Tại sao F0 khỏi bệnh cần cẩn thận với nguy cơ đau tim và đông máu?
Đau tim và đông máu đang gia tăng ở bệnh nhân Covid-19 đang hồi phục, theo Times of India .
Covid-19 không chỉ đáng sợ với các triệu chứng khó lường và nguy hiểm mà những rủi ro lâu dài cũng rất khó đoán biết.
Trong khi một số bệnh nhân không có triệu chứng hoặc chỉ bệnh nhẹ, những người khác bị nặng và dễ bị các biến chứng Covid kéo dài, và phải rất lâu sau mới hồi phục.
Đau tim và đông máu đang gia tăng ở bệnh nhân Covid-19 đang hồi phục, theo Timesofindia. Ảnh SHUTTERSTOCK
Theo các chuyên gia, sự gia tăng đáng báo động của các vấn đề về tim dẫn đến hình thành cục máu đông, đau ngực, đau tim, ngừng tim và suy tim ở những bệnh nhân Covid-19 đã khỏi bệnh trong độ tuổi từ 17 đến 35 là mối quan tâm rất lớn, đáng chú ý cần phải hành động ngay lập tức, theo Times of India.
Theo một cuộc khảo sát năm 2020 của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, bệnh nhân Covid-19 có thể mất vài tuần để hồi phục và trở lại cuộc sống bình thường.
Dữ liệu từ Nghiên cứu triệu chứng Covid-19 của Anh cho thấy cứ 10 bệnh nhân Covid-19 thì có 1 người gặp phải các triệu chứng trong 3 tuần trở lên.
Còn một nghiên cứu năm 2021 từ một bệnh viện ở Vũ Hán (Trung Quốc) cho thấy hơn 3/4 bệnh nhân mắc Covid-19 vẫn trải qua ít nhất một triệu chứng kéo dài đến 6 tháng sau khi xuất viện.
Video đang HOT
Điều này cho thấy tác động lâu dài của Covid-19 rất phổ biến và các chuyên gia đang cố gắng tìm ra lý do tại sao.
Nguy cơ đông máu tăng lên ở bệnh nhân Covid-19 đã khỏi bệnh
Ở một số bệnh nhân, Covid-19 có thể dẫn đến hình thành cục máu đông, theo Times of India.
Thông thường, các cơn đau tim và đột quỵ là do các cục máu đông lớn gây ra. Nhưng tổn thương tim do Covid-19 gây ra là do sự hình thành các cục máu đông rất nhỏ làm tắc nghẽn các mạch máu nhỏ trong cơ tim.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những bệnh nhân bị biến chứng Covid-19 kéo dài tiếp tục có chỉ số đông máu cao hơn, có thể dẫn đến các triệu chứng như khó thở, mệt mỏi.
Trước đây, một công bố trên Tạp chí về huyết khối Journal of Thrombosis and Haemostasis cũng cho thấy dấu hiệu của cục máu đông cao hơn đáng kể trong máu của những bệnh nhân mắc hội chứng Covid kéo dài.
Các vấn đề về tim trở nên phổ biến hơn bao giờ hết
Trong quá trình hồi phục, những người đã từng nhiễm Covid-19 phải trải qua những cơn đau tim kéo dài. Những người bị Covid-19 kéo dài thường gặp các triệu chứng như chóng mặt, đau ngực, tim đập nhanh và khó thở.
Trong quá trình hồi phục, những người đã từng nhiễm Covid-19 phải trải qua những cơn đau tim kéo dài. Ảnh SHUTTERSTOCK
Theo tiến sĩ T.S. Kler, Chủ tịch Viện Tim & Mạch máu Fortis, Gurugram (Ấn Độ), Covid-19 dẫn đến hình thành cục máu đông trong tĩnh mạch tim, dẫn đến đau tim đột ngột, theo Times of India.
Tuy nhiên, ông cho biết chỉ cần điều trị kịp thời là có thể xử lý được.
Ông nói, sau khi bị nhiễm Covid-19, các bệnh nhân đã mắc một số bệnh về tim, thậm chí sau 2 – 3 tháng. Sau đợt Covid thứ hai, mỗi ngày ông đều thấy 1 – 2 bệnh nhân trẻ tuổi bị bệnh tim.
Ông cho biết thêm, những người bị đau ngực sau khi khỏi Covid-19 hoặc những người đã bị các vấn đề về tim và bị nhiễm Covid-19 – nên đi kiểm tra tim để biết tình trạng tim của họ, theo Times of India.
Chuyên gia khuyên nên làm gì?
Bác sĩ Kler khuyến cáo những bệnh nhân đã khỏi Covid-19 sau 2 tháng nên đi kiểm tra tim thường xuyên, tập thể dục hoặc tập yoga ít nhất 30 phút và tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, vận động cơ thể và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Các cách để kiểm soát các triệu chứng kéo dài
Tiếp tục đi khám và kiểm tra tim thường xuyên, đặc biệt đối với người đã có bệnh tim mạch từ trước. Cần theo một chế độ ăn uống lành mạnh và giữ đủ nước.
Đừng cố tập những bài tập cường độ cao mà hãy đi bộ những đoạn ngắn. Nếu gặp bất kỳ triệu chứng kéo dài nào như đau ngực, khó thở, nhầm lẫn… cần phải đi khám ngay lập tức, theo Times of India.
Hơn một tỷ người trên thế giới bị tăng huyết áp
Hơn 1,2 tỷ người trên toàn cầu mắc bệnh tăng huyết áp, tăng gấp đôi so với năm 1990, theo một nghiên cứu lớn ở 184 quốc gia.
Kết quả được công bố trên tạp chí Lancet hôm 24/8, dựa trên dữ liệu từ 1.201 nghiên cứu liên quan đến 104 triệu người ở 184 quốc gia. Các nhà nghiên cứu ước tính có 652 triệu nam giới và 626 triệu phụ nữ bị tăng huyết áp, tính đến năm 2019. Gần một nửa trong số họ không biết về tình trạng của mình, hơn một nửa không được điều trị.
Phác đồ điều trị và kiểm soát bệnh tăng huyết áp đã được cải thiện ở nhiều quốc gia, khoảng 45% người trưởng thành ở Mỹ bị tăng huyết áp hoặc đang dùng thuốc để điều trị bệnh. Chỉ 1/4 người kiểm soát được bệnh, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ.
Tăng huyết áp được coi là kẻ giết người thầm lặng. Bệnh hiếm khi có triệu chứng nhưng có thể gây hại nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng. Các vấn đề liên quan đến tăng huyết áp bao gồm đau tim, đột quỵ, suy tim và suy thận.
Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành động mạch. Huyết áp được tính bằng đơn vị mmHg và được xác định bằng cách đo huyết áp. Huyết áp có hai chỉ số: huyết áp tâm thu thể hiện ở chỉ số trên khi tim co bóp; huyết áp tâm trương thể hiện ở chỉ số dưới khi tim thư giãn. Chỉ số huyết áp bình thường: Huyết áp tâm thu: 120-129 mmH và/hoặc huyết áp tâm trương: 80-84 mmHg. Khi huyết áp tâm thu 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 90 mmHg thì bạn bị tăng huyết áp.
Điều trị huyết áp cao thường bắt đầu bằng việc thay đổi lối sống, như ăn uống lành mạnh, tập thể dục và giảm cân. Nếu điều này không đủ để cải thiện tình trạng, bệnh nhân có thể được kê thuốc.
Ngày mới với tin tức sức khỏe: Lợi ích của gừng có thể bạn chưa biết Gừng rất giàu dưỡng chất thực vật, chất chống ô xy hóa, các hợp chất có lợi khác giúp hỗ trợ tiêu hóa, hỗ trợ chức năng não, giảm viêm.... Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm lợi ích của gừng! Gừng tươi có hàm lượng gingerol cao hơn với nhiều lợi ích cho cơ thể. Ảnh...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

5 câu hỏi thường gặp với trẻ mắc hội chứng West

Lưu ý khi ăn loại gạo được cho là bổ dưỡng

Ở người lớn, những đối tượng nào có nguy cơ cao mắc và biến chứng nặng do Sởi?

Cảnh báo nguy cơ tử vong do ăn nấm lạ

Vì sao vôi hóa sụn sườn dễ bị nhầm với bệnh tim?

5 loại thực phẩm giúp bụng êm, ruột khỏe

Những sai lầm khi ăn uống có thể gây hại sức khỏe

8 bệnh nguy hiểm liên quan đến căng thẳng

7 thói quen buổi sáng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Loại gia vị Việt được ví như 'vàng trắng', bổ não lại giúp ngừa bệnh hiệu quả

Hai vợ chồng cùng mắc ung thư, bác sĩ cảnh báo thói quen hay gặp khi uống canh

Bác sĩ nêu lý do nhiều người bị cảm cúm, hắt hơi, sổ mũi mãi không khỏi
Có thể bạn quan tâm

BTV Thu Hà: Những miếng sữa đầu tiên mình cho chồng uống sau khi mổ não là sữa giả!
Netizen
18:36:04 15/04/2025
4 giây bóc trần nhan sắc và vóc dáng của vợ mẫu tây Bùi Tiến Dũng, không cần lên đồ vẫn chiếm trọn "spotlight"
Sao thể thao
18:28:37 15/04/2025
Sao nữ Vbiz nghi "toang" với bạn trai đạo diễn, lộ loạt hint hẹn hò với trai trẻ
Sao việt
18:10:11 15/04/2025
Tỷ phú Elon Musk trực tiếp kêu gọi ông Trump hủy bỏ mức thuế mới?
Thế giới
18:07:30 15/04/2025
Lý do thanh niên quê Hà Nội 'bắt cá hai tay' đánh gục bạn gái ở quán cà phê
Pháp luật
18:02:48 15/04/2025
SpaceX sẽ phải lập công ty tại Việt Nam để cung cấp dich vụ Internet vệ tinh
Thế giới số
18:02:40 15/04/2025
Ô tô 16 chỗ tông tử vong cụ già bán vé số ở TPHCM
Tin nổi bật
17:40:09 15/04/2025
3 mẫu vòng đeo tay thông minh giá dưới 1 triệu đồng tại Việt Nam
Đồ 2-tek
17:34:07 15/04/2025
2 gái Thái cướp spotlight của Jennie: 1 người là mỹ nhân lai cực hot khiến showbiz phát cuồng
Sao châu á
17:21:57 15/04/2025
Hôm nay nấu gì: Cơm tối có món ăn "quốc dân", nhìn đã thèm chảy nước miếng
Ẩm thực
17:07:59 15/04/2025