Tại sao chúng ta phải sống lương thiện? Vì giúp người cũng là giúp ta!
Bạn đặt người khác trong tim, người khác cũng chừa lại chỗ đứng của bạn trong lòng họ.
Bạn đã nghe câu “Sinh ra để làm người, mà muốn làm người thì phải lương thiện” chưa?
Một người tốt không bao giờ sai, bất kể xảy ra kết quả thế nào, bạn sẽ không thẹn với lương tâm.
Nhưng làm chuyện tốt, chớ đòi hỏi báo đáp. Người tích thiện, tất có an yên tài vận, không cầu làm chuyện kinh thiên động địa, chỉ cầu không hối hận day dứt với tâm can.
“Tặng người đóa hoa hồng, tay còn vương mùi thơm”
Con người sống trong thế giới này, điều cuối cùng cần làm là xứng đáng với trái tim của chính mình.
Phẩm chất quan trọng nhất của một người là thiện lương. Người sống theo cách này, lòng an ổn lạ thường, không sợ đất sợ trời.
Trong xã hội này, bạn ăn nhiều quả đắng, chịu đựng mệt mỏi, vậy thì đừng nên để những người bên cạnh mình phải chịu đựng điều tương tự một lần nữa.
Làm người cố gắng giữ tấm lòng thiện lương, xã hội này sẽ càng tốt đẹp hơn.
Nếu chúng ta loay hoay với cuộc sống riêng, không có sự quan tâm sẻ chia, chỉ lo lắng về bản thân, xã hội này sẽ trở nên thờ ơ, lạnh nhạt.
Video đang HOT
Khi giúp đỡ người khác, bạn cũng đang giúp đỡ chính mình, tìm về nhiều niềm vui.
Tục ngữ nói: “Tặng người đóa hoa hồng, tay còn vương mùi thơm”. Cuộc sống là một quá trình tương tác qua lại. Những gì bạn cho đi đều sẽ nhận lại tương ứng.
Trong cuộc sống hàng ngày, bạn đối nhân xử thế bằng tấm lòng thiện lương, tự nhiên đối phương cũng sẽ cảm nhận được sự chân thành của bạn rồi báo đáp bằng sự tích cực.
Lòng người đều là như thế. Bạn đặt người khác trong tim, người khác cũng chừa lại chỗ đứng của bạn trong lòng họ.
Lắm lúc, bạn giúp đỡ người khác cũng chính là đang tự cứu lấy mình. Vòng tròn xã hội là một chuỗi trao đổi giá trị, có qua có lại, cán cân thăng bằng thì đôi bên thỏa lòng vui vẻ. Nhưng một khi cán cân bị lệch về một phía thì ắt mâu thuẫn triền miên, mối quan hệ tan vỡ.
Chúng ta sống ở đời khó tránh khỏi phiền toái và khó khăn. Nếu có thể giúp đỡ thì hãy dang tay cứu lấy, âu cũng là đang tích đức hành thiện cho bản thân.
Lương thiện không cầu báo đáp
Trên thực tế, mỗi người chúng ta sẽ gặp những lúc chông chênh trắc trở, cũng bị giông tố làm cho ướt sũng lạnh tanh.
Nhưng người chân thành thiện lương thật sự, cho dù bản thân bị ướt cũng sẽ nguyện lòng che ô cho người khác, tự bản thân chịu thiệt, không nhẫn tâm nhìn thấy người khác mệt mỏi.
Thật vậy! Người lương thiện thường bị đánh giá là ngu ngốc, không biết sống cho chính mình. Để bản thân chịu khổ chịu thiệt cũng là một loại ngu ngốc, nhưng ít nhất bản thân không bị áy náy, không hối hận, không khó chịu. Đôi khi nhiêu đây cũng đủ là lí do để một người sống hiền lành, tốt bụng.
Lòng tốt thật sự là có thể thấu hiểu người khác, đặt bản thân vào vị trí của đối phương để suy nghĩ, tôn trọng lẫn nhau.
Có lẽ nhiều người sẽ hỏi rằng: “Nếu lương thiện mà không được báo đáp, vậy thì ta sống bằng cái gì?”. Một thứ mà bạn có thể không nhận ra, đó là chính mình, cái tôi đầy giá trị; là sự vỗ về con tim, niềm vui và hạnh phúc.
Hãy nghĩ thử xem, nhìn thấy cô bán hàng rong bị vấp ngã bên đường, đồ đạc văng tung tóe, bạn chạy đến giúp đỡ. Nhìn thấy họ đỡ nhọc nhằn, họ mỉm cười vì được người dưng bao dung và quan tâm, bạn có thấy vui trong lòng không?
Không cần hành động lớn lao, một cử chỉ quan tâm nhỏ đôi khi cũng đủ khiến người khác vui vẻ cả ngày. Đây chính là một loại lương thiện.
Bất kể có đạt được kết quả hay không, hãy lan truyền lòng tốt trong cộng đồng. Người khác thấy bạn sống biết quan tâm, họ cũng làm theo. Dù cho có thể cũng chẳng được mấy ai, nhưng vài ba người người tiếp bước trái tim lương thiện đã là quá đủ.
4 đặc điểm chung của những cuộc hôn nhân tốt đẹp
Đâu phải tự nhiên một cuộc hôn nhân sinh ra đã tốt đẹp. Muốn tạo nên nó cũng cần nhiều điều xung quanh nữa.
Những người chưa từng trải sẽ luôn có cảm giác hôn nhân sẽ rất lãng mạn và hạnh phúc. Tuy nhiên sau khi kết hôn rồi, nhiều người không cảm thấy như thế. Họ hụt hẫng, đau khổ vì thấy tự nhiên tồi tệ đi quá nhiều.
Nhưng số khác lại thấy hôn nhân là một điều may mắn. Họ hạnh phúc khi gặp được bạn đời của mình, cùng xây đắp hôn nhân và lo toan cho tương lai của cả hai. Có được điều đó cũng bởi cặp đôi này có những điểm sau. Nó cũng là mẫu số chung cho những cuộc hôn nhân tốt đẹp.
1. Có cơ sở vật chất ổn định
Một số người nói rằng tiền bạc có thể gây rắc rối trong một mối quan hệ. Khi yêu nhau, đôi khi vì chữ tiền mà động cơ, tình cảm của cả hai bị nghi ngờ. Tuy nhiên khi đã kết hôn, tiền bạc còn thực tế hơn.
Các khoản chi tiêu hằng ngày cái gì cũng cần đến tiền. Trong hôn nhân, từ việc ăn uống, chi tiêu đến các khoản phụ giúp cha mẹ cũng đều cần dùng đến nó. Bạn chẳng thể báo hiếu cha mẹ hay cho con một môi trường tốt nếu như không có tiền. Bởi vậy, đừng bao giờ coi thường nó. Thiếu tiền thường gây nên những xích mích và mâu thuẫn giữa hai bên vợ chồng.
Một cuộc hôn nhân tốt đẹp là khi cả hai không gặp quá nhiều vấn đề về tài chính. Vợ chồng có nền tảng tài chính tốt, không phải xích mích, cãi vã mỗi khi nói tới chuyện tiền bạc. Họ cũng sẽ bớt đi nhiều điều ưu phiền, cuộc sống nhẹ nhàng hơn thì sẽ suôn sẻ hơn.
Ảnh minh họa.
2. Hai vợ chồng đều chung thủy và trung thành
Hôn nhân là chuyện của hai người, không ai can thiệp được cũng chẳng cần phải giao thiệp với ai. Nó đơn giản chỉ là vấn đề mà hai vợ chồng phải chung tay xây đắp và chung tay giải quyết.
Trong hôn nhân, một người có cố gắng đến đâu cũng vô ích. Hai người cần biết cách tập trung và cùng hướng về nhau. Điều quan trọng nhất trong việc xây dựng tổ ấm hạnh phúc chính là sự chung thủy, trung thành. Cả hai chỉ có đối phương, đừng bao giờ tạo cơ hội cho kẻ thứ ba chen chân vào và cũng đừng có ý nghĩ "vượt tường". Có như thế thì hôn nhân mới tốt đẹp, hạnh phúc bền lâu được.
3. Biết cách nói chuyện, tôn trọng lẫn nhau
Có nhiều cặp vợ chồng thiếu cách giao tiếp. Họ không có cách nào để có thể thoải mái tâm sự, trò chuyện và trao đổi với bạn đời của mình. Khi gặp vấn đề, bạn cũng lựa chọn tự giải quyết hơn là thương lượng với nhau. Rõ ràng, nó là chuyện nhỏ nhặt, chỉ cần một câu nói có thể làm rõ ràng nhưng vì giao tiếp kém, không thích tâm sự mà khiến cho hôn nhân trở nên kém chắc chắn, lung lay hơn rất nhiều.
Hai người không nói chuyện được với nhau thì cảm xúc khơi gợi cũng khó hòa hợp được. Điều ấy sẽ dẫn đến sự kém tôn trọng, kém bao dung, mối quan hệ sẽ không thể hài hòa được.
Giao tiếp luôn là yếu tố quan trọng khi cả hai ở bên nhau. Khi có mâu thuẫn, hai vợ chồng nên bình tĩnh nói chuyện, cho đối phương biết suy nghĩ của mình và lắng nghe ý kiến của đối phương. Nhiều vấn đề sẽ từ đó mà trực tiếp biến mất.
Ảnh minh họa.
4. Biết đặt mình vào vị trí của đối phương
Nhiều người chồng người vợ luôn khư khư sự ích kỷ ở trong lòng. Họ luôn chỉ biết nghĩ đến bản thân, cho rằng mình đang cố gắng cho hôn nhân mà đối phương thì chưa có được điều đó. Những suy nghĩ đó dễ dàng khiến mối quan hệ sứt mẻ.
Trái lại, các cặp đôi biết đặt mình vào vị trí của đối phương mà suy nghĩ thì lại khác. Một người vợ hiểu rằng chồng cũng có những áp lực riêng trong cuộc sống, công việc. Khi về nhà cô có thể nhẹ nhàng, dịu dàng với anh hơn. Một ông chồng biết vợ cũng chẳng phải dễ dàng gì, chuyện nấu nướng hay chăm con cũng vô cùng vất vả. Anh ta biết hỏi han, sẻ chia và đôi khi giúp đỡ vợ. Có như thế thì cuộc hôn nhân mới ngày càng bền chặt và không có cách nào khiến nó tổn thương được.
Chúng ta đều muốn có một cuộc hôn nhân tốt đẹp. Tuy nhiên, chẳng có điều gì tự nhiên mà đến. Hãy cố gắng xây đắp, lắng nghe để hai bên thấu hiểu nhau nhiều hơn.
Vợ bất chấp chồng phản đối, đưa hết tiền tiết kiệm cho nhà mẹ đẻ, cách xử lý của tôi sau đó khiến cô ấy phải tâm phục khẩu phục Nếu một ngày nào đó, với tư cách là một người chồng, người vợ giấu chồng, tự quyết định đem hết tiền tiết kiệm trong nhà cho nhà mẹ đẻ thì bạn sẽ làm gì? Mỗi cuộc hôn nhân hạnh phúc đều phải dựa trên tiền đề là sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau. Nếu trong hôn nhân mà một bên...