Tại sao gà không thể bay như chim dù có cánh?
Gà có thể nhảy từ dưới đất lên cành cây, chuyển từ cành này sang cành khác nhưng không thể sải cánh bay lượn trên bầu trời như chim, tại sao?
Gà là loại động vật được xếp vào lớp chim với đặc điểm chung là có mỏ, đẻ trứng và biết bay. Gà mang đầy đủ đặc điểm của một con chim, nhưng trong khi các loài chim chao liệng trên bầu trời thì gà không có khả năng này. Tại sao gà không thể bay dù có cánh có lẽ là thắc mắc của rất nhiều người.
Tại sao gà không thể bay dù có cánh?
Theo Sohu, dù gà có nguồn gốc từ các loài chim bay hoang dã, quá trình con người nhân giống chọn lọc qua rất nhiều thế hệ đã tạo ra những giống gà không có khả năng bay. Những con gà này thường lớn hơn và nặng hơn rất nhiều so với tổ tiên hoang dã của chúng, được nuôi để lấy thịt và đẻ trứng chứ không phải để bay.
Mặt khác, gà dần dần quen với môi trường sống trên mặt đất và theo thời gian, mô cơ cánh của chúng bị thoái hóa, cơ thể ngày càng nặng nề hơn. Các đặc điểm này được di truyền từ đời này sang đời khác và đó là lý do tại sao tại sao gà không thể bay dù có cánh.
Tại sao gà không thể bay dù có cánh? Đó là do gà có thân hình cồng kềnh, nặng nề, cánh nhỏ và cơ ngực yếu. (Ảnh: The Happy Chicken Coop)
Mặc dù cánh gà có vẻ nhỏ bé và vô dụng nhưng chúng cũng có thể phục vụ một số mục đích quan trọng. Chức năng chính của cánh gà là duy trì sự cân bằng và ổn định khi chúng đi hoặc chạy.
Video đang HOT
Đôi cánh còn đóng vai trò như một loại phanh hơi, giúp gà giảm tốc độ hoặc nhanh chóng đổi hướng khi chạy. Ngoài ra, cánh gà có vai trò rất quan trọng trong giao tiếp, đặc biệt là khi muốn thiết lập sự thống trị trong đàn.
Gà được nhân giống chọn lọc theo hướng sản xuất thịt nên thân hình to, nặng hơn tổ tiên hoang dã của chúng, đó là lý do tại sao gà không thể bay dù có cánh. (Ảnh: Dine a Chook)
Cơ ngực của gà (đối với loài chim, loại cơ này chịu trách nhiệm cung cấp năng lượng cho chuyến bay) tương đối yếu so với cơ chân. Điều này là do gà được nhân giống chọn lọc để sản xuất thịt, dẫn đến thân hình ngày càng to và nặng hơn, làm giảm khả năng bay của chúng.
Ngoài ra, hình dạng của xương ức gà không có lợi cho sự bay; nó thiếu xương sống cung cấp sự hỗ trợ cần thiết cho các cơ bay mạnh mẽ có ở loài chim.
Thực tế gà vẫn có thể bay nhưng không thể bay cao, cùng lắm là chỉ lướt thoáng qua, không thể thay đổi hướng bay theo ý muốn và cũng không thể bay trong thời gian dài. (Ảnh: Backyard Poultry)
Không phải cứ có cánh là bay được. Điều này còn phụ thuộc vào bộ xương đặc biệt của loài chim. Xương chim là loại vật liệu rỗng và rất nhẹ, chỉ chiếm 5% đến 6% trọng lượng cơ thể (trong khi xương người chiếm tới 18% trọng lượng cơ thể). Vì xương nhẹ nên cánh rất dễ cử động.
Ngoài ra, trong cơ thể chim có nhiều túi khí nối với phổi, rất có lợi cho việc giảm trọng lượng và tăng sức nổi. Gà không có hai đặc điểm quan trọng trên nên không thể bay, hay nói đúng hơn là không thể bay cao, cùng lắm là chỉ cất mình lên khỏi mặt đất một cách thoáng qua, không thể thay đổi hướng hay bay theo ý muốn.
Sư tử "liều mạng" quyết chiến với gấu xám: Kết quả trận đấu nghẹt thở được định đoạt nhờ 3 yếu tố
Trong cuộc chiến của 2 loài săn mồi hàng đầu này, con gấu hay sư tử sẽ chiến thắng?
Gấu là những loài động vật có vú ăn thịt thuộc Họ Gấu (Ursidae). Chúng được xếp vào phân bộ Dạng chó. Trong 8 loài gấu còn lại trên thế giới, gấu trắng Bắc Cực là loài lớn nhất (cũng là loài thuộc Bộ Ăn thịt lớn nhất trên cạn), cùng với gấu Kodiak - một phân loài của gấu nâu; còn gấu chó là loài nhỏ nhất.
Gấu và sư tử được biết đến là những kẻ săn mồi có sức mạnh phi thường. (Ảnh: Pinterest)
Sư tử (Panthera leo) là một trong những loài đại miêu của họ Mèo, chi Báo. Giống như các loài thuộc họ mèo khác, sư tử là những con thú săn mồi siêu hạng và là động vật ăn thịt đầu bảng. Chúng thường đi thành đàn khi tìm kiếm thức ăn.
Gấu và sư tử được biết đến là những kẻ săn mồi có sức mạnh phi thường. Chúng có thể dễ dàng hạ gục những con mồi to lớn như nai sừng tấm. Gấu đôi khi cạnh tranh nơi sống với sói xám và sư tử.
Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu hai loài vật này đối đầu với nhau? Hãy cùng so sánh các yếu tố chính ảnh hưởng tới kết quả của trận chiến giữa chúng.
Gấu đôi khi cạnh tranh nơi sống với sói xám và sư tử. (Ảnh: Animal Hype)
Theo trang Animal Hype, những yếu tố chính trong trận đấu giữa gấu và sư tử là trọng lượng, tốc độ và lực cắn.
Một con sư tử nặng trung bình khoảng 190 kg. Một con gấu trưởng thành nặng khoảng 365 kg. Kích thước của những loài vật này chịu ảnh hưởng từ nguồn thức ăn, vị trí và môi trường xung quanh. Nếu so sánh trên cơ sở trọng lượng, con gấu sẽ có lợi thế hơn con sư tử.
Một con sư tử có tốc độ nhanh nhất là 80 km/h. Trong khi đó, một con gấu chỉ đạt tốc độ tối đa là 56km/h. Do đó, nếu so sánh trên cơ sở tốc độ, con sử tử chiếm ưu thế hơn.
Nếu gấu và sư tử đụng độ, loài vật nào sẽ chiến thắng? (Ảnh: Pinterest)
Ngoài ra, hai loài vật này đều sở hữu sức mạnh phi thường. Quan sát hàm răng của một con gấu, bạn sẽ thấy hàm trên của nó có 2 chiếc răng nanh. Còn sư tử lại có hàm răng được tiến hóa để xé thịt con mồi thành nhiều mảnh. Một cú đớp của sư tử có lực cắn là 650 PSI, nhưng một con gấu lại có thể cắn với lực lên tới 1.200 PSI. Ta có thể thấy, lực cắn của gấu mạnh gần gấp 2 lần của sư tử.
Hơn nữa, móng vuốt của sư tử dài nhất là 7cm, còn móng vuốt của gấu dài tới 10 cm. Gấu có nhiều ưu thế hơn sư tử.
Mặc dù sư tử có thể đánh ra một vài đòn nhanh bất ngờ nhờ tốc độ nhưng nó không thể vượt qua sức mạnh từ cú đớp hay trọng lượng của gấu. Ta có thể tạm kết luận là gấu sẽ chiến thắng nếu hai loài vật này xảy ra đụng độ.
Bí mật về linh dương Eland - loài linh dương to lớn nhất còn tồn tại trên thế giới Linh dương Eland là loài động vật to lớn, dù chiều cao tính tới vai chỉ dưới hai mét nhưng chúng có thể nặng tới hơn 1 tấn. Linh dương Eland được coi là loài linh dương lớn nhất còn tồn tại trên hành tinh của chúng ta. Cái tên "eland" xuất phát từ tiếng Hà Lan có nghĩa là "nai sừng tấm"...