Tại sao Gaza là tâm điểm của xung đột Israel – Palestine?
Kể từ khi lực lượng Hồi giáo Hamas nắm quyền kiểm soát Gaza vào năm 2007, vùng đất nhỏ và đông đúc này đã trở thành tâm điểm của cuộc xung đột quân sự giữa Israel và người Palestine.
Người dân Gaza di dời tránh xa biên giới với Israel ngày 7/10. Ảnh: AFP
Hàng nghìn người dân ở Dải Gaza đã thiệt mạng trong các cuộc không kích của Israel, chủ yếu nhằm trả đũa những vụ tấn công bằng tên lửa của Hamas hoặc các tay súng khác.
Tình trạng cắt điện kéo dài, nghèo đói và nỗi lo sợ bị bắn phá thường xuyên đã khiến nhiều người dân Gaza muốn di dời đến nơi khác. Nhưng lựa chọn đó khó thể xảy ra. Bởi lẽ, việc ra vào vùng lãnh thổ này bị hạn chế nghiêm ngặt.
1. Gaza là gì?
Còn được gọi là Dải Gaza, đây là vùng lãnh thổ dài khoảng 40 km và rộng 12 km, bao quanh là Israel, Ai Cập và biển Địa Trung Hải.
Từng là một phần của đế quốc Ottoman và sau đó là đế quốc Anh, nơi đây trở thành nơi ẩn náu của khoảng 200.000 người Palestine bị mất gốc do cuộc chiến tranh Saudi Arabia – Israel năm 1948.
Ai Cập cai trị Gaza cho đến khi Israel giành kiểm soát trong Chiến tranh Sáu ngày năm 1967.
Năm 2005, Israel rút quân khỏi Gaza và bỏ lại các khu định cư của công dân Israel.
Ngày nay, Gaza cùng với Bờ Tây là hai vùng lãnh thổ mà người Palestine thực hiện quyền tự trị song bị hạn chế. Israel duy trì quyền kiểm soát không phận và lãnh thổ hàng hải của Gaza, đồng thời thực thi lệnh phong tỏa, cùng với Ai Cập.
Video đang HOT
2. Ai quản lý vùng lãnh thổ này?
Trong khoảng một thập kỷ, cho đến năm 2006, Gaza được quản lý bởi Chính quyền Palestine và nằm dưới ảnh hưởng của đảng Al-Fatah trong Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) – tổ chức đã ký một thỏa thuận hòa bình với Israel.
Năm đó, phong trào Hamas, vốn đối địch với Israel, đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử lập pháp.
Sau nhiều tháng giao tranh, Hamas đã nắm quyền kiểm soát Gaza. Israel đáp trả bằng cách áp đặt lệnh phong tỏa, với lý do cần phải bảo vệ người dân của mình.
Kể từ đó, các binh sĩ Israel và các tay súng Hamas ở Gaza đã bùng phát 4 vụ đối đầu quân sự lớn.
Trong khi Hamas kiểm soát an ninh ở Gaza, nguồn tài trợ cho y tế, năng lượng và các dịch vụ khác chủ yếu đến từ Liên hợp quốc và nước ngoài được chuyển trực tiếp hoặc thông qua Chính quyền Palestine.
Một người phụ nữ chạy xuống hầm trú ẩn vào lúc còi báo động tấn công vang lên tại Ashkelon, Israel. Ảnh: NYTimes
3. Cuộc sống ở đó như thế nào?
Liên hợp quốc ước tính trên 5.200 người Gaza đã thiệt mạng trong các cuộc xung đột với Israel. Nhiều người trong số họ là trẻ em và đa phần chết vì không kích.
Một báo cáo vào năm 2021 từ nhóm vận động Euro-Med Monitor cho biết 9 trên 10 trẻ em ở Gaza đang phải chịu một số dạng chấn thương liên quan đến xung đột.
Hầu hết người dân Gaza sống trong các trại tị nạn được thành lập cách đây hơn bảy thập kỷ để làm nơi ở cho những người Palestine phải di dời trong cuộc chiến năm 1948.
Với hoạt động kinh tế hạn chế, nhiều người trong số họ vẫn phải sống dựa vào nguồn viện trợ thực phẩm của Liên hợp quốc.
Cuộc phong tỏa kéo dài 15 năm của Israel cũng khiến tình trạng nghèo đói ở dải đất này trở nên sâu sắc hơn. Mất điện xảy ra hàng ngày, kéo dài vài giờ liên tục. Hầu hết nước máy đều không thể uống được, buộc các hộ gia đình phải mua nước khử muối từ các nhà cung cấp tư nhân.
Người dân không dám công khai chỉ trích phong trào Hamas.
4. Tại sao tình hình không được cải thiện?
Đây là vùng lãnh thổ bị cô lập, không có tài nguyên thiên nhiên, chìn trong nghèo đói từ lâu và phần lớn người tị nạn phải đối mặt với những thách thức to lớn.
Thêm vào đó, cả Israel và Ai Cập đều cảnh giác cao độ với Gaza chừng nào Hamas còn điều hành nơi đây. Hai chính quyền trên đều duy trì phong tỏa biên giới và phá hủy các đường hầm dùng để buôn lậu hàng hóa.
Những năm gần đây, Israel đã thực hiện một số bước để giảm bớt hoàn cảnh khó khăn cho người dân ở Gaza, trong đó cấp giấy phép cho 20.000 người Gaza làm việc ở Israel với mức thu nhập gấp 10 lần ở quê nhà.
Nhưng hy vọng về một thỏa thuận hòa bình có thể cải thiện đáng kể điều kiện sống ở Gaza là rất ít.
Tình hình trở nên phức tạp do sự hiện diện của một nhóm vũ trang nhỏ hơn, độc lập với Hamas, chịu trách nhiệm về các cuộc tấn công gần đây nhất vào Israel.
5. Điều gì gây ra làn sóng bạo lực mới nhất?
Nhóm vũ trang Islamic Jihad đã phóng khoảng 100 quả rocket vào Israel sau khi một thành viên của nhóm này chết vì tuyệt thực trong nhà tù ở Israel.
Đa phần rocket đều bị hệ thống phòng thủ tên lửa “Vòm Sắt” của Israel đánh chặn. Tel Aviv đã đáp trả bằng cách sát hại 4 chỉ huy Islamic Jihad hàng đầu.
Nhóm vũ trang này thậm chí còn ít sẵn sàng thỏa hiệp với Israel.
Palestine phản đối việc Israel xây dựng khu định cư mới gần Jerusalem
Theo Tân Hoa xã, ngày 7/5, chính quyền Palestine đã phản đối việc Israel xây dựng khu định cư mới gần làng Mukhmas của Palestine, cách thành phố Jerusalem 8 km về phía Đông Bắc.
Khu định cư Efrat của Israel ở ngoại ô thành phố Bethlehem, Bờ Tây. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Palestine bày tỏ quan ngại hành động trên của Israel, coi động thái này "vi phạm luật pháp quốc tế". Bộ Ngoại giao Palestine khẳng định đang theo dõi mọi diễn biến liên quan với Tòa án Hình sự quốc tế (ICC).
Trước đó, ngày 6/5, Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) cho biết những người định cư Israel đã xây dựng khu định cư mới, mang tên Sde Yonatan, gần làng Mukhmas, dưới sự bảo vệ của các lực lượng Israel. Israel chưa đưa ra bình luận nào sau khi thông báo việc xây dựng khu định cư trên.
Theo thống kê của Palestine, hơn 700.000 người định cư Israel đang sinh sống tại 151 khu định cư được nước này xây dựng trên phần lãnh thổ của người Palestine ở Đông Jerusalem và Bờ Tây bị chiếm đóng. Palestine đã nhiều lần phản đối việc Israel xây dựng các khu định cư này. Trong tuyên bố đưa ra ngày 21/4 vừa qua, Bộ Ngoại giao Palestine nhấn mạnh việc mở rộng các khu định cư của Israel tại các vùng lãnh thổ chiếm đóng của Palestine sẽ hủy hoại cơ hội thiết lập nhà nước Palestine. Tuyên bố nêu rõ các khu định cư của Israel là "bất hợp pháp dưới mọi hình thức", cho dù đó là việc xây dựng nhà ở mới tại Jerusalem hay cung cấp tài chính để xây dựng đường sá ở các khu định cư tại khu vực Bờ Tây bị chiếm đóng.
Trong khi đó, cùng ngày, Cơ quan quản lý đất đai Israel đã chào các gói thầu riêng cho việc xây dựng 1.248 căn nhà định cư mới ở Bờ Tây bất chấp việc nước này hồi tháng 2 cam kết sẽ tạm dừng cấp phép các khu định cư mới trong 4 tháng.
Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, Bộ Xây dựng Israel cho biết các hồ sơ chào thầu đều tuân thủ nguyên tắc và đã nhận được các giấy phép cần thiết, trong đó có giấy phép của Bộ Quốc phòng. Sau hội nghị an ninh tại Jordan hồi tháng 2, trong đó có sự tham gia của Ai Cập, Jordan, Palestine, Mỹ, Israel đã cam kết không thảo luận hay cấp phép xây dựng các khu định cư mới trong vòng 4 tháng để tránh căng thẳng với người Palestine leo thang thành xung đột mất kiểm soát.
Cũng trong ngày 7/5, cơ quan chức năng Israel đã phá dỡ trường Jib Al-Deeb tại thành phố Bethlehem - vốn do Liên minh châu Âu (EU) tài trợ cho người Palestine. Theo phán quyết của tòa án ở Israel hồi tháng 3, công trình này được xây dựng không phép từ năm 2017 tại khu vực Công viên quốc gia Herodium ở Bờ Tây. Israel xác định kiến trúc này không đảm bảo an toàn, có nguy cơ sụp đổ, do đó, lực lượng chức năng đã tiến hành san phẳng ngôi trường này.
Chính quyền Palestine và EU đã phản đối động thái trên. Bộ Giáo dục Palestine đã lên án hành động của Israel, đồng thời quan ngại việc học sinh bị tước quyền được giáo dục trong môi trường tự do và an toàn. Bộ Giáo dục Palestine cam kết cung cấp sự hỗ trợ cần thiết để đảm bảo cơ hội được học tập cho tất cả học sinh, đồng thời kêu gọi các tổ chức quốc tế hỗ trợ giải quyết vấn đề. Trong khi đó, Văn phòng đại diện EU tại Bờ Tây và Dải Gaza cũng đã phản đối việc Israel phá dỡ ngôi trường mà liên minh này đã tài trợ. Một người phát ngôn của EU khẳng định việc phá dỡ ngôi trường "là trái phép theo luật pháp quốc tế và quyền được giáo dục của trẻ em phải được tôn trọng", đồng thời cho biết hơn 60 trẻ em Palestine sẽ bị ảnh hưởng bởi hành động của Israel.
Kết thúc hội nghị với Israel, quan chức Palestine hài lòng nói tiến trình hòa bình 'được hồi sinh' Ngày 20/3, Tổng thư ký Ủy ban điều hành Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) Hussein al-Sheikh cho biết, "tiến trình hòa bình giữa Israel và Palestine đã được hồi sinh một cách hiệu quả thông qua 2 hội nghị an ninh vừa qua". Tổng thư ký PLO nhận định, các hội nghị hòa bình vừa qua cho thấy, người Palestine có thể...