Tại sao cầu thủ thường súc miệng giữa trận đấu
Trong giờ nghỉ giữa hai hiệp, các cầu thủ thường súc miệng bằng dung dịch carbohydrate để cải thiện khả năng vận động, tăng hiệu suất thi đấu.
Theo dõi các trận bóng đá, người hâm mộ dễ dàng nhận thấy một hành động rất phổ biến của cầu thủ là súc miệng trên sân trong giờ giải lao.
Giờ nghỉ giải lao giữa hai hiệp, các cầu thủ Olympic Việt Nam ngồi lại với huấn luyện viên Park Hang Seo và tranh thủ súc miệng, nghỉ ngơi. Ảnh: Lâm Thỏa.
Theo Livescience, loại nước mà cầu thủ súc miệng là dung dịch carbohydrate. Dung dịch này vốn là những chất dinh dưỡng thiết yếu giúp duy trì các hoạt động chức năng của cơ thể. Khi súc miệng, dung dịch carbohydrate lưu trữ trong miệng 5-10 giây đủ để chuyển hóa thành các chất có khả năng làm tăng hiệu suất vận động của vận động viên. Người chơi thể thao có cường độ vận động kéo dài khoảng một giờ thường súc miệng bằng dung dịch này.
Năm 2014 các nhà khoa học Mỹ phân tích dữ liệu từ 11 nghiên cứu trước đây về việc súc miệng bằng dung dịch carbohydrate. Kết quả cho thấy carbohydrate trong miệng kích hoạt các khu vực nhất định của não, từ đó cải thiện chức năng vận động cơ thể giúp cầu thủ tăng 2-3% hiệu suất. Hơn nữa, dung dịch carbohydrate chứa glucose có vị ngọt hoặc maltodextrin, một chất phụ gia thực phẩm không màu và không vị. Vị ngọt khi vào trong miệng khiến người uống cảm thấy có động lực hơn.
Bác sĩ Michael Joyner, nhà sinh lý học tại Bệnh viện Mayo ở Rochester, Minnesota, cho biết hầu hết các nghiên cứu về súc miệng bằng carbohydrate đến nay được tiến hành trong phòng thí nghiệm và tập trung môn đi xe đạp. Hiện chưa thể khẳng định tác dụng của carbohydrate trong các trận đấu bóng đá căng thẳng. Tuy nhiên, súc miệng bằng dung dịch này là một phương pháp thực tế, dễ tiếp cận và ít nhược điểm, vận động viên có thể thoải mái thử nghiệm.
Video đang HOT
Cầu thủ không nuốt chất lỏng carbohydrate để tránh vấn đề tiêu hóa, mặc dù hành vi súc miệng và nhổ ra khiến nhiều người có cảm giác mất vệ sinh. Bác sĩ khuyến cáo cầu thủ chỉ nên súc miệng trong thời gian thi đấu 1-2 giờ. Các bài tập kéo dài hơn 2 giờ thì không nên sử dụng phương pháp này.
Thúy Quỳnh
Theo Vnexpress
6 chấn thương cầu thủ thường gặp
Bong gân, rách da, chấn thương gân kheo hay dây chằng, gãy xương là những chấn thương cầu thủ thường gặp khi tranh chấp bóng.
Chấn thương là rủi ro cầu thủ khó tránh khỏi. Dù nặng hay nhẹ, chấn thương đều ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như quá trình thi đấu và tập luyện của một vận động viên.
Chấn thương căng gân kheo
Gân kheo là nhóm gân nằm sau bắp đùi, kết dính nhóm cơ bắp chịu lực ở phía sau với xương. Khi cầu thủ hoạt động với cường độ cao, gân kheo bị kéo căng vượt giới hạn đến mức nào đó sẽ rách. Chấn thương gân kheo là chấn thương phổ biến nhất trong bóng đá, chiếm đến 40% trường hợp.
Bong gân mắt cá chân
Chấn thương xảy ra khi một hoặc nhiều dây chằng gần mắt cá chân bị tổn thương. Nguyên nhân có thể do mặt đất không đồng đều hoặc cầu thủ thực hiện những pha xoay người, chạy đổi hướng và giảm tốc độ đột ngột.
Thương tích da
Thương tích da có thể đơn giản trầy xước, rách mí, miệng. Nghiêm trọng hơn là vết thương sâu do va chạm giữa các cầu thủ hay đinh giày giẫm gây nên. Những vết thương này sẽ khiến cầu thủ chảy rất nhiều máu, cần phải sơ cứu ngay nhằm tránh mất máu và nhiễm trùng.
Quang Hải nằm trên sân sau khi bị một cầu thủ đội bạn vung tay trúng mắt làm rách da và chảy máu trong trận đấu giữa Olympic Việt Nam và Syria tối 27/8. Ảnh: VTC
Chấn thương dây chằng
Dây chằng gắn xương vào xương khác để ổn định khớp. Chấn thương dây chằng được xếp từ cấp độ một đến 3. Bong gân độ một là tổn thương nhẹ, độ 3 là rách hoàn toàn. Cầu thủ tiếp đất không đúng cách khi nhảy cao hoặc chuyển hướng đột ngột có thể dẫn đến chấn thương này.
Gãy xương
Xương có thể gãy đột ngột do lực tác động mạnh hoặc tác động trung bình nhưng lặp lại lâu ngày. Gãy xương là chấn thương nghiêm trọng khi cầu thủ va chạm với nhau trên sân hoặc tiếp đất rất mạnh. Phổ biển là gãy xương bàn chân, ống quyển, xương sườn, xương bàn tay, xương hàm.
Thoát vị
Chấn thương này xảy ra khi vùng xương chậu phải chịu áp lực lớn. Nguyên nhân là cầu thủ sút, di chuyển nhanh hoặc xoay người. Cầu thủ sau đó vẫn có thể tiếp tục thi đấu nhưng chấn thương sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
Cẩm Anh
Theo Vnexpress
Cầu thủ cần nghỉ ngơi bao lâu sau mỗi trận đấu Các chuyên gia chỉ ra sau mỗi trận đấu, cầu thủ cần nghỉ 72 giờ mới hồi phục hoàn toàn thể lực và tinh thần. Sau trận đấu với Syria tối 27/8, đội tuyển bóng đá Việt Nam có một ngày nghỉ trước khi bước vào trận bán kết Asiad 2018 với Hàn Quốc diễn ra chiều 29/8. Thời gian nghỉ ngơi như...