan trọng bị bắn phá trong những tuần gần đây.
Do đó, việc phân bổ gần 61 tỷ USD cho Ukraine là một vấn đề đã được giải quyết trên thực tế và không phải là “tin tốt” với Nga. Mỹ, với nguồn cung lớn của mình, sẽ nhanh chóng bù đắp một phần tình trạng thiếu thiết bị và đạn dược hiện có của lực lượng vũ trang Ukraine. Sau đó, tình trạng thiếu nhân sự trong quân đội Ukraine sẽ không còn trầm trọng như hiện nay.
Video đang HOT
Cùng với đó, Mỹ có thể tập trung vào việc cung cấp cho Ukraine những loại vũ khí có độ chính xác cao, uy lực và tầm xa để họ có thể tấn công vào khu vực hậu cứ của quân đội Nga. Mỹ cũng có thể cung cấp cho Ukraine tên lửa ATACMS có tầm bắn 300 km, vì Lầu Năm Góc có sẵn hàng nghìn loại vũ khí như vậy.
Nếu điều này xảy ra, toàn bộ bán đảo Crimea, bao gồm cả cây cầu nối Crimea với đất liền Nga, sẽ bị đe dọa tấn công. Ngoài ra, các cơ sở quan trọng ở những khu vực khác của Nga sẽ gặp nguy hiểm. Ví dụ, các sân bay Taganrog-Central, Yeisk và Baltimore (tỉnh Voronezh).
Ngoài ra, có khả năng Ukraine sẽ nhận được một lượng đạn đáng kể cho các hệ thống tên lửa phóng loạt M270 MLRS và M142 HIMARS, cũng như các loại tương tự, bao gồm bom đường kính nhỏ phóng từ mặt đất (GLSDB) có tầm bắn 150 km. Cũng không thể loại trừ việc cung cấp hàng trăm xe tăng M1 Abrams, nhiều loại xe bọc thép chở quân, xe chiến đấu bộ binh và các loại xe bánh xích và bánh lốp khác.
Hơn nữa, có khả năng Washington sẽ chuyển giao cho Kiev một số máy bay chiến đấu F-16. Vấn đề chuyển giao cho Ukraine một số tên lửa hành trình không đối đất, AGM-158A JASSM thế hệ cũ với tầm bắn lên tới 370 km và AGM-158B JASSM-ER hiện đại với tầm bắn lên tới 980 km, vẫn để ngỏ.
Chính vì những lý do trên, Nga đã cảnh báo sự hỗ trợ quân sự của Mỹ dành cho Ukraine đang kéo Washington vào “thất bại”. Theo Reuters, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết: “Việc Washington ngày càng lún sâu hơn vào cuộc chiến hỗn hợp chống Nga sẽ trở thành một thất bại đối với Mỹ như ở Afghanistan”.
Tờ Politico dẫn lời Phó đại diện thường trực thứ nhất của Nga tại Liên hợp quốc Dmitry Polyanskiy nhấn mạnh rằng gói viện trợ của Mỹ sẽ đồng nghĩa với việc Kyiv “sẽ hoạt động lâu hơn một chút”.
Kế hoạch hỗ trợ tiền mặt và đạn dược của EU cho Ukraine bị đình trệ
Liên minh châu Âu (EU) đã cam kết hỗ trợ 1 triệu viên đạn pháo và hàng tỷ USD tiền mặt, nhưng gói viện trợ này đang bị đình lại.
Các quan chức Ukraine cho biết họ cần ít nhất 1 triệu quả đạn pháo 155 mm để bổ sung và duy trì khả năng phòng thủ. Ảnh: AFP/Getty Images
Theo tờ Politico, các bộ trưởng quốc phòng EU sẽ tập trung tại Brussels ngày 14/11 trong bối cảnh một số cam kết của khối này nhằm hỗ trợ Ukraine bằng vũ khí và tiền mặt đang gặp khó khăn.
Các nhà ngoại giao ngày càng lo ngại mục tiêu của EU cung cấp 1 triệu viên đạn cho Kiev trong vòng một năm để hỗ trợ nước này trong cuộc xung đột với Nga đang gặp khó khăn, trong khi các cam kết về tiền mặt mới cũng đang bị mắc kẹt trong một cuộc tranh luận chính trị căng thẳng.
Một quan chức cấp cao của EU hôm 11/11 cho biết, 300.000 viên đạn đã được vận chuyển kể từ ngày 9/2 theo chương trình gửi đạn từ kho dự trữ quốc gia tới Ukraine. Nhưng quá trình đó đã không đi đúng hướng, với một triệu viên đạn như cam kết vào đầu năm.
Một nhà ngoại giao châu Âu cho biết: "Sẽ rất khó đạt được mục tiêu vào giữa tháng 3/2024".
Các nhà điều hành trong ngành công nghiệp chỉ ra tình trạng thiếu nhân lực và các vấn đề trong việc tìm nguồn cung cấp đủ chất nổ là một số trở ngại mà các nhà thầu phải đối mặt khi họ tìm cách đẩy mạnh sản xuất đạn dược.
"Mục tiêu chưa chết", quan chức EU nhấn mạnh, đồng thời cho biết thêm con số trên chỉ là "khoảng giữa" vì hàng nghìn viên đạn nữa sẽ được gửi đi theo một chương trình mua sắm chung khác. Ông nói thêm: "Nói chung đây là một vấn đề với năng lực công nghiệp".
Ngoài ra, nỗ lực nhằm triển khai gói hỗ trợ mới cho Ukraine trị giá 20 tỷ euro trong 4 năm từ Quỹ Cơ sở Hòa bình châu Âu (EPF) của EU cũng đang vướng vào tranh luận. Chưa kể việc Hungary vẫn đang chặn khoản thanh toán 500 triệu euro từ quỹ EPF hiện có do các lệnh trừng phạt đối với một ngân hàng địa phương của nước này.
Mặc dù nhìn chung EU rõ ràng ủng hộ Ukraine, nhưng các quốc gia thành viên lại bị chia rẽ về cách cung cấp thêm tài chính và liệu sẽ hoàn trả cho các quốc gia thành viên số vũ khí mà họ chuyển giao theo một lần hay theo từng phần hàng năm.
Nói về gói 20 tỷ euro, nhà ngoại giao trên cho biết: "Gần đây chúng tôi chưa nói về con số này", đồng thời cho biết thêm rằng trước tiên phải đưa ra quyết định về cách thức hoạt động của quỹ trước khi phân bổ kinh phí. "Quỹ này sẽ không đóng cửa vào 14/11", ông nói.
Trong cuộc họp của các nhà lãnh đạo EU vào cuối tháng 10 vừa qua, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã thận trọng trong việc cam kết tài trợ nhiều hơn trong bối cảnh cuộc tranh luận về cách chi tiêu ngân sách dài hạn của khối đến năm 2027 hiệu quả hơn. Ông Scholz nói về sự hỗ trợ dành cho Ukraine: "Nhiều quốc gia đang cung cấp mức hỗ trợ song phương rất cao - nhiều nhất là Đức và chúng tôi sẽ tiếp tục làm như vậy. Đó là điều chúng ta nên tập trung vào lúc này".
Trước đó, vào tháng 10, các nhà lãnh đạo EU đã đạt được thoả thuận gửi cho Ukraine 1 triệu viên đạn trong vòng 12 tháng.
Thỏa thuận này đánh dấu một bước ngoặt đối với EU với việc lần đầu tiên đạt được thoả thuận cùng mua vũ khí cho một quốc gia đang trong xung đột.
Kế hoạch này được xúc tiến trong bối cảnh có lo ngại rằng Kiev sắp hết đạn trong cuộc xung đột kéo dài với Nga. Các quan chức Ukraine cho biết họ cần ít nhất 1 triệu quả đạn pháo 155 mm để bổ sung và duy trì hệ thống phòng thủ - một con số vượt xa năng lực sản xuất hàng năm của châu Âu.
Để bù đắp sự thiếu hụt, EU đã soạn thảo một kế hoạch chi tiết gồm nhiều giai đoạn. Đầu tiên, họ sẽ dành 1 tỷ euro cho các quốc gia có thể tài trợ đạn dược ngay lập tức từ kho dự trữ của họ hoặc chuyển hướng các đơn đặt hàng hiện có. Sau đó, họ sẽ dành thêm 1 tỷ euro để cùng mua thêm đạn dược (và có thể cả tên lửa) cho Ukraine và thay thế đạn pháo do châu Âu tài trợ. Cuối cùng, họ muốn khám phá những cách khác để tăng cường khả năng sản xuất vũ khí mà châu Âu cần trong nhiều năm tới.
Mỹ viện trợ gì cho Ukraine trong gói vũ khí mới 400 triệu USD? Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 3/3 thông báo sẽ gửi một gói viện trợ quân sự mới trị giá 400 triệu USD cho Ukraine. Binh sĩ Ukraine chuẩn bị nã pháo vào các vị trí của Nga gần Bakhmut ngày 15/2. Ảnh: AP Theo đài RT, gói này gồm một số loại đạn pháo, nhưng trong bối cảnh có thông tin về tình...