Độc đáo loài vật tuy nhỏ bé nhưng rất ‘to mồm’ ở Việt Nam
Loài lưỡng cư nổi tiếng với tiếng kêu và vang xa so với đa số các loài nhái dù kích thước chỉ nhỏ bằng hai ngón tay người lớn, chúng có tên gọi nhái bầu hoa. Tại Việt Nam, nhái bầu hoa phân bố ở miền Bắc vào đến Gia Lai, Lâm Đồng…
Nhái bầu hoa có tên khoa học là Microhyla ornata. Đặc điểm dễ nhận biết của loài lưỡng cư này là các dấu mũi tên điển hình trên lưng của chúng.
Nhái bầu hoa thường có màu vàng nhạt với các miếng vá màu nâu sẫm, thân dài 18mm – 28mm, màu nâu xám, trên lưng có những đốm dạng nâu sẫm.
Nhái bầu hoa tuy nhỏ nhưng nhờ có túi kêu lớn là nhờ cơ quan cộng hưởng ở cổ, nên kêu to và vang xa. Chúng thường chỉ xuất hiện vào mùa mưa hàng năm ở các khu vực rừng còn tốt tới độ cao 2000m.
Ở Việt Nam loài này phân bố ở miền Bắc vào đến Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng tới độ cao 1.600 – 1.800m.
Video đang HOT
Trên thế giới chúng thường có ở Bangladesh; Bhutan; India; Nepal; Pakistan; Sri Lanka…
Môi trường sống của nhái bầu hoa rất khác nhau, từ vùng đồng cỏ, thảo nguyên, cây bụi nhiệt đới và cận nhiệt đới đến khu rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới ẩm lá rộng, rừng lá rộng khô nhiệt đới…
Thức ăn chủ yếu của chúng là kiến, mối, côn trùng đất…
Đôc lạ loài sinh vật quý hiếm có thể phát ra tiếng khóc như trẻ em
Kỳ nhông là loài lưỡng cư đặc biệt lớn nhất thế giới. Chúng là những gì còn sót lại từ thời khủng long, các con đực là bậc thầy về việc dùng hang, tổ và có tiếng kêu như tiếng trẻ em khóc.
Hiện chúng đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Kỳ nhông khổng lồ Trung Quốc (Andrias davidianus) là một trong những loài kỳ giông lớn nhất và độc đáo nhất trên thế giới
Nó hoàn toàn sống dưới nước và là loài đặc hữu của các suối và hồ núi đá ở lưu vực sông Dương Tử ở miền Trung Trung Quốc. Loài này có thể dài tới 1,8 mét và nặng gần 60kg
Kỳ nhông cũng thuộc về một giống cổ đại. Họ nhà kỳ giông, tên khoa học là Cryptobranchidae, tồn tại 170 triệu năm về trước
Kỳ nhông khổng lồ Ƭrung Quốc ăn côn trùng, ếch nhái, và cá. Ɲó có thị lực rất kém, vì vậy phụ thuộc vào các đường viền hɑi bên cơ thể (bướu cảm giác) để cảm nhận các rung động trong môi trường xung quɑnh
Những con vật tuyệt vời này đang ngày càng trở nên hiếm trong đời sống tự nhiên. Từ thập niên 1950 tới nay, số lượng kỳ nhông khổng lồ Trung Quốc đã giảm đi nhanh chóng
Chúng có thể sống tới 30 năm trong tự nhiên và thậm chí tới 60 năm trong điều kiện nuôi nhốt. Ƭuổi thọ của kỳ nhông khổng lồ Trung Quốc hoɑng dã và nuôi nhốt khác nhau đến từ thức ăn và điều kiện sống củɑ chúng
Mặc dù là động vật lưỡng cư sống hoàn toàn dưới nước, nhưng kỳ nhông khổng lồ Trung Quốc vẫn có một lá phổi, được sử dụng chủ yếu để duy trì khả năng nổi trong nước
Con cái của loài này thường đẻ 400-500 trứng trong một ổ đẻ dưới nước, sau đó con đực sẽ bảo vệ ổ cho tới khi trứng nở sau 50-60 ngày
Kỳ nhông khổng lồ Trung Quốc được biết là có thể phát ra âm thanh, như tiếng sủa, rên rỉ, rít lên, hay âm thanh như tiếng khóc. Một vài trong số những tiếng kêu của chúng giống với tiếng khóc của một đứa trẻ, và vì thế nó được biết đến trong tiếng Trung Quốc như như "oa oa ngư", nghĩa là cá trẻ con
Kỳ nhông khổng lồ Trung Quốc được coi là cực kỳ nguy cấp trong tự nhiên do mất môi trường sống, ô nhiễm và bị săn bắt để chế biến thức ăn và sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc
Chiêm ngưỡng 10 loài chim quý hiếm, độc lạ bậc nhất Việt Nam Việt Nam là một quốc gia có hệ sinh thái đa dạng và phong phú, với nhiều loài chim quý hiếm. Trong đó, có những loài chim có tên gọi độc lạ cùng những tiếng kêu đặc trưng... Cú muỗi mỏ quặp: Đây là loài chim hiếm, thường cư trú tại những khu rừng lá rộng hoặc rừng thứ sinh ở Trung và...