Tại sao DotA Trung Quốc lại đứng đầu thế giới?
Chỉ trong một thời gian ngắn mà Trung Quốc đã vươn lên vị trí cao nhất trong làng DotA thế giới.
Có lẽ người Trung Quốc rất có duyên với WarCraft III khi cả 2 dòng map nổi tiếng của trò chơi này là melee và DotA đều vinh danh đất nước tỷ dân. Trên chiến trường melee thì những cái tên như Sky, Infinity đã trở nên quá quen thuộc với hầu hết người hâm mộ vì những thành tích mà những game thủ này đã làm được.
Tiêu biêu như Sky đã từng vô địch liên tiếp 2 kỳ WCG 2005 và 2006. Thế nhưng Hàn Quốc (Korea) mới thật sự là quốc gia bá đạo ở bộ môn melee, bằng chứng là dù melee vẫn còn rất phát triển ở Trung Quốc nhưng nhà vô địch WCG 2010 lại là một game thủ Hàn Quốc với nickname Remind.
Nhưng ở bộ môn DotA, kể từ năm 2010 thì Trung Quốc chính thức bước lên ngôi vua của bộ môn eSport với hàng triệu tín đồ trên toàn thế giới. Trước đó, DotA Trung Quốc hoàn toàn vô danh trên đấu trường châu lục chứ đừng nói là toàn thế giới. Thế nhưng chỉ sau 1 thời gian ngắn ngủi, giờ đây không ai gắn bó với DotA mà không biết đến những cái tên như EHOME, LGD hay 820, ZSMJ,…
Chỉ trong 1 năm mà DotA Trung Quốc trở nên vô đối.
Vậy đâu là lý do để đất nước này có thể nhanh chóng chinh phục đỉnh cao của DotA?
1. Sự phát triển nhanh chóng của eSport Trung Quốc
Chỉ mới vài năm trở lại đây nhưng cường quốc eSport là Hàn Quốc cũng phải bắt đầu dè chừng Trung Quốc. Sự việc này bắt nguồn kể từ sau khi những hiện tượng như Sky xuất hiện ở bộ mônWarCraft III và người ta mới thấy được người dân Trung Hoa rất có ý chí trong việc cạnh tranh. Đặc biệt là ở eSport.
Video đang HOT
Hàn Quốc – cường quốc của thể thao điện tử (eSport).
Do thấy được những tiềm năng to lớn từ thể thao điện tử đồng thời nhờ có những điều kiện thuận lợi ban đầu như số lượng game thủ và phòng game vô cùng lớn, nên những nhà chức trách và các nhà tài trợ bắt đầu chú ý đến eSport. Và người Trung Hoa đã học được cách để thành công trong lĩnh vực game, đó chính là phải coi game như một nghề, một lĩnh vực thật sự có thể hái ra tiền. Nó giúp quảng bá và nâng cao đời sống tinh thần người dân. Điều này hoàn toàn trái ngược với Việt Nam khi luôn xem game là xấu.
Với hàng triệu game thủ trên toàn thế giới, DotA trở thành một tựa game có thể tạo sức hút rất lớn nên rất nhiều nhà tài trợ đã đầu tư mạnh cho các gaming như EHOME, WE, Nirvana để cho ra lò những team DotA kiệt xuất. Điển hình như EHOME đã có chuỗi bất bại để đoạt ngôi vương ESWC 2010 tại Paris.
Chúng ta có thể thấy điều đó thông qua việc càng ngày càng có nhiều team DotA chuyên nghiệp xuất hiện ở Trung Quốc, lúc đầu chỉ có EHOME, LGD nhưng hiện nay đã có hàng tá team DotA chuyên nghiệp khác đủ sức đè bẹp những nền DotA còn lại trong khu vực.
2. Sức hút của đồng tiền và môi trường cạnh tranh mạnh mẽ giúp nâng cao trình độ
Sự cạnh tranh giữa những clan, team đã góp phần nâng cao vị thế của DotA Trung Hoa lên một tầm cao mới. Thêm vào đó, sự đầu tư của những nhà tài trợ đã giúp cho việc luyện tập nâng cao trình độ của các team trở nên dễ dàng hơn.
Đầu tiên là sự việc LGD tan rã vì một nhà tỷ phú người Trung Quốc đã chi hơn 1 triệu USD để lôi kéo những thành viên đó về luyện tập và thi đấu dưới tag iG. Còn DK, một team bình thường bỗng dưng có được chữ ký của siêu carrier người Trung Quốc Burning. Chưa hết, nếu nhìn qua môi trường luyện tập của DK thì bạn sẽ phải giật mình vì nó vượt xa những môi trường luyện tập của những gaming hàng đầu châu Âu.
Khu vực luyện tập của team DK.
Việc DotA trở nên quá phổ biến dẫn đến việc các nhà tài trợ hay các tổ chức eSport tham gia phát triển các giải đấu ngày càng tốt hơn từ số lượng cho đến chất lượng điển hình là WDC. Chính điều đó đã làm thu hút ngày càng nhiều game thủ DotA Trung Quốc phấn đấu nỗ lực không phải chỉ riêng niềm đam mê mà còn vì tiền.
Trên thế giới hiện có rất nhiều giải đấu DotA được tổ chức quanh năm, trong đó có những giải như ESWC hay SMM với tổng tiền thưởng lên đến cả chục ngàn $. Nếu so với mức sống của người dân Trung Quốc thì đó là một số tiền rất lớn, đủ để họ sống khỏe cả năm. Do đó, các team ngày càng ra sức tập luyện để giành được nhiều giải thưởng hơn và chính điều đó khiến cho trình độ của DotATrung Quốc trở nên tách biệt hẳn so với phần còn lại của thế giới.
Tiền thưởng của những giải đấu đã khiến cho các team DotA Trung Quốc ra sức tập luyện.
Hiện nay chỉ có team NaVi (Ukraina) là đủ sức đương đầu với những top team DotA Trung Quốc, vì Natus Vincere là một siêu gaming có thể tập họp những game thủ DotA hàng đầu thế giới về một team. Thế nhưng hiện NaVi chỉ mới đánh bại Trung Quốc tại DotA 2, còn ở DotA 1 thì sao, giải đấu WDC tới sẽ là câu trả lời tôt nhât!
Theo Bưu Điện Việt Nam
Grubby: "Không có Cassandra thì tôi đã giải nghệ lâu rồi"
Cuộc phỏng vấn tuyệt vời với "vua Orc" Grubby ...
Lý lịch trích ngang
Tên đầy đủ: Manuel Schenkhuizen
Tuổi: 25
Quốc tịch: Hà Lan,
Nơi sinh sống: Niewegein, Hà Lan
Nghề nghiệp: Game thủ WarCraft III, StarCraft II
Chuột: SteelSeries Ikari Laser
Bàn phím: SteelSeries 6Gv2
Tai nghe: SteelSeries 7H
Lót chuột: SteelSeries 5L
Thành tích thi đấu:
Huy chương vàng: 41
Huy chương bạc: 19
Huy chương đồng: 23
Tổng tiền giải thưởng: 225.000 USD
Manuel "Grubby" Schenkhuizen - vua Orc, đây hẳn nhiên đã là thương hiệu đặc trưng của anh trong giới eSports nói chung và WarCraft III melee nói riêng. Ở tuổi 24, Grubby có trong tay 2 huy chương vàng World Cyber Games thế giới, một người vợ là hoa hậu Malaysia và hơn 200.000 USD tiền giải thưởng. Bạn còn hy vọng gì hơn nữa đối với một ngôi sao Thể thao điện tử?
Vừa mới lấy vợ, nhưng Grubby không bao giờ bỏ lỡ cơ hội được thể hiện tình yêu của mình với eSports. Thay vì ở nhà cùng Cassandra tại Hà Lan, anh đã tới trường đại học IT tại Copenhagen để tham dự sự kiện eSports Symposium để nói về sự nghiệp thi đấu đỉnh cao và những trải nghiệm anh từng có. Cũng tại sự kiện này, ai cũng thấy một điều rõ ràng rằng tất cả các sinh viên đều lắng nghe từng lời anh nói, những chia sẻ chân thành nhất của một huyền thoại eSports, bên cạnh 2 diễn giả khác là Ryan Hart - huyền thoại dòng game fighting tại Anh và Jonas "bsl" Vikan - tay súng Counter Strike lừng danh. Grubby đã có được nhiều câu hỏi từ phía khán giả nhất sau một tiếng rưỡi giao lưu.
Khi được hỏi về việc có cảm thấy lo lắng trước mỗi giải đấu hay không, anh cho biết: "Lo lắng thì không. Tôi chơi bởi tôi thích trò chơi này, và trái tim tôi đặt trọn cho nó. Đối với mọi trường hợp, tôi luôn đặt một câu hỏi đơn giản - điều đó có giúp mình chơi tốt hơn không, nếu không thì bỏ nó đi".
Khi lần đầu tiên giành chiến thắng tại World Cyber Games vào năm 2004, Grubby mới chỉ là một thiếu niên, thể hiện sự xấu hổ và dè dặt của mình khi tiếp xúc với giới truyền thông. Nhưng giờ đây, anh là một tượng đài, một vận động viên Thể thao điện tử hàng đầu Châu Âu, anh nhận ra một điều rằng để có thể trở thành một ngôi sao, trước hết bạn phải sẵn sàng cho điều đó đã.
Trong suốt sự nghiệp thi đấu đỉnh cao, ai cũng có thể dễ dàng nhận ra bên cạnh Grubby luôn có hình bóng của một người phụ nữ - Cassandra Ng, bạn gái và giờ là vợ của anh, người luôn theo chân "người Hà Lan bay" trong mọi giải đấu. Trước ống kính của hàng trăm camera, Grubby quỳ xuống trước mặt Cassandra và cầu hôn nàng hoa hậu Singapore sau nhiều năm yêu nhau. Bởi vậy, không có ai ngạc nhiên khi họ công bố ảnh cưới ngay trong mùa hè năm 2010.
"Cô ấy quan tâm đến mọi thứ về sự phát triển hình ảnh của tôi. Nhờ Cassandra tôi mới bắt đầu sử dụng Twitter cùng các mạng xã hội khác để quảng bá cho thương hiệu Grubby, cũng như tiếp xúc nhiều hơn với fan hâm mộ".
Theo thông lệ của nhiều game thủ chuyên nghiệp với bạn gái, họ thường yêu nhau, chia tay, thi đấu, gặt hái danh hiệu hoặc may mắn hơn thì rút khỏi ánh sáng vinh quang để tìm kiếm cuộc sống cá nhân, nhưng điều này không đúng với Grubby, anh vẫn thi đấu đến tận bây giờ.
"Không có Cassandra thì tôi đã nghỉ hưu lâu rồi. WarCraft III là một môn eSports cá nhân, tuy nhiên khi tôi được bay đến nhiều quốc gia để thi đấu thì không còn là hành trình cá nhân nữa".
Sau nhiều năm làm đủ các công việc như dịch thuật, quản lý, bạn và là người tư vấn chiến thuật cho Grubby, không ai có thể phủ nhận Cassandra quả là một người phụ nữ hoàn hảo. Với các game chiến thuật 1vs1 thì việc trao đổi chiến thuật với các game thủ khác chẳng khác nào hành động... tự vạch áo cho người xem lưng, bởi vậy thật tuyệt vời khi Grubby có thể nhận được những lời nhận xét từ Cassrandra. Phải nói là Grubby rất may mắn, Cassandra biết chơi cả WarCraft III melee và StarCraft II ở đẳng cấp cao, và cô ấy yêu anh.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Cơ hội du học cuối năm 2010 tại ĐH Monash Đại diện trường đại học Monash tại Hà Nội, tiến sĩ Hoa Levitas sẽ trao đổi trực tiếp cùng học sinh, sinh viên về cơ hội cuối trong năm 2010 cho các du học sinh tương lai, vào lúc 9h-11h30 sáng ngày 27/11. Đại học Monash là một trong 50 trường đứng đầu thế giới, top 5 trường tại Australia (theo The Times...